Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống bài tập trắc nghiệm và trò chơi ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống bài tập trắc nghiệm và trò chơi ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống bài tập trắc nghiệm và trò chơi ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hệ thống bài tập trắc nghiệm và trò chơi ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 5 Phân môn: Lịch sử Cấp học: Tiểu học Đĩa CD minh họa cho SKKN kèm theo NĂM HỌC 2015-2016 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới trong phương pháp dạy học, sự phát triển của công nghệ thông tin rất mạnh mẽ, giáo viên sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy là rất phổ biến và có nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, để có được thành công với mỗi tiết dạy đòi hỏi người giáo viên phải mất rất nhiều thời gian, công sức tìm tòi, chắt lọc các kiến thức cho phù hợp với bài dạy của mình đồng thời phù hợp với từng đối tượng học sinh . Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng hệ thống các giáo án phân môn Lịch sử thiết kế trên phần mềm powerpoint công phu và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Không ai có thể phủ nhận ưu điểm của phần mềm powerpoint trong dạy học. Tuy nhiên phần mềm này cũng bộc lộ những hạn chế như: học sinh không được thao tác trực tiếp trên máy tính, xây dựng hệ thống bài tập ứng dụng còn hạn chế, sự tiếp nhận thông tin phản hồi về việc nắm kiến thức của học sinh còn hạn chế, các trò chơi đã ít lại thiết kế mất rất nhiều thời gian. Tôi mong muốn có những giờ dạy đạt hiệu quả hơn nữa, học sinh tích cực, hào hứng hơn nữa, không chỉ giáo viên mà kể cả học sinh cũng được thao tác trực tiếp trên các phương tiện dạy học hiện đại. Bài tập trắc nghiệm làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập, tạo nên hứng thú cho học sinh. Những bài tập này khi kết hợp với bài soạn trên powpoint sẽ trở thành một bài giảng vô cùng hấp dẫn, đạt hiệu quả cao, mang tính tương tác hoàn chỉnh, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Phần mềm Violet khá ưu việt vì nó đơn giản, không cần đòi hỏi cấu hình máy tính cao, chạy ổn định trong mọi môi trường của Windows, ngôn ngữ của Violet bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng kể cả những giáo viên dù hiểu biết hạn chế về mặt công nghệ thông tin cũng dễ dàng sử dụng được. Đây là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng được các bài tập và trò chơi sinh động trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn powerpoint. Ở powerpoint, giáo viên thiết kế được một ô chữ thì mất nửa ngày nhưng ở Violet, giáo viên chỉ cần dành ra 20 phút, powerpoint không có các trò chơi nhưng Violet lại có nhiều trò chơi hấp dẫn, giáo viên chỉ cần sử dụng cho phù hợp. Ở phần mềm powerpoint, giáo viên cũng thiết kế được hệ thống bài tập tương tác nhưng rất đơn giản, còn Violet lại có cả kho các dạng bài tập trắc nghiệm như: chọn một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, bài tập kéo thả, điền khuyết... Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác. rất phù hợp với học sinh B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng 1. Thuận lợi - Một giáo án điện tử công phu, có chất lượng đem lại rất nhiều hiệu quả. Hiện nay các lớp khối 5 trong trường đều được trang bị máy tính và máy chiếu rất thuận lợi cho giáo viên thiết kế giáo án điện tử. - Học sinh rất thích thú với việc học có sử dụng giáo án điện tử đặc biệt là các trò chơi. -Phần lớn các giáo viên đều có thói quen sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại. 2. Khó khăn -Thời gian để thiết kế được một bài giảng công phu, có “nghệ thuật” mất rất nhiều thời gian. Do đó nhiều giáo viên còn ngại tìm tòi, sáng tạo -Việc tự học các phần mềm mới và tìm tòi suy nghĩ để ứng dụng trong trong giảng dạy không phải giáo viên nào cũng làm được. Vì nó đòi hỏi không chỉ thời gian, công sức mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng của mỗi giáo viên. - Một số giáo viên còn ngại dạy môn Lịch sử hoặc cho rằng đó không phải là môn chính nên chưa đầu tư nhiều. II. Cách sử dụng và hệ thống các bài tập trắc nghiệm, trò chơi ứng dụng Để thiết kế được hệ thống bài tập và trò chơi trên phần mềm Violet, tôi đã nghiên cứu kĩ các ứng dụng của nó, chọn lựa các dạng bài tập, các trò chơi, cân nhắc xem đưa vào lúc nào, tổ chức ra sao cho có hiệu quả, sau đó mới thực hiện. Các dạng bài tập trắc nghiệm và trò chơi được tôi sử dụng đó là: • Bài tập trắc nghiệm các dạng - Một đáp án đúng - Nhiều đáp án đúng - Bài tập Đúng/Sai - Bài tập ghép đôi • Bài tập ô chữ • Bài tập dạng kéo thả - Dạng bài tập cho từ rồi kéo thả vào chỗ chấm - Dạng bài tập điền khuyết (Hs tự đánh từ cần điền) *Bước 4: Rút kinh nghiệm 2. Hệ thống các bài tập trắc nghiệm 2.1. Một đáp án đúng Ví dụ trong bài: Đường Trường Sơn, tôi sử dụng bài tập trắc nghiệm dạng này để giới thiệu bài bằng cách cho học sinh nghe một bài hát, sau đó gợi mở học sinh liên tưởng tới sự kiện liên quan và tiếp theo cho học sinh nắm được mục đích ta mở đường Trường Sơn. Cả lớp giơ thẻ ghi đáp án đúng hoặc dùng bảng con ghi đáp án đúng, một học sinh lên bảng làm trên máy tính và sau đó kiểm tra đúng, sai bằng cách bấm vào phần kết quả. Ở dạng bài tập này, tôi sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: để giới thiệu bài, giới thiệu nơi diễn ra sự kiện, thời điểm diễn ra sự kiện, khắc sâu diễn biến của sự kiện lịch sử... .Dạng bài tập này tôi thiết kế ở các bài Lịch sử: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta; Đường Trường Sơn; Sấm sét đêm giao thừa; Tiến vào Dinh Độc lập; Hoàn thành thống nhất đất nước. 2.2. Nhiều đáp án đúng Trong bài “Sấm sét đêm giao thừa”, tôi cho học sinh xem phim, tìm hiểu về cách đánh của bộ đội ta và ý nghĩa của cuộc nổi dậy bằng cách đưa ra bài tập, yêu cầu 1 học sinh lên bảng click chọn vào các phương án đúng, học sinh dưới lớp dùng bảng con ghi lại các đáp án mình chọn. Sau đó đối chiếu với đáp án đúng trên màn hình. 2.4. Bài tập ghép đôi Bài tập này giao diện gồm có hai cột, học sinh phải click chọn 2 cột có nội dung tương ứng với nhau. Ví dụ như trong bài Lịch sử “Hoàn thành thống nhất đất nước”, khi sử dụng dạng bài tập này, giáo viên phát phiếu cho học sinh (phiếu học tập tương tự bài tập thiết kế trên Violet) để học sinh cả lớp làm, sau đó gọi 1 học sinh lên bảng kéo thả các nội dung ở cột bên phải cho phù hợp với cột trái, cả lớp dựa vào phiếu bài tập mà các con vừa làm để nhận xét, học sinh bấm chọn “kết quả” để kiểm tra đáp án. Dạng bài tập này tôi đã thiết kế ở các bài Lịch sử: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Bến Tre đồng khởi; Hoàn thành thống nhất đất nước; Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.. .với các mục đích khác nhau như: tìm hiểu về nội dung bài, về diễn biến sự kiện, nội dung các hoạt động.. .với cách sử dụng tương tự. 3. Bài tập ô chữ Bài tập này được sử dụng trong các dạng bài ôn tập. Giáo viên đưa ra bài tập, một học sinh chọn câu hỏi để trả lời, giáo viên đánh hộ đáp án vào ô chữ hoặc chính học sinh đó đánh đáp án vào ô chữ. Nếu trả lời đúng, ô chữ sẽ nhận đáp án đúng, nếu trả lời sai, bạn khác có quyền trả lời lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết các ô chữ lần lượt mở ra. Giáo viên chấp nhận cả tình huống học sinh có thể đoán ngay ô chữ hàng dọc được tô đậm rồi sau đó trả lời tiếp các ô chữ hàng ngang sau. Để phát huy được hiệu quả của bài tập, giáo viên phát cho học sinh phiếu bài tương tự như phần bài trên Violet, học sinh cả lớp làm phiếu bằng cách gạch nối các từ cần điền vào chỗ chấm. Một học sinh lên bảng làm bài bằng cách kéo thả từ vào chỗ chấm. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá và kiểm tra kết quả bài làm bằng cách bấm chọn kết quả. Tương tự với cách làm như thế, tôi thiết kế dạng bài tập này cho các bài: Ôn tập Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay; Tiến vào Dinh Độc lập; Nước nhà bị chia cắt... 4.2. Dạng bài tập điền khuyết Bài tập này tương tự bài tập kéo thả trên nhưng khác ở chỗ bài này không cho sẵn các từ như bài kéo thả mà yêu cầu học sinh tự đánh từ cần điền vào chỗ chấm, yêu cầu cao hơn dạng bài kéo thả. Ví dụ bài: Nước nhà bị chia cắt, tôi thiết kế bài tập như sau: Tôi dùng để ôn tập về các nhân vật lịch sử, chú khỉ sẽ giơ các tấm biển có ngày tháng hoặc nội dung, học sinh chọn xem tấm bảng đó phù hợp với nội dung nào trong số các bảng hiện ở trên để ghép vào hoặc học sinh ghép cho đúng tên nhân vật với chiến công của nhân vật đó. Ghép được đúng hết các bảng là học sinh đã nắm được những nội dung chính của mảng kiến thức đó. Tương tự như cách làm đó tôi đã thiết kế trò chơi này cho các bài Lịch sử khác như: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta; Ôn tập chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.. .Trò chơi này được sử dụng không chỉ để kiểm tra bài cũ mà sử dụng để ôn tập, củng cố cũng rất có hiệu quả. 5.2. Sắp xếp Trò chơi này có giao diện rất đẹp, ví dụ trong bài: Ôn tập chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc Một học sinh lên bấm chọn phương án đúng trả lời cho từng câu hỏi, học sinh cả lớp ghi phương án đúng vào bảng con hoặc thẻ trắc nghiệm. Trả lời đúng thì học sinh đẩy được cú sút ra ngoài, biết được điểm của mình, trả lời sai thì học sinh phải vào gôn nhặt bóng và bị thua một bàn. Trò chơi này được thiết kế ở các bài: Nước nhà bị chia cắt; Bến Tre đồng khởi.. ..với cách tổ chức tương tự, dạng trò chơi này được dùng để kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức. 5.4. Đá luân lưu Trò chơi này tương tự như trò chơi “Cóc vàng tài ba” nhưng có nét khác. Đó là học sinh chính là các cầu thủ, nếu trả lời đúng- học sinh ghi được bàn thắng và được tính điểm. Ví dụ trong bài: Lễ kí Hiệp định Pa-ri Học sinh là các tay đua nhưng để đến đích cần đi qua các chướng ngại vật là các câu hỏi và trả lời đúng thì mới được đi tiếp. Để trò chơi này có hiệu quả, một học sinh lên làm trên máy tính, các học sinh còn lại thì giơ thẻ trắc nghiệm để báo cáo kết quả bài làm của mình. Khi học sinh trả lời đúng được hết các câu hỏi thì lúc đó học sinh đi được đến đích. Dạng trò chơi này được sử dụng để kiểm tra bài cũ, ôn tập, củng cố kiến thức. Tôi đã thiết kế trò chơi này cho các bài: Ôn tập chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc; Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay; Hoàn thành thống nhất đất nước... 5.7. Tìm kho báu Đây là trò chơi công phu nhất trong hệ thống các trò chơi trên Violet, thường dùng để ôn về các nhân vật lịch sử, các mốc thời gian của các sự kiện lịch sử. Ví dụ trong bài “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay” có giao diện như sau: - Chỉ nghe không phát biểu ý kiến - Không chú ý vào bài nhiều, chỉ chú ý phần mình thích. đó học sinh sẽ viết thu hoạch dưới nhiều hình thức như vẽ tranh, làm một bài thơ, viết một đoạn văn, hay vẽ bản đồ tư duy hệ thống những điều mình ghi nhận được. - Vào những ngày lễ lớn (Kỉ niệm Giỗ Tổ Vua Hùng, Kỉ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, kỉ niệm Ngày Giải phóng Miền Nam, Kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ trên không...), nhà trường có thể tổ chức cho học sinh tham quan các viện bảo tàng. Cần xây dựng kế hoạch và hợp tác với bảo tàng để các hướng dẫn viên giới thiệu những di tích, tranh ảnh, hiện vật liên quan đến một giai đoạn lịch sử hoặc một bài học lịch sử cụ thể đến học sinh. Cũng có thể nhà trường mời các nhân chứng lịch sử đến để nói chuyện về các sự kiện lịch sử. - Nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc giao lưu trong phạm vi trường mình với chuyên đề : “Em yêu lịch sử” nhằm giúp học sinh luôn có ý thức trau dồi kiến thức lịch sử. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên CNTT để học tập các phần mềm thông dụng, các phần mềm mới có thể ứng dụng vào giảng dạy để tạo được hiệu quả cao. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy. - Động viên khuyến khích, đánh giá cao những giáo viên có sự tìm tòi đổi mới, ứng dụng những phần mềm mới trong các giờ dạy. Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_he_thong_bai_tap_trac_nghiem_va_tro_ch.docx