Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở Lớp 4, 5

doc 20 trang thanh 12/11/2023 1711
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở Lớp 4, 5
 SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 4. Phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lí luận 3
 2. Thực trạng 4
 a, Thuận lợi, khó khăn 4
 b, Thành công, hạn chế 4
 c, Mặt mạnh, mặt yếu 5
 d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
 e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6
 3. Giải pháp, biện pháp 7
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 7
 b. Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp 7
 b.1. Lồng ghép GDBT thông qua các bài học cụ thể 7
 b.2. Lồng ghép GDBT thông qua tiết sinh hoạt tập thể 11
 b..3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc .... 14
 c. Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp 15
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 15
 e. Kết quả khảo nghiệm. 15
 4. Kết quả 16
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 16
2. Kiến nghị 16
 Tài liệu tham khảo 19
 GV: Nguyễn Thị Nhung 1 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ của 
con người và sinh vật. Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trường 
học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức 
quan tâm, lo lắng như hiện tượng học sinh chơi bom thối, chưa có ý thức giữ gìn 
vệ sinh chung, ăn kẹo sinh gôm trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức 
trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường... Đó 
cũng chính là những trăn trở của người làm giáo dục. Phải làm thế nào? Có biện 
pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người có tài đồng thời và có 
đức? Chính vì thế đòi hỏi ngành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho 
học sinh mà phải còn chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành người 
hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội.
 Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn 
đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động ở ngoài thực tế 
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người nên học sinh một 
phần nào cũng am hiểu hơn. Nhưng bên cạnh đó sự nhận thức về môi trường của 
một số học sinh còn yếu kém một phần do ý thức của các em, một phần trong 
các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các 
bậc học, và chưa có môn học riêng về môi trường, có chỉ là sự cập nhật, lồng 
ghép vào trong các môn như tiếng Việt, Khoa học, Địa lý... Nên mức độ tiếp thu 
của học sinh còn hạn chế.
 Vì vậy trong giảng dạy ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản, đồng thời 
phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong 
sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm nay mà cho cả mai sau. 
Học sinh là những chủ nhân trương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho 
thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường. 
Trong các năm học qua, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi 
trường tôi luôn lồng ghép vấn đề môi trường vào trong bài dạy và tôi nhận thấy 
đã được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào 
trong năm học 2011 - 2012 và trong những năm tiếp theo với hy vọng góp phần 
nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ môi trường theo định hướng phát 
triển một tương lai bền vững của đất nước, đó cũng chính là lý do mà tôi chọn 
đề tài Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5.
 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
 Đối với các môn Tiếng việt, Khoa học, Địa lí... Trong trường tiểu học tôi 
luôn lồng ghép những kiến thức cơ bản về môi trường như: vai trò của môi 
trường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm của môi trường nói chung và 
sự ô nhiễm của môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, sinh 
 GV: Nguyễn Thị Nhung 3 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
bảo tồn đa dạng sinh học SGK/ 126 do đó việc tiếp thu của học sinh còn nhiều 
khó khăn.
 Gần đây nhất, đầu năm học 2008-2009 Sở Giáo dục Đắk Lắk, Phòng 
Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã triển khai lồng ghép giáo dục môi trường 
vào môn Tiếng Việt, môn Khoa học, Địa lí... đã được giáo viên tiếp thu và ứng 
dụng rộng rãi trong toàn ngành. Điều đó chứng tỏ rằng môi trường và giáo dục 
môi trường là vấn đề nóng mang tính sống còn của xã hội.
 2. Thực trạng
 a) Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi:
 - Về phía giáo viên
 Đạt trình độ trên chuẩn, đều được tham gia tập huấn lồng ghép giáo dục 
môi trường trong từng khối, lớp, theo từng bài cụ thể. Được cấp phát tài liệu tận 
tay để lồng ghép khi soạn bàiCó tay nghề vững vàng, có năng lực sư phạm, có 
đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn. 
 Phần lồng ghép giáo dục môi trường chỉ thực hiện ở một số bài qua từng 
phân môn như: tiếng Việt, Khoa học, Địa lí Nội dung lồng ghép thể hiện ở 3 
mức độ: toàn phần, bộ phận và liên hệ.
 - Về phía học sinh
 Đa số học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp xanh-sạch-đẹp, có 
thói quen bỏ rác đúng nơi quy định.
 100% HS tích cực tham gia các phong trào do liên đội phát động như: 
Một phút làm sạch sân trường, chăm sóc tưới cây và hoa trong vườn trường.
 + Sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng góp phần nâng cao giáo 
dục bảo vệ môi trường.
 * Khó khăn:
 - Ý thức bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa cao.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em của mình, các em thường 
ăn sáng trước cổng trường nên việc xả rác chưa đúng quy định còn nhiều.
 - Việc thu gom rác thải của nhiều hộ gia đình xung quanh khu vực trường 
chưa tốt.
 b) Thành công và hạn chế
 * Thành công:
 Bản thân tôi đã xác định đúng mục tiêu của bài học đồng thời đã lồng
 GV: Nguyễn Thị Nhung 5 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
 * Mặt yếu:
 - Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rất hạn chế trên địa bàn toàn 
xã vì nhà dân ở theo cụm rãi rác không tập trung.
 - Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít.
 - Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan những nơi có tác 
động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác 
lớn của
khu đông dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
 d) Nguyên nhân
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, 5, bản thân tôi được gần gũi 
tiếp xúc trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp trong 
trường để đi đến kết luận. Tình trạng học sinh lớp 4, 5 chưa quan tâm đên việc 
bảo vệ môi trường là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
 + Do phần lớn là các em ở vùng nông thôn.
 + Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học bảo vệ 
môi trường.
 + Do các em chưa nắm vững được cách bảo vệ môi trường là những công 
việc gì.
 + Do các em chưa hiểu thế nào là bảo vệ môi trường?
 + Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, các em ít có điều kiện để tìm 
hiểu về môi trường
 e) Phân tích và đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu.
 Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ 
đất, nước, đến không khí, từ bề mặt đến các lớp sâu của đất. Nguyên nhân của 
của nạn ô nhiễm là các sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người từ trồng 
trọt, chăn nuôi, do ý thức của người dân gần trường chưa cao còn bỏ rác ở 
những nơi chưa đúng quy định, ngoài ra không kể đến việc ý thức bảo vệ môi 
trường của một số học sinh chưa caoVấn đề môi trường không phải là môn 
học chính nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và dành cho việc 
tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian vì vậy giáo viên bỏ qua khâu này. 
Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm tòi số liệu, tranh ảnhđể 
minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện 
và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp 
dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại 
hiệu quả cao.
 GV: Nguyễn Thị Nhung 7 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
 - Luyện tập làm đơn Bài 1 : - Môi trường đất, không Trực tiếp
 Thần chết mang tên bảy sắc khí, rừng
 cầu vồng.
Tập làm 
 - Thuyết trình, tranh luận - Môi trường nước, ánh Gián tiếp
 văn
 (TV/93) sáng, không khí, đất
 - Luyện tập làm đơn - Môi trường nước, Trực tiếp
 (TV/111) không khí.
Luyện từ * Mở rộng vốn từ: Bảo vệ - Động vật hoang dã Trực tiếp
 và câu môi trường (TV 115, tr127)
 * Luật bảo vệ môi trường Trực tiếp
Chính tả (Trang 103)
 Kể * Người đi săn và con nai Trực tiếp
 chuyện
 - Phòng bệnh sốt rét ( bài Bộ phận
 12/16) Môi trường xung quanh Bộ phận
 - Phòng bệnh sốt xuất huyết 
 Khoa 
 ( bài 13/28) 
 học
 - Phòng bệnh viêm não (bài - Môi trường tài nguyên Bộ phận
 14/30)
 - Sắt, gang, thép (bài 23/48) - Môi trường tài nguyên Bộ phận
 - Đồng và hợp kim của 
 đồng ( bài 24/50 Môi trường tài nguyên Liên hệ
 - Nhôm (bài 25/52)
 -Gồm, gạch ngói (bài 27/56) - Môi trường không khí, Liên hệ
 - Xi măng (bài 28/58) đất 
 - Cao su (bài 30/62) - MT không khí, đất Liên hệ
 - Chất dẻo (31/64) - MT không khí Liên hệ
 - Khí hậu (bài3/72) MT rừng, nước Toàn phần
 -Sông ngòi (bài4/74) MT nước, động vật Toàn phần
 - Vùng biển nước ta (B5/77) - MT đất rừng Toàn phần
 - Đất và rừng (Bài 6/79) - Môi trường sống Toàn phần
 - Dân số nước ta (Bài 8/83) - Môi trường đất. Bộ phận
 Địa lý - Nông nghiệp (bài 10/87) - Môi trường rừng, Toàn phần
 - Lâm nghiệp, thuỷ sản (bài nước, động vật.
 11/83) - Môi trường đất, không Liên hệ
 - Công nghiệp (bài 12/91) khí
 - Giao thông vận tải (bài - Môi trường tiếng ồn, Liên hệ
 14/96) không khí
 - Việt Bắc mồ chôn giặc - Môi trường rừng Liên hệ
 Lịch sử Pháp
 -Chiến thắng Điện Biên Phủ - Môi trường rừng Liên hệ
 GV: Nguyễn Thị Nhung 9 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
 Mở rộng được nhiều đất đai trồng lúa
 Có nhiều gỗ để đóng đồ đạc.
 Làm xói mòn đất màu.
 Dạy bài Sắt, gang, thép; bài Nhôm, bài Đồng (Khoa học).
 Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây, chọn và ghi chữ cái trước ý đó vào 
bảng con
 A. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải 
mái.
 B. Tài nguyên trên trái đất là có hạn phải sử dụng có kế hoạch và tiết 
kiệm.
 * Lồng ghép dưới dạng trò chơi học tập:
 Thông qua một số trò chơi học sinh thêm hiểu về môi trường nên tôi tổ 
chức một số trò chơi như sau:
 Ví dụ 1: Trò chơi " Tôi ở đâu? "
 - Giáo viên phát cho học sinh 1 mảnh giấy nhỏ, học sinh dùng bút ghi vào 
mảnh giấy tên loài cây, 1 loài động vật hoặc 1 loại rác thải ( vỏ kẹo, bao 
thuốc....)
 Cứ 4 học sinh tham gia chơi phân vai cho mỗi em ( gồm các vai: đất, 
nước, thùng đựng rác, bầu trời )
 Hướng dẫn học sinh cách chơi: 4 học sinh trên đứng vào các góc lớp, một 
số học sinh còn lại đứng thành vòng tròn giữa lớp học, trên tay mỗi em cầm tờ 
giấy của mình. Khi giáo viên phát lệnh các em nhanh chóng đọc tờ giấy của 
mình và chạy về 1 trong 4 nhân vật trên cụ thể là: 
 Em có tờ giấy ghi "cá" chạy về em đóng vai “nước”, em có tờ giấy ghi "vỏ 
kẹo" chạy về em đóng vai "thùng rác", .....
 Yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Mọi vật đều phải ở đúng vị trí của nó, 
như vậy môi trường sẽ tốt.
 Ví dụ 2: Trò chơi "phá rừng".
 - Học sinh để tất cả tờ giấy báo cũ cạnh nhau trên mặt đất, sau đó đứng 
vào trên tờ báo đó (mỗi học sinh đứng trên 1 tờ báo)
 - Tất cả chạy ra ngoài và chạy vòng quanh địa điểm có giấy báo.
 - Khi giáo viên ra hiệu thì tất cả nhanh chóng nhảy vào vị trí có giấy báo ( 
1 tờ giấy chỉ chứa 1 người ).
 - Sau đó ra ngoài chạy tiếp, giáo viên cắt đi một số tờ giấy báo và vỗ tay 
cho tất cả nhảy vào lại. Lúc này sẽ có một số người không có chỗ đứng, phải 
đứng ra ngoài vòng.
 - Cứ tiếp tục như vậy, có nhiều học sinh bị loại ra khỏi vòng.
 Qua trò chơi giúp HS nhận xét và hiểu rằng
 GV: Nguyễn Thị Nhung 11 Trường TH Trần phú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_moi_truong_vao_chuo.doc