Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh Lớp 5

docx 15 trang thanh 07/02/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh Lớp 5
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Trường TH-THCS Thanh Lương
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số Họ và tên Ngày tháng Noi công tác Chức Trình độ 
TT năm sinh (hoặc nơi danh chuyên Tỷ lệ (%) đóng 
 thường trú) môn góp vào việc 
 tạo ra sáng 
 kiến (ghi rõ đối 
 với từng đồng 
 tác giả, nếu có)
1 NGUYỄN 25/07/1982 Trường TH Giáo ĐHSP 100%
 THỊ HỢI - THCS viên tiểu học
 Thanh giảng 
 Lương, xã dạy (lớP 
 Thanh Lương, 2 3 4 5
 thị xã Bình 
 Long, tỉnh 
 Bình Phước
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp phát huy tính chủ 
động tự quản của học sinh lớp 5”
đại, tăng cường tính chủ động, sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì 
việc đoi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng trên cũng là một vấn đề cấp 
thiết đang được đặt ra. Trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên chủ nhiệm 
2 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (chủ nhiệm)
4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2020
5 Mô tả bản chất sáng kiến:
 5.1. Tính mới của sáng kiến:
 Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo, độc lập tiếp thu 
tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn 
hiện nay. Ngày nay, song song với việc dạy học văn hóa theo hướng hiện học chúng ta không chỉ dạy cho các em biết đọc, biết viết, biết tính toán mà chúng 
ta cần rèn cho học sinh tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong công việc. Cần hình 
thành ý thức làm chủ bản thân, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác. Bên 
cạnh đó, giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân mình, gia đình, 
làng xóm và đất nước. Đồng thời, giáo dục các em phát huy tinh thần phê và tự phê 
để mỗi ngày một tiến bộ hơn. Với những trăn trở, suy nghĩ, bản thân đã nung nấu, 
xây dựng, đúc rút kinh nghiệm và mạnh dạn chọn vấn đề: “Biện pháp phát huy 
tính chủ động tự quản của học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện 
trong lớp, khối của mình.
 5.2. Nội dung sáng kiến:
 Biện pháp tổ chức thực hiện:
 Biện pháp 1:Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh chưa phát huy tính chủ 
động tự quản.
 -Vềphía học sinh:
 Học sinh chưa có ý thức chủ động tự giác, thiếu tinh thần trách nhiệm và chưa 
tự quản lý lấy công việc của mình một cách sáng tạo. Đồng thời, các em chưa chủ 
động nắm bắt các định hướng của tập thể lớp, của giáo viên chủ nhiệm và của nhà 
trường.
 Đối với ban cán sự lớp thì chưa có khả năng lãnh đạo, chưa biết triển khai công 
việc, chưa nắm đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của từng bạn trong to, trong lớp.
 Học sinh chưa có thói quen tự quản từ các lớp dưới: Trong thực tế lớp 5/4 mà tôi 
chủ nhiệm, đầu năm học nề nếp của các em rất lộn xộn, nhiều học sinh vô to chức, 
vô kỷ luật, không tôn trọng và cũng không thực hiện các yêu cầu, hiệu lệnh của ban 
cán sự lớp. Như em An Lớp trưởng nói: “ Từ năm học lớp 1 đến giờ, lớp mình vẫn 
vậy đó cô. Có rất nhiều bạn không thực hiện theo yêu cầu của ban cán sự lớp cô 
ạ!”.
 - Về phía giáo viên:
 Nguyên nhân học sinh chưa phát huy tính chủ động tự quản không phải hoàn 
toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở giáo viên. “Thầy tốt thì 
mới có trò hay”. Thông thường thì giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt được các kỹ 
năng cần thiết như:
 Kỹ năng lựa chọn ban cán sự lớp: Có thể đã qua sự tín nhiệm của tập thể lớp 
nhưng giáo viên cũng cần theo dõi, quan sát từng em. Có em có năng lực học tập 
nhưng lại không có khả năng điều hành lớp. Phải chọn những học sinh có sức học 
hoàn thành tốt các môn học và năng lực phẩm chất, biết diễn đạt mạch lạc một vấn 
đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp. huy tính chủ động tự quản của học sinh nói riêng và công tác chủ nhiệm nói 
chung. Để làm công việc này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, 
thăm dò ý kiến học sinh trong lớp, tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm năm 
học trước. Trên cơ sở đó, chọn ra 5 hạt nhân tích cực nhất hội tụ đầy đủ cả đức và 
tài cho 5 chức danh làm nên bộ khung ban cán sự lớp. Bao gồm một lớp trưởng, 
bốn lớp phó phụ trách các mảng hoạt động của lớp suốt cả năm học. Ban cán sự 
phải là người có sức học vững, đạo đức tốt, có uy tín lớn đối với các bạn, mạnh dạn, 
nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao.
 Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm giao công việc cụ thể gắn với trách nhiệm 
từng học sinh. Ban cán sự chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về công việc 
được giao.
 Cụ thể: Trong lớp 5/4 của tôi chủ nhiệm, quy định lớp phó học tập đảm nhiệm 
công việc liên quan đến lĩnh vực học tập như: chữa bài tập, theo dõi tình hình học 
tập của lớp. Lớp phó lao động phụ trách mảng lao động có nhiệm vụ phân công 
công việc, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trực nhật làm vệ sinh hàng ngày trong lớp học, 
trong khuôn viên trường theo qui định. Lớp phó văn thể mỹ phụ trách các hoạt động 
văn nghệ, thể thao, trang trí lớp. Lớp phó nề nếp có nhiệm vụ theo dõi, nhắc nhở 
các thành viên trong lớp thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp. Lớp trưởng là 
linh hồn của lớp, quản lí mọi mặt của lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ 
nhiệm.
 Lớp trưởng có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý mọi nề nếp sinh 
hoạt của lớp. Vì vậy, giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái 
tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải có sức học vững, 
chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà giáo viên giao. Thành viên nào 
không chấp hành mệnh lệnh của lớp trưởng được xem như không chấp hành mệnh 
lệnh của giáo viên chủ nhiệm và đương nhiên phải được xem xét đánh giá về mặt 
năng lực phẩm chất.
 Ví dụ: Học sinh phải xếp hàng vào lớp trước buổi học và vào giờ ra về. Lớp 
trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh và ngay ngắn, không ồn, 
không làm ảnh hưởng đến các bạn lớp khác.
 Ngoài ra tôi còn chia lớp ra làm 3 tố, mỗi tổ sẽ bầu một tổ trưởng, tổ trưởng có 
nhiệm vụ truy bài đầu giờ, kiểm tra vở bài tập, đồ dùng học tập của tổ viên trước 
khi vào lớp 15 phút, ngoài ra tổ trưởng còn có nhiệm vụ quản lí tổ viên trong các 
hoạt động nhóm để tất cả các bạn trong nhóm mình đều có thể tham gia giải quyết 
hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình.
 Biện pháp 4: Xây dựng nội qui lớp:
 Để phát huy tính chủ động tự quản của học sinh một cách hiệu quả thì không thể Tổ xếp vị trí thứ ba được nhận một bông hoa màu đỏ có 3 cánh gắn lên bảng thi 
đua của lớp.
 Tổ xếp vị trí thứ tư được nhận một bông hoa màu đỏ có 2 cánh gắn lên bảng thi 
đua của lớp.
 Bông hoa 5 cánh tượng trưng cho sự phấn đấu tốt đạt kết quả cao.
 Bông hoa khuyết ít tượng trưng cho sự phấn đấu khá tốt, cần phấn đấu vươn lên 
đạt kết quả cao hơn (phấn đấu đạt bông hoa 5 cánh).
 Bông hoa khuyết nhiều tượng trưng cho sự phấn đấu còn chưa đạt. Cần cố gắng 
nhiều hơn nữa.
 Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức cho các tổ đăng ký thi đua. Cho học sinh đăng 
ký thi đua, mỗi tổ là một đơn vị thi đua. Tổ trưởng của mỗi tổ cũng là nhóm trưởng 
thi đua. Tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong tổ thi đua 
thực hiện tốt mọi nội quy của lớp đề ra. Tổ trưởng và các tổ viên đều theo dõi việc 
thực hiện các chỉ tiêu thi đua, thực hiện các phong trào thi đua của tập thể, theo dõi 
hoạt động và kết quả hoạt động của từng thành viên của tổ. Tổ trưởng có trách 
nhiệm ghi chép đầy đủ kết quả hoạt động, điểm thi đua hàng ngày của tổ để báo cáo 
kịp thời cho lớp trưởng.
 Tổ chức cho các tổ kiểm tra chéo qua việc theo dõi, quan sát các tổ trong việc 
thực hiện các chỉ tiêu thi đua, các hoạt động và kết quả hoạt động của từng tổ ngay 
sau mỗi buổi học.
 Phân công các tổ theo dõi chấm điểm thi đua. Cụ thể là:
 + Tổ 1 theo dõi chấm điểm tổ 2.
 + Tổ 2 theo dõi chấm điểm tổ 3.
 + Tổ 3 theo dõi chấm điểm tổ 1.
 Lớp trưởng có trách nhiệm công bố điểm thi đua của từng tổ sau mỗi buổi học, 
chỉ ra những ưu nhược điểm của từng tổ. Trên cơ sở đó, từng tổ rút kinh nghiệm để 
phát huy những mặt tích cực, tìm ra biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế 
của tổ vào trước buổi học của ngày hôm sau. Tổng hợp, xếp loại kết quả thi đua 
cuối tuần, cuối tháng thông qua giáo viên chủ nhiệm.
 Giáo viên chủ nhiệm cần động viên, khen thưởng học sinh kịp thời dưới nhiều 
hình thức.
 Phối hợp giáo dục thường xuyên với gia đình học sinh về kết quả học tập và rèn 
luyện của từng học sinh.
 Song song với việc xây dựng nề nếp nội quy lớp học, giáo viên cũng rèn cho học 
sinh nề nếp tự quản. lỗi của mình để từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cũng cần trau dồi, học hỏi và 
sử dụng những phương pháp giảng dạy tích cực để nâng cao chất lượng dạy học.
 Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình: đến gia 
đình thăm hỏi động viên đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các em.
 Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, to chức hướng dẫn học 
sinh học tập, học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, giáo 
viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học 
sinh ở tất cả các đối tượng.
 Ví dụ: Khi dạy Lịch sử bài ôn tập thì giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi 
trò chơi: “ Đố vui lịch sử” để hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến nội dung 
bài học, bạn nào trả lời đúng thì sẽ nhận được một phần quà còn nếu trả lời chưa 
đúng thì quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Bạn lớp trưởng sẽ điều khiển phần chơi 
này còn giáo viên chỉ làm trọng tài, cố vấn khi cần thiết.
 Ngoài ra, khi dạy Địa lí, Khoa học,... để củng cố lại nội dung bài học giáo viên 
có thể tổ chức học sinh chơi trò chơi những ô chữ kì diệu.
 Bên cạnh đó, khi dạy Toán giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua tiếp 
sức: viết số lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu đó về 
đích trước, ...
 Giáo viên tổ chức nhiều hình thức dạy học nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi 
mà cũng rất nhẹ nhàng, hiệu quả. Hình thức học mà chơi - chơi mà học là một điển 
hình như thế. Tuy nhiên, không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung 
quanh.
 Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. 
Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn, không đập 
bàn, phải biết trao đoi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao, ...
 Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất 
cao, học sinh lĩnh hội đầy đủ kiến thức.
 Biện pháp 7:Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức:
 Như chúng ta đã biết, về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là 
một quá diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác: đó là quá trình giáo dục và quá 
trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan 
hệ biện chứng lâu dài và phức tạp: trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của quá 
trình dạy học và ngược lại. Chính vì vậy, người giáo viên ngoài việc dạy học giúp 
học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản còn là một người mẹ hiền luôn tận tuỵ 
với những đứa con bé bỏng thân yêu của mình.
 Nói cách khác, song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo Tóm lại:
 Ngoài những biện pháp nhằm phát huy tính chủ động tự quản của học sinh thì 
biện pháp lâu dài là tạo ra môi trường học tập thân thiên, sự hứng thú trong quá 
trình học tập. Bên cạnh đó, người giáo viên cần giáo dục học sinh có ý thức tự giác 
trong việc thực hiện các yêu cầu giáo dục, hình thành thói quen chăm lo, chủ động 
trong mọi phong trào và hoạt động của lớp, phát triển ý thức và năng lực tự quản 
các hoạt động ở lớp và của mỗi cá nhân.
 Bên cạnh đó, phát huy tính chủ động tự quản của học sinh là một hoạt động thiết 
thực, giúp cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường quản lý tốt các hoạt động phong 
trào cũng như kỷ cương nề nếp học đường. Đồng thời, giáo dục cho học sinh kỹ 
năng sống, kỹ năng hoạt động và khả năng chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: các giải pháp này có thể áp dụng để phát 
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh ở cấp tiểu học tại trường TH- THCS Thanh 
Lương .
6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Đối với nhà trường:
 Cần quan tâm, động viên kịp thời những nhân tố điển hình, khuyến khích cán bộ 
giáo viên tích luỹ và tong kết kinh nghiệm giáo dục.
 -Đối với giáo viên:
 Cần quan tâm tiếp xúc, gần gũi, gắn bó, thương yêu tất cả học sinh.
 Trên cơ sở những yêu cầu, nội quy của nhà trường, cần đề ra một chương trình, 
kế hoạch hoạt động của lớp đầy đủ về nội dung và những yêu cầu cụ thể.
 Tin tưởng giao việc cho ban cán sự lớp. Tôn trọng những suy nghĩ, những đề 
xuất của các em.
 Công bằng trong thi đua và khen thưởng.
 Năng động, sáng tạo trong mọi tình huống giáo dục, dạy học để có thể xử lý một 
cách hợp lý, hợp tình những tình huống đó.
 Phối hợp giáo dục chặt chẽ và thường xuyên với gia đình học sinh về kết quả rèn 
luyện và học tập của các em.
 - Đối với học sinh:
 Cần nắm vững nội quy của trường, của lớp.
 Cần nắm vững những yêu cầu, những nhiệm vụ giáo dục mà các em phải thực 
hiện.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_tinh_chu_dong_tu_qu.docx