Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5

doc 20 trang thanh 13/02/2024 3381
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI
 ---------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 " MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 
 CHO HỌC SINH LỚP 5"
 Lĩnh vực/Môn : 
 Năm học: 2013 - 2014 của mình cũng như biết các cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước 
vào tuổi dậy thì. Vấn đề đặt ra là đối với học sinh lớp 5 - giai đoạn đầu của tuổi 
dậy thì , chúng ta cần phải giáo dục giới tính như thế nào để nâng cao hiểu biết 
của các em về giới mà không làm mất đi vẻ ngây thơ, trong sáng của chính lứa 
tuổi các em, giúp các em tự tin bước vào giai đoạn chính của tuổi dậy
 thì, điều đó thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục giới 
tính cho học sinh lớp 5”.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1. Đối tượng
 - Học sinh lớp 5
 - Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phiếu thăm dò dành cho học sinh 
THCS, THPT, phụ huynh học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học
 2. Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giới 
 cho học sinh lớp 5.
IV. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
 - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giới tính cho học sinh 
 lớp 5.
 - Giúp học sinh biết cách thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể khi đến tuổi 
 dậy thì. Đồng thời giúp các em biết phòng tránh trước những nguy cơ bị xâm 
 hại.
 - Thay đổi nhận thức về giáo dục giới tính đối với học sinh lớp 5 cho giáo 
 viên, phụ huynh.
 - Giúp chủ nhân tương lai đất nước có điều kiện phát triển nhân cách một 
 cách toàn diện.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 
 Nếu phổ biến kiến thức về giới cho giáo viên và phụ huynh cùng với việc 
 tích hợp nội dung giáo dục giới tính vào một số môn học thì sẽ góp phần nâng 
 cao hiểu biết về giới cho học sinh lớp 5.
 2 xẩy ra tràn lan. Hiện tượng ấy không chỉ phản ánh mặt trái của xã hội mà còn 
gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh về những lỗ hổng trong công tác giáo dục 
giới tính. Những lỗ hổng này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có sự 
chung tay của nhà trường và gia đình thì những hậu quả tiềm tàng là rất lớn.
 Trước khi thực hiện các biện pháp về giáo dục giới tính cho học sinh thì tôi 
đã điều tra bằng phiếu điều tra dành cho 200 học sinh lớp 5 như sau:
1. Em đã bao giờ nghe đến cụm từ giáo dục giới tính chưa?
 a. Nghe thường xuyên
 b. Thỉnh thoảng mới nghe đến.
 c. Chưa bao giờ nghe đến.
 Kết quả: có 10% học sinh thỉnh thoảng mới nghe tới cụm từ “giáo dục giới 
tính”, 90% các em trả lời chưa bao giờ nghe đến cụm từ này và không có em nào 
trả lời nghe cụm từ này thường xuyên.)
2. Em có thường xuyên đi học, đi chơi một mình không?
 a. Không bao giờ
 b. Thỉnh thoảng
 c. Thường xuyên
 Có 15% số em chọn phương án a, 37,5% số em chọn phương án b và 47,5% 
số em chọn phương án c chứng tỏ các em vẫn chưa biết được nguy cơ có thể bị 
xâm hại khi các em đi chơi, đi học một mình)
3. Tuổi dậy thì là lứa tuổi:
 a. Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi, có tầm quan trọng đặc biệt đối với 
con người.
 b. Từ 6-12 tuổi
 c. Thích hoạt động vui chơi với các bạn.
 20% chọn a, 30% chọn b, 50% chọn c. Điều đó có nghĩa đa số các em chưa 
biết được thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì và tầm quan trọng của tuổi dậy thì.)
 Ngoài ra , tôi cũng đã khảo sát phụ huynh bằng các câu hỏi như sau:
 Theo anh chị nên bắt đầu giáo dục giới tính cho học sinh từ khi nào?
 a. Lớp 5
 b. Lớp 6
 c. Lớp 7
 d. Lớp 8
 e. Lớp 9
 f. Ý kiến khác
 Chỉ có 4/40 phụ huynh được hỏi trả lời ý kiến a, hầu hết phụ huynh cho rằng 
giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 là quá sớm, là không phù hợp). Trong khi 
đó cũng với câu hỏi này thì có tới 30/40 giáo viên tiểu học cho rằng cần đưa nội 
dung này vào giáo dục học sinh vì hơn ai hết họ hiểu được tuổi dậy thì của học 
sinh càng ngày càng đến sớm hơn.
 Tôi cũng đã làm phiếu điều tra đối với học sinh THPT và THCS
 4 Trong chương trình dạy học chính khóa, học sinh lớp 5 bắt đầu làm quen với 
giáo dục giới tính thông qua chủ điểm: Con người và sức khỏe ở môn Khoa học. 
Trong chủ điểm này có các bài học có thể lồng ghép giáo dục giới tính cho các 
em là:
 Bài 1: Sự sinh sản
 Bài 2: Nam hay nữ?
 Bài 3: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
 Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe
 Bài 6: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì
 Bài 7: Tuổi vị thành niên đến tuổi già
 Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì
 Bài 9: Phòng tránh bị xâm hại
 Dù giáo dục giới tính cũng đã ít nhiều được đưa vào chương trình chính 
khóa nhưng đây là một phần kiến thức của môn học nên giáo viên chủ yếu dạy 
theo kiểu truyền thụ kiến thức và học tập trung cả lớp nên chưa có sự tương tác, 
học sinh không hứng thú. Do đó cần phải có những phương pháp giáo dục giới 
tính mới nhằm giúp các em tiếp cận với những kiến thức về giới tính sớm để các 
em có khoảng thời gian tìm hiểu, còn nểu để đến khi dậy thì rồi mà các em 
không nắm vững kiến thức, không kiểm soát hành vi của mình thì sẽ dẫn đến 
hậu quả nghiêm trọng.
III. Các biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
 Biện pháp 1: Phổ biến kiến thức về giáo dục giới tính cho giáo viên. 
 Hơn ai hết giáo viên muốn truyền thụ kiến thức về giới tính cho học sinh thì 
việc đầu tiên là phải nắm vững các kiến thức về giới tính. Giáo viên cần nắm rõ 
một số nội dung chính sau:
1. Khái niệm: Giới tính là gì? 
 Có thể hiểu một cách khái quát, ngắn gọn giới tính là tất cả những đặc điểm 
riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ.
2. Nguồn gốc của giới tính:
 Giới tính được quy định từ hai nguồn gốc: nguồn gốc sinh học và nguồn gốc 
xã hội.
 - Nguồn gốc sinh học của con người trước hết do tế bào sinh sản quy định
 - Nguồn gốc xã hội ảnh hưởng tới giới tính của con người ở nhiều mặt. 
Phong tục tập quán ở từng nước đòi hỏi ở mỗi giới những phẩm chất và tác 
phong khác nhau phù hợp với giới tính của mình. Ví dụ như xã hội Việt Nam 
đòi hỏi ở người con gái tính dịu dàng, hiền hậu, tính đảm đang, biết giữ gìn 
phẩm hạnh, có ý tứ,. Những người con trai phải thể hiện tính cương quyết, 
thái độ đàng hoàng, đĩnh đạc. Hoặc như trong quan hệ nam nữ, xã hội ta đòi hỏi 
 6 Bài: Sự sinh sản, học sinh cần biết tất cả mọi người đều do bố mẹ sinh ra và 
có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
 Bài: Nam hay nữ? Ở bài học này giúp học sinh biết được những điểm khác 
biệt trên cơ thể giữa nam và nữ đồng thời các em biết tôn trọng các bạn cùng 
giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
 Bài: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? HS biết cơ thể chúng ta 
được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ 
 Bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? Học sinh biết được chỉ có phụ 
nữ mới có khả năng mang thai và sau quá trình mang thai em bé sẽ chào đời từ 
đó nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
 Bài: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì. Học sinh nêu được các giai đoạn phát 
triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay đổi 
về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì, quan trọng là các em biết mình 
đang bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì - lứa tuổi có tầm quan trọng đặc biệt 
đối với cuộc đời mỗi con người.
 Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì - đây là bài học rất quan trọng đối với các em đặc 
biệt là các em học sinh ở vùng nông thôn bởi do điều kiện sống còn khó khăn, 
cha mẹ các em đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, dì chú nên các em không 
được bố mẹ hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh cá nhân. Có những em có bố mẹ bên 
cạnh nhưng vì hiểu biết còn hạn chế nên các em nhận được rất ít sự chỉ bảo về 
cách thức vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh khi đến tuổi dậy thì. Ở bài học này 
giáo viên nên chia lớp thành 2 đối tượng là nam và nữ để dễ dàng trao đổi, 
hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể các bước vệ sinh cá nhân khi các em đến tuổi dậy thì. 
 Trong chủ điểm này giáo viên cần lưu ý bài học: Phòng tránh bị xâm hại. 
Đây là một bài học vô cùng quan trọng đối với các em, sau bài học học sinh cần 
biết: 
 + Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần 
chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 + Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 + Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ tâm sự, nhờ giúp đỡ 
bản thân khi bị xâm hại.
 Khi dạy bài học này giáo viên có thể khai thác các thông tin trên mạng 
Internet để cung cấp thêm các biện pháp, giúp học sinh biết ứng phó với các tình 
huống, nguy cơ bị xâm hại. VD: Giáo viên đưa ra các đoạn phim ngắn chiếu 
những tình huống trẻ gặp trong cuộc sống có thể dẫn đến bị xâm hại và các cách 
thức ứng phó với các tình huống đó ( Có bài soạn minh họa ). Ngoài ra giáo viên 
còn đưa ra những tình huống cụ thể, yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí của mình 
sau đó giáo viên sẽ kết luận cách ứng phó với từng tình huống cụ thể đó. VD: 
Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
a. Khi có người lạ tặng quà cho em
b. Khi người lạ muốn vào nhà mà bố mẹ ở nhà, bố mẹ vắng nhà
c. Khi người lạ trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu với bản thân.
 8 mẹ đưa tiền chuộc) ( 2 phút)
- GV: Vậy chúng ta cần làm gì để phòng - Hs lần lượt trả lời:
tránh bị xâm hại ? + Không đi một mình nơi tối tăm, 
 vắng vẻ.
 + Không ở trong phòng kín một 
 mình với người lạ.
 + Không nhận tiền, quà hoặc sự 
 giúp đỡ đặc biệt của người khác mà 
 không rõ lí do
 + Không đi nhờ xe người lạ.
 + Không để người lạ vào nhà, nhất 
 là khi trong nhà chỉ có một mình
*GV chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới - HS lắng nghe.
nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là các 
bạn nữ do đó các em cần lưu ý những 
điều trên để không tạo cơ hội cho kẻ xấu 
muốn xâm hại mình.
Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị 
xâm hại 
- Gv trình chiếu 3 tình huống dành cho 3 - HS thảo luận xử lí tình huống 
tổ, yêu cầu các tổ thảo luận nhóm 2 để xử - Các tổ đưa ra cách xử lí, các tổ 
lí các tình huống đó. khác bổ sung.
*Tình huống 1(Tổ 1) : Gần 9 giờ tối, TH1: Từ chối sang nhà Nam vì trời 
Nam gọi điện cho Bắc rủ sang nhà Nam đã tối đi một mình nguy hiểm. Bắc 
xem đĩa phim hoạt hình mà bố cậu mới có thể nói : Cảm ơn cậu nhưng tớ 
mua ngày hôm qua. Nếu là Bắc, em sẽ đang bận học bài, ngày mai sau giờ 
làm gì khi đó? học tớ sẽ về nhà cậu xem đĩa phim 
*Tình huống 2(Tổ 2) : Trời mùa hè nắng đó nhé !
chang chang. Hôm nay mẹ đi công tác TH2: Hà nên trả lời chú: Cảm ơn 
nên Hà phải đi bộ về nhà. Đang trên chú , nhà cháu ngay đây rồi. 
đường đi thì một chú lái xe gọi cho đi 
nhờ. Theo em, Hà cần làm gì khi đó?
*Tình huống 3(Tổ 3) : Hoa đang học bài TH3: Hoa nên xử lí : Chú đợi bố 
một mình thì nghe tiếng gọi ngoài cổng, cháu tý , bố cháu về đến đầu ngõ rồi 
Hoa hé cửa thì thấy một người đàn ông ạ. (Nếu kẻ xấu họ sẽ bỏ đi, còn nếu 
rất lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà người quen của bố thật thì họ có thể 
đợi bố. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì khi đó? đi đâu lát nữa quay lại)
- Gv chốt: Ngoài việc không tiếp xúc với - HS lắng nghe
người lạ khi chỉ có một mình thì với 
những người mới quen như anh thợ xây 
nhà bên cạnh, người thuê nhà,hay anh 
em họ khi đến nhà chơi mà chỉ có một 
mình thì chúng ta cũng không cho họ lại 
gần, chạm vào người, bế,.. .
Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_gioi_tinh_ch.doc