Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt môn Lịch sử ở Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt môn Lịch sử ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt môn Lịch sử ở Tiểu học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CƯMGAR TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC Người thực hiện : Hoàng Thị Bích Năm học: 2016 - 2017 0 năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp dạy và học là con đường phát triển tốt nhất của giáo dục. Do đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng dạy cũng như học Lịch sử ngày càng hiệu quả, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử ở Tiểu học”. Mong sao sáng kiến này nâng cao được chất lượng dạy và học Lịch sử ở trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Trong đề tài này, tôi vận dụng những quan điểm lí luận, phương pháp dạy học nghiên cứu tìm ra 4 biện pháp giúp học sinh tiểu học học môn lịch sử hứng thú và hiệu quả nhất. Đây là sự trao đổi nghiệp vụ sư phạm với đồng nghiệp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm của bản thân để đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Nhiệm vụ: Với đề tài này, tôi tìm hiểu thực trạng dạy và học lịch sử tiểu học nói chung và dạy và học lịch sử ở trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng, trên cơ sở xây dựng lí luận cơ sở cho đề tài. Điều tra và khảo sát tình hình chất lượng học tập của học sinh. Để từ đó nghiên cứu và thực nghiệm các biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử. Từ kết quả thực nghiệm để triển khai và đánh giá kết quả rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 4,5 trường Tiểu học Lê Lợi năm học 2015 -2016. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quá trình học tập của học sinh và phương pháp dạy học của giáo viên trường Tiểu học Lê Lợi để tìm ra các biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử thông qua hoạt động tổ chức dạy học của giáo viên. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng và thử nghiệm rất nhiều phương pháp, tuy nhiên các phương pháp sau là phương pháp chủ đạo góp phần vào sự thành công của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề giúp học sinh học tốt môn lịch sử. Nghiên cứu bài làm của học sinh 2 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Lịch sử là một môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhưng lịch sử có nét đặc trưng riêng biệt. Đó là môn học nghiên cứu những nhân vật, sự kiện và những thành tựu lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, là những cái đã diễn ra, đã trải qua. Do đó nhận thức lịch sử không phải nhận thức trực tiếp như nhiều môn học khác. Học lịch sử đòi hỏi tính trìu tượng rất cao và óc tưởng tượng rất phong phú để dựng lại hình ảnh rất chân thật về một sự kiện, mà sự kiện đó không còn tồn tại trong hiện tại, kể cả những sự kiện mà học sinh chưa bao giờ được chứng kiến ( chiến tranh, cách mạng, thời nguyên thủy,) và như vậy dạy học phải làm sao cho học sinh tái tạo lại bức tranh lịch sử đã qua. Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha anh. Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ và ghi nhớ các nhân vật, sự kiện của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được trang sử hào hùng của ông cha ngày trước để các em bày tỏ sự biết ơn và trách nhiệm của các em đối với đất nước,.song làm thế nào để các em làm được điều đó? Là vấn đề cốt lõi cần phải quan tâm. 2.Thực trạng 2.1.Thuận lợi – khó khăn Thời gian qua vấn đề dạy và học lịch sử được xã hội quan tâm. Vì thế các trường học nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng cũng đã triển khai chuyên đề, các buổi ngoại khóa về môn học này, qua đó nhằm giúp cho giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp mang lại hiệu quả cao. Không những thế nhà trường đã chú trọng đầu tư trang thiết bị để phục vụ công tác dạy học như máy chiếu, máy vi tính, đồ dùng dạy học..Bên cạnh đó một sự thuận lợi đáng kể đó là trên 95% học sinh trong trường là con em dân tộc Kinh. Tất cả đều yêu thích học tập, thích khám phá cái mới, thích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Trình độ giáo viên đạt trên chuẩn hơn 95%. Tất cả đều yêu nghề, quan tâm đến học sinh. 4 nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy và học môn lịch sử chưa có hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng môn lịch sử của học sinh khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Lê Lợi, bản thân tôi nhận thấy: Học sinh đa số chưa nắm chắc được kiến thức lịch sử phổ thông cơ bản nhất. Nhớ sai, nhầm lẫn ngày – tháng – năm của các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử gắn với các sự kiện đó, là hiện tượng khá phổ biến. 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu Môn lịch sử giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt đặc biệt giáo dục và bồi dưỡng cho các em nhân cách và lòng yêu quê hương, yêu đất nước. Vì vậy giáo viên phải khơi dậy và truyền lửa cho học sinh đảm bảo sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và làm nổi bật được những đặc trưng riêng của phân môn lịch sử mà những môn học khác không có được. Tuy nhiên để làm được điều đó là một điều không hề dễ dàng vì đây là một môn học khó do phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện lịch sử, các sự kiện diễn ra đã lâu. 2.4. Các nguyên nhân và yếu tố tác động Môn lịch sử là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh, tuy nhiên có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng kém chất lượng về môn học này và theo tôi những nguyên nhân sau là chủ yếu: Thứ nhất: Về thời lượng 1 tiết/ tuần thì không đủ để giáo viên truyền thụ sâu và học sinh hiểu sâu sắc các nội dung bài học. Tài liệu tham khảo lịch sử nhiều nhưng lại trùng lặp nội dung kiến thức, không thống nhất số liệu gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Kiến thức trong sách giáo khoa nhiều nội dung, sự kiệnDo vậy học sinh dễ chán học, không nhớ, lẫn lộn các sự kiện và nhân vật và điều quan trọng là không tạo ra được chút cảm xúc nào trước những trang sử của dân tộc. Thứ hai: Nguyên nhân khiến học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử là từ phía giáo viên, phương pháp giảng dạy, môi trường học lịch sử.Phần lớn phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn là trình bày miệng, thầy giảng trò nghe. Các thầy cô giáo ít sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy. Xuất phát từ chỗ xem 6 dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh và tạo tiền đề cho các em học tốt các môn học khác. Qua việc dạy và việc học ở trường, tôi khảo sát tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không thích học lịch sử. Từ đó tôi đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy để nghiên cứu tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử cho học sinh. Đồng thời mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp để cùng làm giàu thêm những kiến thức, kỹ năng của giáo viên để đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Như chúng ta đã biết niềm say mê học hỏi và hứng thú học tập của học sinh được tạo ra không chỉ nhờ những giờ học được giáo viên tổ chức một cách hấp dẫn và khác thường. Bí quyết làm nảy sinh hứng thú và niềm say mê học tập của học sinh là phải làm cho các em đạt được thành công. Chỉ có niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học hỏi và hiểu biết. Trong giờ lịch sử giáo viên cần giúp cho học sinh cho mỗi học sinh cả những học sinh yếu cũng có cơ hội được rèn luyện mình, để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công, học sinh sẽ sợ những giờ học này. Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học theo tôi cần thực hiện các biện pháp sau. * Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư tưởng cho học sinh. Tuy nhiên để thành công chúng ta cần chú ý những điểm sau: Thứ nhất: Câu hỏi bài tập phải vừa sức, đúng với từng đối tượng. Không thể đặt câu hỏi quá khó, vượt khả năng tư duy của học sinh như “đánh giá, phân tích, nhận xét” và cũng không quá đơn giản như “ai lãnh đạo, chiến thắng nào, bao giờ?....” cần hết sức tránh tình trạng giáo viên chưa giảng, chưa trình bày sự việc cụ thể, học sinh chưa có hiểu biết nào về sự kiện lịch sử sẽ học mà đã đặt câu hỏi cho học sinh. Cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng của bộ môn, buộc học sinh phải nhìn 8 trả lời câu hỏi nêu trên. Khi các em trả lời được câu hỏi này tức là các em đã hiểu được kiến thức chủ yếu của bài. Đó chính là điều kiện quan trọng để tư duy của học sinh phát triển. + Xây dựng hệ thống câu hỏi. Ngoài câu hỏi có tính chất bài tập xuyên suốt toàn bài mà giáo viên nêu ra ngay đầu giờ học, trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn phải biết đặt ra và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất đánh giá kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các em, kích thích được tư duy phát triển, đồng thời tạo ra được mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. Trong sách giáo khoa thường cuối mỗi phần kênh chữ có một vài câu hỏi lệnh. Những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án, phải có dự kiến nêu nêu ra lúc nào? Dự kiến học sinh trả lời như thế nào? Đáp án phải ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Khi câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh sáng tạo đặc biệt là gây được cảm giác ngạc nhiên khi đối chiếu với cái mới biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu ra. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp nhằm kích thích sự tò mò ham hiểu biết và gây hứng thú cho học sinh đồng thời phát triển năng lực tư duy cho các em giáo viên không nên đặt câu hỏi mà các em chỉ cần trả lời một cách đơn giản là “có” hay “không” hoặc “đúng” hay “sai”. Bởi vì những câu hỏi như thế không đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ. Đồng thời cũng không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thỏa mãn đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải làm cho học sinh hiểu rằng trả lời đúng đầy đủ câu hỏi là tốt, xong vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn, thông minh hơn. Để thành công trong giờ học lịch sử, khi nêu câu hỏi giáo viên cần phải bám sát trình độ các đối tượng học sinh, câu hỏi không được mang tính chất đánh đố, máy móc mà phải gợi mở cho các em những suy nghĩ về những vấn đề mà câu hỏi yêu cầu gây được hứng thú, trí tò mò để các em tìm tòi. Muốn học sinh thực hiện tốt 10 trong việc giảng dạy và học tập lịch sử ở trường Tiểu học. Học sinh rất thích xem tranh, ảnh, chân dung các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ.Học sinh khi xem chân dung không chỉ chú trọng việc miêu tả bề ngoài mà còn chú ý phân tích nội dung, tính cách, hành động của nhân vật thể hiện ở tranh ảnh. Khi sử dụng chân dung trong dạy học cần chú ý đến mục đích giáo dục và phát triển tư duy. Đối với anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, giáo viên phái làm nổi bật tính cách của nhân vật ấy thông qua miêu tả hình thức bên ngoài hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật đặc biệt là thời thơ ấu dễ làm cho học sinh hứng thú, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực học tập. Qua việc sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử, học sinh học tập được tài trí, đức độ của họ, qua đó các em rèn luyện mình theo các tấm gương đó. Ví dụ: Khi dạy bài Nhà Lý dời đô ra Thăng Long ( lớp 4) giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung tượng Lý Thái Tổ và yêu cầu học sinh cho biết đây là hình chụp tượng ai? Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Sau khi học sinh quan sát nghiên cứu và tìm hiểu học sinh có thể biết được Lý Thái Tổ là một ông vua khai sáng nhà Lý, lúc 35 tuổi. Thủa nhỏ ông làm con nuôi sư Lý Vạn Hạnh. Đến tuổi trưởng thành ông làm quan triều đình nhà Lê. Là người thông minh có tài, văn võ song toàn, nhân cách trong sáng được triều thần nhà Lê quý trọng. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Qua đó ngoài kiến thức tìm hiểu lịch sử ít nhiều học sinh cảm phục và rèn luyện theo. Khi sử dụng các chân dung nhân vật phản diện cần hướng dẫn học sinh nhận xét những biểu hiện của tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đó là nhân vật phản diện. Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử trong dạy học môn này sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra, mà phải chọn thời gian sử dụng phù hợp với từng nội dung bài học. + Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học lịch sử Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. nó không chỉ góp phần quan trọng tái hiện lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử chân thực nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn lịch sử của học sinh. Trên bản đồ 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_5_hoc_tot_mon_lich.docx