Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 hứng thú đến trường
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 hứng thú đến trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 hứng thú đến trường
PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. Trước thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, Đảng ta xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, trẻ em là tương lai của đất nước đang cần được chăm sóc, nuôi dưỡng ngay từ thời thơ ấu. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ đối với đất nước. Vì “ Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước phải trọng dụng người tài”. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Do đó, trong những năm qua cải cách, đổi mới và đầu tư cho giáo dục liên tục được chú ý đến. Điều đó đặt ra cho quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Làm được điều đó đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đổi mới quản lý giáo dục, trong đó nhiệm vụ đặt ra cho từng môn học và trách nhiệm của của giáo viên hết sức cần thiết. Chương trình lớp 5 là chương trình dạy học tương đối khó đối với học sinh, ngoài việc ôn tập hệ thống lượng kiến thức ở các lớp dưới còn có các kiến thức kĩ năng mới, khó và dễ nhầm lẫn. Đặc biệt là lớp cuối cấp học, học sinh không những phải tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức ấy mà còn là hành trang chuẩn bị cho các em tiếp tục học trung học cơ sở. Nhưng để trẻ tiếp nhận có kết quả tốt thì chúng ta không thể chỉ dạy học và nhồi nhét các kiến thức ấy mà chúng ta làm sao vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo cho tiết học nhẹ nhàng, trẻ có niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho các em. Mà đã vui trong học tập tất yếu học sinh sẽ hứng thú đến trường. Vì vậy, trước đó, các nhà tâm lí học đã nói rằng: Hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Đó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động ấy. Một khi đã có hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Ở Tiểu học, trong hoạt động học tập muốn đạt được kết quả cao thì các em cần có hứng thú. Học sinh muốn đạt được điều ấy cần có sự yêu thích đến trường để thu thập, lĩnh hội những thông tin, nhận được những tri thức, đạt được kết quả cao cho bản thân mình. Muốn đạt được mục tiêu đó thì không chỉ là giáo dục của nhà trường mà đòi hỏi cần có sự kết hợp của gia đình và xã hội. Giáo viên là nguời thầy, là người mẹ thứ hai của các em. Chính vì thế, chúng ta cần tạo cho các em cảm nhận rằng thầy cô quan trọng, gần gũi, gắn bó, yêu mến chúng như thế nào? Chúng ta là những người thầy, làm sao truyền cho các em hứng thú chứ không phải chỉ là dạy. Horace Mann đã nói: “Người thầy cố gắng dạy nhưng không truyền cảm hứng để học trò muốn học là nện búa vào tấm sắt lạnh”. Nếu chỉ dạy học và nhồi nhét các kiến thức thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí học sinh sợ khi đến trường. Đó là một trong những nguyên nhân gây học tập và xây dựng của thế hệ trẻ. Vì“ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Mà muốn có nền móng vững chắc, dân giàu, nước mạnh không ai khác chính là trông chờ vào thế hệ trẻ. Cùng với thời đại công nghiệp hoá- hiện đại hoá như hiện nay giáo dục đào tạo luôn luôn được đặt lên hàng đầu và người giáo viên có trọng trách hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tôi chọn khối lớp 5 để nghiên cứu giúp học sinh hứng thú đến trường và đạt kết quả cao trong học tập. 5. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện có kết quả cao đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau : Bước đầu nghiên cứu đề tài tôi chọn Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, phương pháp trên kết hợp với kiến thức và hiểu biết của mình đã hỗ trợ tôi có được một số kiến thức nhất định nghiên cứu ra sáng kiến này. Thứ hai, để có số liệu, giới hạn nghiên cứu, đối tượng học sinh tôi chọn Phương pháp lựa chọn, điều tra, tôi có thể lựa chọn cho mình sản phẩm cần nghiên cứu. Thứ ba, để nắm được đối tượng nghiên cứu và đạt được kết quả tôi chọn Phương pháp nghiên cứu thực tế, để tôi có thể giúp mình học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm đồng nghiệp, nắm được căn bản lí lịch từng em, ... Tiếp theo để có kết quả khảo nghiệm tôi chọn Phương pháp hỏi- đáp bước đầu tôi đã phần nào hiểu sản phẩm và có những số liệu nhất định. Để có những số liệu cần thiết, chính xác về sản phẩm sáng kiến tôi chọn Phương pháp mô tả, phân tích giúp tôi có thể phân tích cụ thể sản phẩm. Khi có số liệu tôi chọn Phương pháp so sánh và tổng hợp với phương pháp này tôi có thể so sánh, đối chiếu, tổng hợp sản phẩm khi chưa áp dụng và sau khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. cao chuyên môn, luôn có sự sáng tạo, cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. II.2. Thực trạng Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học ........ và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau: a. Thuận lợi- khó khăn Thuận lợi: Trường Tiểu học ........ Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp uỷ, các ban ngành và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu hiện nay xây dựng trường học khang trang, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, quan tâm đến việc học của các em. Bản thân luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là anh chị em trong khối. Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có nề nếp trong học tập. Khó khăn: Học sinh trường tôi là đồng bào dân tộc tại chỗ (Êđê ), nói tiếng Việt chưa thành thạo, tiếp xúc ít với tiếng phổ thông, phương tiện thông tin đại chúng tiếp cận còn ít nên việc tiếp thu bài của các em hết sức hạn chế, khó khăn. Bên cạnh đó, phụ huynh đa số làm nông nghiệp, kinh tế còn nghèo nàn và phần đông chưa thực sự quan tâm đến con cái, do nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục nên nhiều bậc phụ huynh chủ yếu phó thác cho nhà trường... Đối với học sinh lớp 5 trường tôi các kiến thức hiện nay không phải là đơn giản, dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội nên một số em thấy “học khó”. Học sinh đi học không đều, vắng học diễn ra thường xuyên, một số học sinh lớp 5 lớn tuổi nên không tự tin khi đến lớp, thậm chí có nguy cơ bỏ học giữa chừng, một số em chưa thực sự yêu thích đến trường. Vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả cao. Nhiều giáo viên chưa đầu tư sâu, giúp học sinh yêu thích các môn học, hứng thú đến lớp mà chủ yếu truyền tải nội dung, kiến thức cho các em. 3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Xã hội có phồn vinh, đất nước có giàu mạnh trước hết cần những nhân tài, là mầm ươm tương lai của đất nước. Nhân tài không tự nhiên mà tồn tại và phát triển một cách hoàn thiện mà không qua trường lớp. Chính vì lẽ đó, đào tạo trẻ có kiến thức vững chắc, lâu dài thì cấp một chính là nền móng để nuôi dưỡng và phát triển nhân cách, tri thức, hoàn thiện cho một tương lai tươi sáng phía trước. Nhưng để các em cảm nhận thật trọn vẹn, đầy hứng thú, niềm vui mỗi khi bước chân vào trường học, lớp học không phải là điều đơn giản, mà đó là cả một nghệ thuật của người giáo viên. của bản thân các em. Giáo viên cần quan tâm, tìm hiểu đến hoàn cảnh sống, tâm lí của các em. Học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn cần động viên, an ủi, giúp đỡ để các em không cảm thấy mặc cảm. Người giáo viên cần “yêu nghề, mến trẻ”, luôn trao dồi phẩm chất nghề nghiệp, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Thầy phải xác định trọng tâm kiến thức, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống; truyền thụ chính xác, hấp dẫn; truyền đạt các kiến thức sao cho các em lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, đầy hứng thú. Trong giảng dạy giáo viên luôn tìm ra cái mới, sáng tạo và linh hoạt; phối hợp các phương pháp dạy học để các em không cảm thấy khó khăn, nặng nề, khô khan khi học và không sợ bị hổng kiến thức đó là nền tảng vững chắc cho các cấp học tiếp theo và hành trang sau này. Ngoài ra để nâng cao chất lượng của học sinh lớp 5 và giúp cho các em hứng thú đến trường thì người giáo viên cần đa dạng hoá hoạt động học tập với các hình thức dạy học sinh động như: như tạo ra các trò chơi, hấp dẫn, cuốn hút phù hợp với nội dung từng tiết học, bài học, môn học. Đây là hoạt động phù hợp với tâm lý thích hoạt động, thích thư giãn, đó là “ học mà chơi, chơi mà học” của các em lứa tuổi này. Chính vừa học vừa chơi làm cho đời sống các em thêm phong phú. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động; sẽ hứng thú tham gia vào hoạt động học, khi đó trẻ khắc sâu được các kiến thức khi chúng tập trung cao độ. Trẻ sẽ biểu lộ được cảm xúc, tình cảm khi chơi như vui mừng khi thắng lợi, buồn khi thua. Đặc biệt qua trò chơi tạo sự gắn bó, đoàn kết với bạn bè của các em. Qua trò chơi giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, dễ dàng hơn, nhớ lâu và khắc sâu kiến thức “Nói với tôi, tôi sẽ quên. Chỉ cho tôi, tôi có thể nhớ. Hãy làm cho tôi xem và tôi sẽ hiểu”. (Chinese Proverb). Một số trò chơi điển hình khi dạy các môn học lớp 5 như: - Trò chơi “ Xì điện”. Ví dụ: Môn Toán học: Giáo viên chia lớp thành hai đội, phổ biến luật chơi ( trong quá trình chơi bạn nào một trong hai đội không nêu nhanh được kết quả sẽ mất quyền “xì điện”, giáo viên sẽ chỉ người khác), hướng dẫn cách chơi. Giáo viên đọc phép tính 78, 29 x 10 sau đó chỉ bất kì một em một trong hai đội, tức thì học sinh đó phải nêu nhanh được kết quả ( 782, 9). Kết quả ấy nếu đúng thì em đó có quyền đọc phép tính khác, học sinh ấy đọc: 265, 307 x 0, 01 (đọc và chỉ bất kì vào bạn của đội một), bạn đó đọc kết quả 2, 65307; rồi lại “xì điện” đến bạn tiếp theo của đội hai... Cứ như thế giáo viên và thư kí ghi lại kết quả. Hết thời gian quy định đội nào có nhiều bạn trả lời và kết quả là trẻ chán học, không muốn đi học, thậm chí là bỏ học. Do đó, giáo viên “Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó cũng sẽ tổn thương người khác”. Đồng thời trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên cần trao đổi và nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có con em thuộc diện khó khăn để lưu ý, quan tâm hơn trong năm học. Bên cạnh đó, trong năm học giáo viên cần khen kịp thời và động viên những em có thành tích trong hoạt động học tập hay hoạt động phong trào. Ví dụ cấp trên tổ chức phong trào: “ Giao lưu tiếng Việt”, hay chữ viết đẹp các cấp thì trước khi học sinh đi thi giáo viên nên động viên khuyến khích các em bằng lời nói, bằng cử chỉ yêu thương, bằng món quà nhỏ khích lệ. Chính những cử chỉ tưởng chừng như nhỏ ấy của người giáo viên nhưng chứa đựng bao nhiêu là tình cảm, cảm xúc gửi gắm, động viên và là niềm tự hào, niềm tin truyền cho các em biết nhường nào. Các em thấy bản thân mình có ích, quan trọng với thầy cô giáo và vui sướng, tự tin trước các bạn trong lớp; còn các bạn khác lấy đó làm gương phấn đấu để cô giáo tuyên dương và tặng quà như bạn. Chính điều này là động lực, là niềm vui, là hạnh phúc tạo cơ hội và thúc đẩy một phần hứng thú để các em đến lớp, đến trường. Khi lên lớp với nhiều tình huống và các kiến thức, các môn học không giống nhau. Chính từ những điểm này mà đòi hỏi giáo viên phải điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng phân môn, tránh sự trùng lặp về nội dung giảng day. Đồng thời tạo cho các em sự hứng thú và yêu thích đến lớp, đến trường. Làm được điều đó là cả một nghệ thuật của nhà sư phạm. Để tạo hứng thú đến trường cho học sinh lớp 5 và nâng cao chất lượng dạy- học tôi nghĩ đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Khi trẻ được thấy, được hoạt động trực tiếp trẻ sẽ nhớ rất lâu và khắc sâu những kiến thức mà giáo viên truyền thụ. Trẻ sẽ cảm nhận, nhớ lâu kiến thức thông qua đồ dùng dạy học. Do đó, tôi chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng dạy- học trước khi dạy thật tốt. * Đối với học sinh: Để đạt được kết quả học tập tốt hay không người lĩnh hội chính là trẻ. Trước hết các em cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Cùng với các kiến thức lớp 5 như hiện nay đối với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thì việc học các kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng không phải là dễ nếu như các em không hứng thú tiếp thu, lĩnh hội thì sẽ khó vận dụng và thực hành những kiến thức đã học vào các tiết học sau.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.docx