Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ta biết rằng mục tiêu của Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Để đạt được điều đó thì công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả dạy học và giáo dục của giáo viên và lớp học. Có thể nói, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp là yếu tố then chốt, quyết định đến việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Ngược lại, không làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dạy học và giáo dục của mỗi một giáo viên. Thực tế cho thấy, phần lớn giáo viên Tiểu học đều phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng vừa là nhiệm vụ hết sức vinh quang và nặng nề. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày một cách tốt nhất. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò cùng một lúc: vừa là người thầy, vừa là người cha, người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm mới có thể định hướng cho các em phát triển một cách toàn diện và đúng đắn. Trong thực tế dạy học, một số giáo viên chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, thậm chí còn buông lỏng công việc này dẫn đến nề nếp học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, các hoạt động khác của lớp chưa cao. Vì lẽ đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm cho nên hiện nay công tác chủ nhiệm là một trong những vấn đề luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sâu sát. dục ngày một đi lên, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho học sinh. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, thu thập và xử lý thông tin qua các tài liệu và các giáo trình khác có liên quan đến công tác chủ nhiệm. - Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu tình hình thực tế về giáo viên, học sinh, phụ huynh. - Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng các biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục của bản thân. VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các biện pháp giúp làm tôt công tác chủ nhiệm lớp trong quá trình dạy học và giáo dục. - Giúp học sinh nắm được nội quy lớp học để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Các nhà tâm lí học nghiên cứu về độ tuổi thiếu nhi có chung kết luận: Đây là độ tuổi ở giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, việc nắm bắt và hiểu được tâm sinh lí của độ tuổi là điều rất quan trọng. Đặc điểm của độ tuổi này, giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải là người nắm bắt được những biến động trong sinh lí của các em để từ đó có những phương pháp giáo dục phù hợp. Để thực hiện tốt và hiệu quả công việc, người chủ nhiệm cần có tính kiên trì, tận tình, sự nhiệt tâm, chu đáo trong việc hướng dẫn, chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích cho xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn - Lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau như: học sinh giỏi, học sinh yếu, học sinh cá biệt, v.v. Mặt khác, học sinh Tiểu học có tâm lí chung là ham chơi hơn ham học và có nhiều thay đổi. - Một số giáo viên còn chưa ý thức hết tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm đối với quá trình dạy học và giáo dục. - Một số phụ huynh còn phó mặc vấn đề học tập và rèn luyện đạo đức của con em mình cho giáo viên chủ nhiệm. Trước thực trạng đó, việc tìm ra những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm là rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Nó sẽ góp phần thành công trong quá trình dạy học và giáo dục của mỗi một giáo viên. III. CÁC GIẢI PHÁP 1. Công tác tổ chức, quản lí 1.1. Ổn định tổ chức, xây dựng ý thức, nền nếp học tập - Đầu năm nề nếp lớp học thường chưa được ổn định, thậm chí các em chưa tự ý thức được việc thực hiện các nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Cho nên, trước hết giáo viên chủ nhiệm là phải ổn định và đưa lớp học đi vào nề nếp, vào quỹ đạo của mình. Để làm tốt điều đó, khi được ban giám hiệu giao chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để điều tra sơ khảo về tình hình của lớp, đặc biệt về học lực và phẩm chất, năng lực của từng em cụ thể. Về mặt Phẩm chất - Năng lực: Tôi đã điều tra học sinh trong lớp và chú trọng nhiều đến những học sinh cá biệt, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em. Về tình hình học tập: Căn cứ vào kết quả học tập của từng em, các đánh giá thường xuyên của giáo viên, các bài thi định kì, sổ điểm, để phân loại học lực: có bao nhiêu học sinh hoàn thành chương trình lớp học, bao nhiêu học sinh hoàn thành + Lớp phó phụ trách học tập: Quản lí tiết chữa bài tập trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ. Theo dõi nề nếp học tập nói chung và tổng hợp đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Lớp phó phụ trách lao động: Chịu trách nhiệm trong việc phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực sân trường do tổ chức Đội phân công, tổng hợp đánh giá hoạt đông vệ sinh vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Lớp phó Văn - Thể: Quản lí tiết múa hát tập thể trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ và tiết HĐTT múa hát sân trường. Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ, v.v, và tổng hợp đánh giá hoạt động văn thể vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Tổ trưởng: Điều hành theo dõi các hoạt động của tổ theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó. Kiểm tra việc chuẩn bị bài vở ở nhà của các tổ viên cũng như đồ dùng, sách vở, trang phục trước khi vào học. + Tổ phó: Kết hợp cùng với tổ trưởng đôn đốc và làm tốt các hoạt động của tổ. Theo dõi sát sao các tổ viên thực hiện nhiệm vụ học tập, vệ sinh, nề nếp. Để khích lệ tinh thần thi đua học tập và được thể hiện mình trước tập thể chúng ta có thể phân công vị trí chức vụ đến từng em một. Ví dụ: Trong 1 bàn có hai em ta có thể phân công 1 em là bàn trưởng và 1 em là bàn phó. Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ tổ trưởng đến bàn trưởng, bàn phó trong thời gian từ 1 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác. Thực hiện điều này nhằm mục đích khích lệ tinh thần của các em, giúp các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn và có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của mình. Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự lớp đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời những tồn tại cần khắc phục và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được. Mục tiêu dạy học đó là cung cấp kiến thức và rèn luyện đạo đức cho học sinh, việc thực hiện nghiêm túc nề nếp, ý thức học tập, ý thức tổ chức kỉ luật ngay từ cuối mỗi tuần học. Cần có chế độ thưởng - phạt rõ ràng trong việc chấp hành nội quy lớp học của học sinh. 1.3. Học sinh đăng kí danh hiệu thi đua. Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh đăng kí danh hiệu thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa các tổ với nhau, đăng kí danh hiệu thi đua của lớp như: học sinh giỏi Toán, học sinh giỏi Tiếng Anh, hoàn thành xuất sắc nội dung các môn học, hoàn thành tốt nội dung các môn học, cháu ngoan Bác Hồ, đôi bạn cùng tiến, tổ tiên tiến xuất sắc, lớp tiên tiến xuất sắc v.v. Bằng việc cho học sinh kí cam kết và đăng kí danh hiệu thi đua, giáo viên đã xây dựng ở học sinh động lực để phấn đấu, thi đua sôi nổi và các em thực sự húng thú và cố gắng vươn lên trong học tập. 1.4. Hướng dẫn thực hiện một số động hình trong giờ học. Khi đã ổn định được tổ chức của lớp học, giáo viên tiến hành hướng dẫn các em làm quen với các kí hiệu đưa ra để tập trung sự chú ý trong khi nghe giảng bài. Giáo viên có thể đưa ra một số kí hiệu bên góc trái bảng, như: + , B , V , S , 1, 2 ,3. Những kí hiệu này có ý nghĩa: dấu + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài; kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài; kí hiệu S là học sinh mở sách; kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc làm bài tập tại lớp; kí hiệu 1,2,3 có tác dụng nhắc nhở mỗi tổ khi chưa nghiêm túc trong giờ học. Với thủ thuật này giáo viên không mất nhiều thời gian, không tạo áp lực đối với học sinh mà còn giúp cho lớp đi vào nề nếp tốt. 1.5. Sinh hoạt đầu buổi và cuối tuần. a. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Giáo viên chủ nhiệm cần có nội dung sinh hoạt phong phú và đang dạng như: tổ chức cho học sinh chữa bài tập về nhà trong sách giáo khoa, bài tập học phụ đạo, nêu ra những câu đố về toán, văn, hiểu biết xã hội, hay tổ chức cho học sinh múa hát tập thể để giúp các em có một tinh thần thoải mái nhất trước khi vào học bài mới. a. Khen thưởng. Hình thức khen thưởng nhằm động viên kịp thời các em, nó không giành riêng cho học sinh có thành tích học tập tốt, mà cho cả những em thực hiện tốt nội quy lớp học, quản lí lớp, tổ tốt và những học sinh có những việc làm tốt. Khen thưởng có thể tuyên dương trước lớp bằng một tràng pháo tay thật lớn, hoặc một món quà nhỏ như: chiếc cặp tóc xinh xắn, quyển vở, cái bút, v.v. Việc khích lệ kịp thời bằng những món quà nhỏ bé đó, nó sẽ đem lại động lực giúp các em phấn đấu nhiều hơn trong học tập. b. Xử phạt. Hình thức xử phạt nhằm giúp các em tiện bộ hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Xử phạt thường đối với những học sinh chưa nghiêm túc trong học tập và không thực hiện đúng nội quy của nhà trường và lớp học. Hình thức xử phạt vừa có tính chất nghiêm minh vừa thể hiện được tính giáo dục của người giáo viên. Cách xử phạt là có thể yêu cầu các em lên nhận lỗi trước lớp và hứa sẽ không vi phạm nội quy, hoặc phạt các em bằng cách làm vệ sinh lớp học sạch sẽ, làm cỏ bồn hoa, trồng thêm hoa trong các bồn hoa do lớp phụ trách, v.v. Riêng nếu có một vài học sinh cá biệt, việc vi phạm lặp đi, lặp lại nhiều lần mà không có dấu hiệu tiến bộ thì giáo viên chủ nhiệm cần có sự liên hệ với Ban giám hiệu, hội phụ huynh, cha mẹ học sinh để cùng phối hợp giúp đỡ giáo dục các em kịp thời. 7. Lập sổ theo dõi. Giáo viên chủ nhiệm cần có một cuốn theo dõi từng học sinh, hoặc những học sinh có học lực yếu, hay vi phạm nội quy, học sinh cá biệt, kết hợp với sổ liên lạc học sinh. Sổ theo dõi ghi chép lại những biểu hiện của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân động cơ của việc làm đó; tìm hiểu vì sao các em chậm tiến bộ trong học tập. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể đưa ra những biện pháp cụ thể và thiết thực trong việc giáo dục học sinh. Đồng thời, giáo viên cần thông báo thường xuyên, kịp thời cho gia đình học sinh về các biểu hiện của các em để cùng uốn nắn giúp đỡ con em mình thông qua các hình thức như gọi điện, gửi sổ liên lạc... 2. Công tác giáo dục các đối tượng học sinh trong lớp. Mặt khác, trong các tiết sinh hoạt tập thể, 5 phút chuyển giao giữa các tiết, giáo viên có thể ngồi tâm sự với các em cũng như với học sinh cả lớp để các bạn hiểu, thông cảm và chia sẽ với hoàn cảnh khó khăn của bạn. Đối với học sinh khuyết tật, chúng ta nên tổ chức nhiều hoạt động tập thể để các em có thể tham gia và tạo được sự gần gũi, thân thiết trong lớp, tránh hiên tượng miệt thị, xa lánh giữa các em và giúp các em tự tin vào bản thân, hòa nhập với mọi hoạt động của lớp. Chúng ta cần giáo dục các em biết chia sẻ, thông cảm, yêu thương bạn bè lồng ghép vào tiết dạy của mình. Chẳng hạn, trong tiết học Đạo đức bài học: “Vượt khó trong học tập”, tôi đã đưa ra các tấm gương có thực trong lớp của mình. Bằng những tấm gương có thực, tôi đã giúp các em hiểu nội dung giáo dục của bài học. Qua đó, các em thật sự xúc động và biết chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. 2.4. Đối với học sinh cá biệt: Làm tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt, trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải nắm được những biểu hiện thường gặp ở đối tượng học sinh này. Biểu hiện của học sinh cá biệt thường là: lười học, hay nghỉ học, trốn tiết, gây gỗ đánh nhau, trốn học chơi game, v.v, nó không chỉ diễn ra một lần mà thường xuyên và liên tục. Khi đối diện vấn đề này, giáo viên chủ nhiệm thường có nhiều cách xử lí. Có giáo viên thì thiên về chỉ trích, phạt, kỉ luật; có giáo viên thì đuổi học sinh ra khỏi lớp; có giáo viên trình lên Ban giám hiệu; có giáo viên mời cha mẹ học sinh; v.v. Trong thực tế, giáo dục học sinh cá biệt không đơn giản như vậy, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể và khoa học. Riêng với tôi, tôi thường sử dụng những biện pháp sau: - Điều tra nguyên nhân với mong muốn hiểu vì sao, động cơ nào khiến học sinh phạm lỗi? sẽ giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục thích hợp và có hiệu quả.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_giup_lam_tot_cong_tac_ch.docx