Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy Lịch sử Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy Lịch sử Lớp 5
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài : ................................................................................... ....1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: .............................................................1 3.Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu :...............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................2 II. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4 1. Cơsở lí luận .............................................................................................4 2. Thực trạng ...............................................................................................4 2.1 Thuận lợi, khó khăn ...............................................................................4 2.2 Thành công, hạn chế .............................................................................4 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu.............................................................................5 2.4 Nguyên nhân.........................................................................................5 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng ....................................5 3. Giải pháp, biện pháp ...............................................................................6 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..........6 ứng được một phần nội dung. Do vậy giáo viên cần phải có biện pháp trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, mặt khác phải tự làm thêm đồ dùng mới có thể’ đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin sử liệu cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để các em có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử. Tôi nhận thấy đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức lịch sử. Qua đó, giúp cho mỗi học sinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn vinh các anh hùng dân tộc ; yêu quý tôn trọng các chiến công hiển hách hào hùng của ông cha ta, từ đó tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Đó cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài : “Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài chỉ ra những biện pháp sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, video clip trong dạy lịch sử lớp 5 ; giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm sử dụng đồ dùng. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội được một số sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ; khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng. Việc giáo viên có kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, video clip trong dạy lịch sử lớp 5 là góp phần thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập. Qua đây học sinh chủ động khám phá, rèn luyện và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng nguồn t ư liệu có sẵn từ sách giáo khoa và qua các phương tiện truyền thông khác, giúp giáo viên có được những kiến thức cơ bản, hình thức và cách thức hoạt động trong những điều kiện dạy học hiện nay về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. 3.Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mục tiêu và nội dung dạy học chương trình lịch sử lớp 5 theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Nghiên cứu các hoạt động dạy học cần có sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ. Nghiên cứu trình độ học sinh, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể’ của học sinh khối lớp 5, trương Tiêu hoc Krông Ana 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các dạng bài lịch sử (dạng bài về nhân vật lịch sử, dạng bài về sự kiện lịch sử) ; sưu tầm và nghiên cứu tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, thông tin, tư liệu video từ nhiều nguồn ; tham khảo các sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy. 5. Phương pháp nghiên cứu II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Những năm mới thay sách, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn khó khăn. Giáo viên chưa có đầy đủ tranh ảnh, lược đồ, băng, đĩa hình để dạy học lịch sử. Hiện nay, để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường và chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dạy học, Phòng Giáo dục đã tổ chức các cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm, thuyết trình đồ dùng dạy học sẵn có. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học, tổ chức nhiều chuyên đề về phương pháp dạy học, ban hành các văn bản giảm tải nội dung (CV số 624/BGD ĐT-GDTH ngày 05/2/2009 về việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn Kiến thức - kĩ năng các môn học trong chương trình Tiểu học, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học 5842 của Bộ Giáo dục) cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 2. Thực trạng 2.1 Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi : Những năm gần đây, các nguồn thông tin từ sách báo, truyền hình, mạng Internet.. .khá phong phú. Tư liệu, phim lịch sử, nhân chứng sống trên các chương trình ti vi đã giúp cho giáo viên tự học hỏi nâng cao tay nghề, mở mang thêm về kiến thức lịch sử để dạy học sinh. Năm 2015, Phòng Giáo dục Krông Ana đã đầu tư thiết kế bộ tư liệu dạy học lịch sử lớp Bốn, lớp Năm tham gia dự thi cấp Tỉnh và đạt giải Nhất, đây là bộ đồ dùng chứa rất nhiều tư liệu chính xác về lịch sử nước nhà, lịch sử địa phương nên nó đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong việc soạn giảng. Khó khăn : Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn lịch sử lớp 5 còn ít, một số giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, giáo viên chỉ dùng một phương pháp cũ là thuyết trình sao cho học sinh chỉ nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. 2.2 Thành công, hạn chế Thành công : hiện nay, một số tiết học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử địa phương nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp. Hạn chế : việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa được thực hiện đều ở đại bộ phận giáo viên của các trường. Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học. 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu Cũng như mọi môn học khác, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là học sinh tự mình khám phá ra kiến thức, tự hình thành các biể’u tượng lịch sử. Muốn vậy, học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, câu chuyện lịch sử được dưới dự Nội dung mỗi bài học lịch sử thường đề cập tới một sự kiện hay môt nhân vật tiêu biể’u của một giai đoạn nên việc giới thiệu bài học cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện hoặc nhân vật có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu các kiến thức liên quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng những tư liệu lịch sử để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới. Khai thác nội dung khiến thức giáo viên cũng chưa làm nổi bật được khi nào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết thúc. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp giáo viên nhận thấy trong dạy học lịch sử, đồ dùng dạy học góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng dạy học còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Phần lịch sử lớp 5 có 29 bài học, mỗi bài phản ánh một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một trong 4 giai đoạn lịch sử : - Giai đoạn 1 : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858- 1945) - Giai đoạn 2 : Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) - Giai đoạn 3 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975) - Giai đoạn 4 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay) Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học 5842 của Bộ Giáo dục, một số bài lịch sử lớp 5 đã giảm đi một số yêu cầu khó (tường thuật), chỉ yêu cầu học sinh kể một số sự kiện. *Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng dạng bài Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử Trước khi dạy một bài về nhân vật lịch sử nào đó, tôi cung cấp cho học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử, kết hợp với đọc trước sách giáo khoa ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của họ. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại thể hiện phẩm Trương Định nhận phong soái Khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mục đích giáo dục và phát triển. Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận x ét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật. Ở hoạt động củng cố bài, tôi cho các em xem thêm tranh đền thờ Ông Đền thờ Trương Định Ví dụ khi dạy bài : " Xã hội Việt Nam cuối thè kỷ XIX - đầu thế kỷ XX". Mục tiêu của bài này là học sinh biết được nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ; sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp giai cấp mới trong xã hội. Trong sách giáo khoa có cung cấp 3 ảnh tư liệu : Ga Hà Nội năm 1900, nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc, phô Tràng Tiền năm 1905. Khai thác thông tin từ 3 ảnh tư liệu trên chưa đáp ứng mục tiêu bài học nên tôi phải sưu tầm thêm ảnh tư liệu mỏ than Hòn Gai, mỏ thiêc Tĩnh Túc (Cao Bằng), các nhà máy xay xát, nhà máy dệt, đồn điền cao su, đồn điền cà phê, chợ Đồng Xuân, các tuyến xe lửa... Hoạt động 1. Tôi yêu cầu học sinh nhận xét về sự biến đổi kinh tế Việt Nam so với trước đây chỉ là kinh tế nông nghiệp. Học sinh nhận ra vào lúc này thực dân Pháp chú trọng phát triển đến công nghiệp khai khoáng, công nghiệp tiêu dùng, xây dựng đồn điền, xây dựng hệ thống giao thông... chính vì vậy mà lần đầu tiên Việt Nam có đường ô tô, đường xe lửa. Đến đây tôi cho học sinh xem ảnh chụp ga Hà Nội năm 1900. Phía bên ngoài Ga Hà Nội (năm 1900)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_lich_s.docx