SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương Lớp 5

docx 25 trang thanh 29/10/2023 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương Lớp 5

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương Lớp 5
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 ----o0o—
 Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
 TRONG TIẾT ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5
 Phân môn : Địa lí
 Cấp học : Tiểu học
 Năm 2015 – 2016 MỤC LỤC
 I. Đặt vấn đề 1
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục đích nghiên cứu 2
 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2
 4. Phương pháp nghiên cứu 2
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3
 II. Nội dung 4
 1. Chương trình địa lí địa phương lớp 5 4
 2. Thực trạng của việc dạy và học địa lí địa phương lớp 5 5
 a. Thuận lợi 5
 b. Khó khăn 5
 3. Giải quyết vấn đề 5
 4. Cách thực hiện 6
 4.1. Chuẩn bị của giáo viên 6
 4.2. Chuẩn bị của học sinh 7
 4.3. Tổ chức thực hiện tiết học 8
 4.3.1. Khởi động 8
 4.3.2. Các hoạt động cơ bản 9
 a. Hoạt động 1 9
 b. Hoạt động 2 10
 c. Hoạt động 3 12
 4.3.3. Củng cố, dặn dò 17
 4.4. Phát huy tính tích cực trong việc đánh giá 18
 4.5. Phát huy tính tích cực trong việc ghi bài 18
5. Kết quả 20
 5.1. Đối với học sinh 20
 5.2. Đối với giáo viên 20
 III. Kết luận 21 với kiến thức mới nhẹ nhàng, gần gũi từ đó tạo cho các em niềm vui, niềm tin, 
hứng thú học tập.
 Dạy học như vậy khuyến khích người giáo viên chủ động, sáng tạo, phải biết 
tôn trọng mọi cố gắng, nỗ lực của người học. Kết quả là chất lượng dạy và học 
được nâng cao đồng thời giúp người học có lòng ham mê, yêu thích môn học tưởng 
chừng rất khó, khô khan và trừu tượng này.
 Hiểu được tầm quan trọng của phân môn Địa lí ở tiểu học cũng như vai trò 
trung tâm của học sinh trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng 
dạy học và giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra vấn 
đề:
 “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương lớp 5”
2. Mục đích nghiên cứu:
 Đưa ra một số biện pháp trong quá trình dạy học một tiết địa lí địa phương 
thực hiện việc phát huy tính tích cực, chủ động, tận dụng vốn hiểu biết của học 
sinh giúp cho các em dễ dànglĩnh hội những kiến thức vừa tự nhiên vừa xã hội lí 
thú, bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài, hào hứng, yêu thích môn học này. 
Đó cũng chính là thước đo tính hiệu quả cho một tiết học.
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Học sinh lớp 5E trong trường Tiểu học, năm học 2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Phương pháp phân tích:
 Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận điểm 
trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài. Đó là lý 
luận phương pháp dạy học, các chủ trương của Bộ, ngành, các hội thảo có liên 
quan đến vấn đề dạy học địa lí địa phương.
 Phương pháp này được dùng để chắt lọc, lựa chọn nội dung dạy học cho phù 
hợp đối tượng học sinh để đạt được hiệu quả cao trong tiết học.
 b. Phương pháp khảo sát thực tế
 Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong việc 
dạy địa lí địa phương ở lớp 5.
 Sử dụng để khảo sát tình hình thực tế học sinh khi học phân môn địa lí nói 
chung và địa lí địa phương nói riêng, để thu thập các thông tin cần thiết có liên II. NỘI DUNG
l. Chương trình Địa lí địa phương lớp 5:
 Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chương trình Địa lí lớp 5 
học sinh được học 2 tiết địa lí địa phương vào tuần 31, 32.Bắt đầu từ năm học 2011 
- 2012, một số tiết địa lí biên soạn trong sáchgiáo khoa Địa lí lớp 5 sẽ là bài tự 
chọn. Đó là các bài:
- Một số nước ở châu Âu
- Châu Phi (tiếp theo)
- Châu Mĩ (tiếp theo)
 Với các bài tự chọn này, giáo viên có thể dạy cả bài hoặc có thể chỉ lựa chọn 
một nội dung của bài để dạy hay dạy lồng ghép trong các tiết học khác hoặc không 
dạy. Nếu không dạy cả bài thì thay thế nội dung các tiết đó là các bài địa lí địa 
phương. Nội dung từng bài địa lí địa phương đó do tổ chuyên môn lựa chọn, thống 
nhất để phù hợp với thực tế của nhà trường.
 Năm học 2015 - 2016, Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nội biên soạn bộ tài liệu 
Địa lí Hà Nội dành cho học sinh tiểu học, gồm 12 bài trong đó có 6 bài về Hà Nội 
và 6 bài về 6 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Đây là một tài liệu tham khảo rất cần 
thiết giáo viên và học sinh. Nội dung các bài học phù hợp, gần gũi, thiết thực. Với 
tài liệu này, tổ chuyên môn đã chọn sử dụng nội dung các bài học theo 2 hình thức: 
dạy cả bài (Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; Bài 3: Khí hậu, thủy văn, động 
thực vật) và dạy lồng ghép (các bài còn lại), thống nhất nội dung 5 tiết địa lí địa 
phương, cụ thể:
Tuần Bài dạy theo chương trình cũ Chương trình 2015-2016
23 Vị trí giới hạn, đặc điểm TN Hà Nội Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
26 Dân cư, kinh tế Hà Nội Khí hậu, thủy văn, động thực vật
28 Vị trí giới hạn, đặc điểm tự nhiên Vị trí giới hạn, đặc điểm tự nhiên 
 quận Thanh Xuân quận Thanh Xuân
31 Dân cư, kinh tế quận Thanh Xuân Dân cư, kinh tế quận Thanh Xuân
32 Địa lí phường Khương Mai Địa lí phường Khương Mai
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên thực hiện việc phát huy tính 
tích cực của học sinh ở các tiết học nói chung và các tiết địa lí địa phương - Xác định đúng mục tiêu tiết học.
- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết 
học và phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục vụ 
bài dạy.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo 
viên trong quá trình giảng dạy.
 Quy trình của một tiết học gồm:
- Khởi động / Kiểm tra bài cũ
- Các hoạt động cơ bản
- Củng cố, dăn dò.
4. Cách thực hiện:
 Với bài: Khí hậu, thủy văn, động thực vật.
4.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 a. Xác định đúng mục tiêu bài:
 Với mỗi bài dạy, người giáo viên cần xác định được đúng, đủ mục tiêu là 
rất cần thiết. Mục tiêu thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng, 
thái độ. Và mỗi hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu 
chung toàn bài. Dạy học bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn lựa đúng 
cho hình thức, phương pháp thì bài giảng mới có hiệu quả.
 Cụ thể, mục tiêu của bài: Khí hậu, thủy văn, động thực vật.
1. Kiến thức: Học sinh nắm được một số đặc điểm chính của khí hậu, sông, hồ, 
đầm, động, thực vật của Hà Nội.
2. Kĩ năng: + Kể được tên một số sông, hồ, đầm, động, thực vật của Hà Nội.
+ Nêu được một số đặc điểm chính, chỉ được vị trí của sông Hồng trên lược đồ.
 + Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên Hà 
Nội.
 b. Xác định nội dung trọng tâm bài:
 Nội dung bài rất nhiều, phạm vi kiến thức rộng vì bao gồm các yếu tố tự 
nhiên: khí hậu, sông, hồ, động thực vật của Hà Nội.
 Cần lựa chọn nội dung nào cho chắt lọc, gần gũi, khai thác, mở rộng đến 
đâu, dẫn dắt, định hướng hoạt động thế nào để giúp hoc sinh dễ tiếp thu mà không tên gọi, độ dài sông, các cây cầu bắc qua sông đoạn chảy qua Hà Nội.
 Kết quả, học sinh đã sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin, tranh ảnh 
phục vụ rất hiệu quả cho tiết học.
4.3. Tổ chức thực hiện tiết dạy:
4.3.1. Khởi động:
 Trong tiết này, tôi không kiểm tra bài cũ vì nội dung kiến thức các em đã 
 Giáo viên đặt câu hỏi:
- Dựa vào màu sắc, số liệu trong bảng, con hãy cho biết mùa hè và mùa đông bắt 
đầu từ tháng nào đến tháng nào? Vì sao?
 Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức, không phải học sinh nào cũng trả lời 
được nên trong câu hỏi giáo viên đã định hướng cách tìm câu trả lời: dựa vào 
màu sắc, số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, học sinh bám vào đó nêu đúng được: 
mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 vì nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều; mùa đông từ 
tháng 11 đến tháng 3 năm sau vì nhiệt độ thấp, lượng mưa ít. Tháng 4 và tháng 
10 là hai tháng giao mùa, vìtheo thói quen , người miền Bắc vẫn thường nói: một 
năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đây là kiến thức quan trọng, học sinh cần 
nắm rõ.
 Không chỉ dừng lại ở đây, trước khi kết thúc hoạt động 1, với đối tượng học 
sinh lớp 5, tôi mở rộng vấn đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Lúc này, tôi muốn 
huy động kiến thức, vốn hiểu biết thực tế của các em. Tại thời điểm dạy bài này 
(tuần 26 - tháng 3), ở miền Nam nước ta có biểu hiện thời tiết bất thường: xâm 
nhập mặn, hạn hán kéo dài. cộng đồng, hợp tác có trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, bạn nào còn 
lúng túng trong việc chỉ sông Hồng theo hướng dòng chảy sẽ được các bạn hướng 
dẫn chỉ đúng hơn, rèn được kĩ năng chỉ bản đồ. Khi học sinh đã nắm được đặc 
điểm chính của sông Hồng:
- Hướng chảy: tây bắc - đông nam
- Dài: 163 km, từ huyện Ba Vì đến huyện Phú Xuyên
- Chế độ nước có hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 - 10; mùa cạn từ tháng 11 
đến tháng 4 năm sau.
 Để giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm sông Hồng, giáo viên nêu câu 
hỏi:
- Tại sao sông Hồng có chế độ nước như vậy?
 Câu hỏi này giúp cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa lượng nước mưa 
theo mùa và chế độ nước sông có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. 
Trả lời được câu hỏi này các em phải vận dụng kiến thức của phần khí hậu vừa 
học ở trên. Như vậy học sinh hiểu bài kĩ hơn, ghi nhớ bài tốt hơn, bài giảng thể 
hiện rõ đặc trưng môn học.
 Tôi đặt tiếp câu hỏi về vai trò của sông Hồng. Câu hỏi này tiếp tục phát huy 
được vốn hiều biết thức tế của các em, giúp hệ thống tổng hợp kiến thức: bồi đắp 
nên đồng bằng Bắc bộ, là đường giao thông quan trọng, khai thác cát, nuôi trồng 
thủy sản, ...
 b.2. Tìm hiểu về hồ, đầm:
- Tôi cho học sinh phân biệt sự khác nhau giữa đầm và hồ.
- Kể tên các hồ, đầm, vì sao con biết? Quận Thanh Xuân có hồ, đầm nào?
- Hãy giới thiệu về một hồ hoặc đầm mà con thích hoặc từng đến.
- Người dân thủ đô biết khai thác hồ, đầm như thế nào?
 Hệ thống câu hỏi khai thác này không nhiều nhưng thể hiện rõ vai trò dẫn 
dắt của người giáo viên, học sinh nắm bắt được kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự 
nhiên, khai thác triệt để vốn sống, kiến thức thực tế phong phú của các em. Khi 
được giới thiệu về hồ đầm mà em thích hoặc đã từng đến các em được rèn kĩ 
năng nói, được thể hiện tình yêu quê hương.
 Để chốt lại họat động này, tôi chọn giới thiệu với học sinh về hồ Tây, một 
cảnh đẹp rất gần gũi nhưng không phải em nào cũng biết hết về nơi đây để các 
em thêm hiểu biết, thêm yêu và tự hào: em.
- Nội dung khai thác gồm 3 câu hỏi ẩn sau 3 hộp quà, sau 3 hộp quà là một 
bức tranh bí mật - quà tặng cho người hiểu biết.
Điều này tạo cho các em sự hứng thú. Mỗi câu hỏi được đưa ra dưới hình thức 
khác nhau, học sinh được lựa chọn bất kì câu nào không cần theo thứ tự để 
tránh sự nhàm chán, gò ép. Nội dung cụ thể:
- Câu 1: Hãy chia sẻ hiểu biết và thông tin em sưu tầm được về động thực vật 
của Hà Nội.
 Với câu hỏi này, tôi tổ chức làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ này sẽ giúp 
đạt được các mục tiêu sau:
+ Các em trong nhóm sẽ chia sẻ thông tin cho nhau, làm giàu thêm vốn hiểu 
biết + Khi báo cáo trước lớp, học sinh được tự do bộc lộ những hiểu biết của 
mình về các khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề giáo viên đặt ra dựa vào 
hiểu biết, dựa vào tài liệu sưu tầm.
+ Giáo viên sẽ lắng nghe, tổng hợp ý kiến, phân tích, bổ sung những ý các em 
chưa nêu hoặc mở rộng thêm vấn đề.
Thực tế, các em đưa ra nhiều ý kiến hay, phong phú góp phần xây dựng bài 
học:
 Thực vật Động vật
- có nhiều loại cây ăn quả như: mít, - nuôi nhiều: chó, mèo, lợn, gà, tôm, 

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_tiet_dia_li_d.docx
  • pdfSKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương Lớp 5.pdf