Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử ở Khối 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử ở Khối 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử ở Khối 4, 5
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CƯMGAR TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC Người thực hiện : Hoàng Thị Bích Năm học: 2016 - 2017 0 Bộ giáo dục. Cho nên, việc khơi dậy, phát triển ý thức, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp dạy và học là con đường phát triển tốt nhất của giáo dục. Do đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng dạy cũng như học Lịch sử ngày càng hiệu quả, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử ở Tiểu học”. Mong sao sáng kiến này nâng cao được chất lượng dạy và học Lịch sử ở trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Trong đề tài này, tôi vận dụng những quan điểm lí luận, phương pháp dạy học nghiên cứu tìm ra 4 biện pháp giúp học sinh tiểu học học môn lịch sử hứng thú và hiệu quả nhất. Đây là sự trao đổi nghiệp vụ sư phạm với đồng nghiệp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm của bản thân để đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Nhiệm vụ: Với đề tài này, tôi tìm hiểu thực trạng dạy và học lịch sử tiểu học nói chung và dạy và học lịch sử ở trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng, trên cơ sở xây dựng lí luận cơ sở cho đề tài. Điều tra và khảo sát tình hình chất lượng học tập của học sinh. Để từ đó nghiên cứu và thực nghiệm các biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử. Từ kết quả thực nghiệm để triển khai và đánh giá kết quả rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 4,5 trường Tiểu học Lê Lợi năm học 2015 -2016. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quá trình học tập của học sinh và phương pháp dạy học của giáo viên trường Tiểu học Lê Lợi để tìm ra các biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử thông qua hoạt động tổ chức dạy học của giáo viên. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng và thử nghiệm rất nhiều phương pháp, tuy nhiên các phương pháp sau là phương pháp chủ đạo góp phần vào sự thành công của đề tài. 2 với đất nước,.song làm thế nào để các em làm được điều đó? Là vấn đề cốt lõi cần phải quan tâm. 2.Thực trạng 2.1.Thuận lợi – khó khăn Thời gian qua vấn đề dạy và học lịch sử được xã hội quan tâm. Vì thế các trường học nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng cũng đã triển khai chuyên đề, các buổi ngoại khóa về môn học này, qua đó nhằm giúp cho giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp mang lại hiệu quả cao. Không những thế nhà trường đã chú trọng đầu tư trang thiết bị để phục vụ công tác dạy học như máy chiếu, máy vi tính, đồ dùng dạy học..Bên cạnh đó một sự thuận lợi đáng kể đó là trên 95% học sinh trong trường là con em dân tộc Kinh. Tất cả đều yêu thích học tập, thích khám phá cái mới, thích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Trình độ giáo viên đạt trên chuẩn hơn 95%. Tất cả đều yêu nghề, quan tâm đến học sinh. Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng còn nhiều khó khăn nhất định như một số học sinh là con em từ nhiều nơi về sinh sống lập nghiệp, theo cha mẹ đến làm ăn, đã chuyển qua nhiều trường, đời sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Việc học đối với các bậc phụ huynh chưa được quan tâm nhiều. Không những thế suy nghĩ từ bao đời nay của người dân Việt Nam môn học Lịch sử là môn phụ, suy nghĩ đó với phụ huynh trường Tiểu học Lê Lợi cũng không ngoại lệ. Một khó khăn đáng lưu tâm nữa là đồ dùng dạy học trong trường tuy được cải thiện song còn thiếu nhiều: nhất là băng hình, phim tư liệu..Giáo viên thì loay hoay chưa tìm ra được hình thức tổ chức dạy học phong phú và phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học này. 2.2. Thành công – hạn chế Môn Lịch sử có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy học lịch sử hiện nay rất được chú trọng. có nhiều chuyên đề phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng học của các em nâng lên. Vì vậy việc dạy học lịch sử đã có nhiều tiến bộ đáng kể góp phần vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. Đây là môn học mang lại sự phát triển toàn diện cho học sinh vì vậy 4 2.4. Các nguyên nhân và yếu tố tác động Môn lịch sử là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh, tuy nhiên có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng kém chất lượng về môn học này và theo tôi những nguyên nhân sau là chủ yếu: Thứ nhất: Về thời lượng 1 tiết/ tuần thì không đủ để giáo viên truyền thụ sâu và học sinh hiểu sâu sắc các nội dung bài học. Tài liệu tham khảo lịch sử nhiều nhưng lại trùng lặp nội dung kiến thức, không thống nhất số liệu gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Kiến thức trong sách giáo khoa nhiều nội dung, sự kiệnDo vậy học sinh dễ chán học, không nhớ, lẫn lộn các sự kiện và nhân vật và điều quan trọng là không tạo ra được chút cảm xúc nào trước những trang sử của dân tộc. Thứ hai: Nguyên nhân khiến học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử là từ phía giáo viên, phương pháp giảng dạy, môi trường học lịch sử.Phần lớn phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn là trình bày miệng, thầy giảng trò nghe. Các thầy cô giáo ít sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy. Xuất phát từ chỗ xem nhẹ môn Lịch sử nên các thầy cô giáo khi dạy môn này cũng không trú trọng như dạy môn Toán và Tiếng Việt, dẫn tới tình trạng là khi dạy Lịch sử giáo viên không đầu tư thời gian đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng một cách rập khuôn. Môi trường học lịch sử cho học sinh khô khan là một cản trở trong việc lôi cuốn học sinh yêu môn Lịch sử. Bên cạnh đó đồ dùng dạy học Lịch sử ở các trường Tiểu học còn hạn chế. Giáo viên Tiểu học còn lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Học sinh chủ yếu chỉ “ học chay”. Từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giờ dạy. không gây hứng thú cho học sinh và đặc biệt là việc tư duy trong học tập của các em bị hạn chế. Kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm ở hai lớp thuộc khối 4,5 như sau: 6 học sinh là phải làm cho các em đạt được thành công. Chỉ có niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học hỏi và hiểu biết. Trong giờ lịch sử giáo viên cần giúp cho học sinh cho mỗi học sinh cả những học sinh yếu cũng có cơ hội được rèn luyện mình, để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công, học sinh sẽ sợ những giờ học này. Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học theo tôi cần thực hiện các biện pháp sau. * Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư tưởng cho học sinh. Tuy nhiên để thành công chúng ta cần chú ý những điểm sau: Thứ nhất: Câu hỏi bài tập phải vừa sức, đúng với từng đối tượng. Không thể đặt câu hỏi quá khó, vượt khả năng tư duy của học sinh như “đánh giá, phân tích, nhận xét” và cũng không quá đơn giản như “ai lãnh đạo, chiến thắng nào, bao giờ?....” cần hết sức tránh tình trạng giáo viên chưa giảng, chưa trình bày sự việc cụ thể, học sinh chưa có hiểu biết nào về sự kiện lịch sử sẽ học mà đã đặt câu hỏi cho học sinh. Cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng của bộ môn, buộc học sinh phải nhìn vào sách giáo khoa để trả lời chứ hoàn toàn không hiểu gì về câu hỏi mà giáo viên vừa nêu ra. Thứ hai: Mỗi giờ học chỉ nên sử dụng từ 5 đến 7 câu hỏi. Sau mỗi chương cần có câu hỏi ôn tập. Các câu hỏi của bài phải tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ logic chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề nội dung, tư tưởng của bài. Thứ ba: Cần triệt để khai thác nội dung các câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa chọn nội dung phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giảng của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, đồng thời phát huy được tư duy, rèn luyện các kỹ năng học tập của các em. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, trong dạy học lịch sử ở Tiểu học thông thường cần chú ý các phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 8 kiến thức trong sách đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án, phải có dự kiến nêu nêu ra lúc nào? Dự kiến học sinh trả lời như thế nào? Đáp án phải ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Khi câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh sáng tạo đặc biệt là gây được cảm giác ngạc nhiên khi đối chiếu với cái mới biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu ra. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp nhằm kích thích sự tò mò ham hiểu biết và gây hứng thú cho học sinh đồng thời phát triển năng lực tư duy cho các em giáo viên không nên đặt câu hỏi mà các em chỉ cần trả lời một cách đơn giản là “có” hay “không” hoặc “đúng” hay “sai”. Bởi vì những câu hỏi như thế không đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ. Đồng thời cũng không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thỏa mãn đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải làm cho học sinh hiểu rằng trả lời đúng đầy đủ câu hỏi là tốt, xong vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn, thông minh hơn. Để thành công trong giờ học lịch sử, khi nêu câu hỏi giáo viên cần phải bám sát trình độ các đối tượng học sinh, câu hỏi không được mang tính chất đánh đố, máy móc mà phải gợi mở cho các em những suy nghĩ về những vấn đề mà câu hỏi yêu cầu gây được hứng thú, trí tò mò để các em tìm tòi. Muốn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra giáo viên cần động viên, khuyến khích, học sinh tham gia trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức như nhận xét, khen ngợi, đánh giá, tuyên dương * Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Trong dạy học đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng đối với bộ môn lịch sử. Tuy nhiên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả nói chung, phát triển tư duy cho học sinh nói riêng thì không đơn giản. Như chúng ta đều nhận thấy rằng đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống với nhau: Tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu. Ngược lại nếu sử dụng không đúng lúc và lạm dụng thì dễ làm cho giờ học phản tác dụng. Đồ dùng trực quan 10 lực học tập. Qua việc sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử, học sinh học tập được tài trí, đức độ của họ, qua đó các em rèn luyện mình theo các tấm gương đó. Ví dụ: Khi dạy bài Nhà Lý dời đô ra Thăng Long ( lớp 4) giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung tượng Lý Thái Tổ và yêu cầu học sinh cho biết đây là hình chụp tượng ai? Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Sau khi học sinh quan sát nghiên cứu và tìm hiểu học sinh có thể biết được Lý Thái Tổ là một ông vua khai sáng nhà Lý, lúc 35 tuổi. Thủa nhỏ ông làm con nuôi sư Lý Vạn Hạnh. Đến tuổi trưởng thành ông làm quan triều đình nhà Lê. Là người thông minh có tài, văn võ song toàn, nhân cách trong sáng được triều thần nhà Lê quý trọng. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Qua đó ngoài kiến thức tìm hiểu lịch sử ít nhiều học sinh cảm phục và rèn luyện theo. Khi sử dụng các chân dung nhân vật phản diện cần hướng dẫn học sinh nhận xét những biểu hiện của tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đó là nhân vật phản diện. Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử trong dạy học môn này sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra, mà phải chọn thời gian sử dụng phù hợp với từng nội dung bài học. + Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học lịch sử Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. nó không chỉ góp phần quan trọng tái hiện lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử chân thực nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn lịch sử của học sinh. Trên bản đồ lịch sử, các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số yếu tố nhất định. Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” ( lớp 5) nếu như chỉ phương pháp dùng lời, giáo viên khó có thể tạo cho học sinh biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp cho là "Một pháo đài kiên cố không thể công phá". Rõ ràng khi chọn vị trí chiến lược cho kế hoạch của mình. Na-va đã nghĩ đến chiến dịch 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_lich_su_o_kh.docx