SKKN Một số biện pháp sáng tạo trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi dạy môn Khoa học cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sáng tạo trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi dạy môn Khoa học cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sáng tạo trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi dạy môn Khoa học cho học sinh Lớp 5
MỤC LỤC 1.ĐẶT VẤN ĐỀ. ................................................................................................2 1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................3 1. 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................4 1.2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................6 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................6 1.4 . Đối tượng khảo sát thực nghiệm ..............................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................7 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài:....................................................7 2. NỘI DUNG.....................................................................................................8 2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu..............8 2.2. Thực trạng .................................................................................................8 2.2.1. Vài nét về đặc điểm của trường Tiểu học Mỹ Trinh. ..........................8 2.2.2. Thực trạng về vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi dạy học môn Khoa học cho học sinh lớp 5. .........................................................9 2.3. Mô tả giải pháp của đề tài:..................................................................11 2.3.1. Giải pháp 1: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy và học, tư liệu phục vụ bài học: ...............................12 2.3.2. Giải pháp 2: Phát huy năng lực giải quyết vấn đề thông qua phương pháp dạy học theo tình huống.....................................................................18 2.3.3. Giải pháp 3: Phát huy năng lực giải quyết vấn đề thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm. .........................................................................24 2.3.4. Giải pháp 4: Phát huy năng lực giải quyết vấn đề qua hứng thú học tập cho học sinh. .........................................................................................33 2.3.5. Giải pháp 5: Phát huy năng lực giải quyết vấn đề thông qua phương pháp sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh..................................................................................39 2.3.6. Giải pháp 6: Phát huy năng lực giải quyết vấn đề bằng công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học...................................................................41 2.4.Kết quả đạt được qua khảo nghiệm:.........................................................43 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................45 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến:................................45 3.1.1. Nội dung:...........................................................................................45 3.1.2.Ý nghĩa:..............................................................................................45 3.1.3. Hiệu quả:...........................................................................................46 3.2. Những đề xuất, khuyến nghị: ..................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................48 3 như chưa liên hệ được kiến thức thực tế vào bài học. Do đó, học sinh chỉ ghi nhớ nội dung bài học một cách máy móc. Xuất phát từ thực tế và những lí do được trình bày ở trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp sáng tạo trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi dạy môn Khoa học cho học sinh lớp 5”. Hi vọng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp những cách thức, những kinh nghiệm đổi mới về phương pháp dạy học cho học sinh lớp 5 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục hiện nay. 1.1. Lí do chọn đề tài 1. 1. 1. Cơ sở lý luận Môn khoa học là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu và thiết thực như là: Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường, đặc điểm và công dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. Là môn học giúp học sinh hình thành các kĩ năng như: Kĩ năng ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Kĩ năng quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống và sản xuất. Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.... Thông qua những kiến thức và kĩ năng đó giúp học sinh hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh. Trong thực tế môn khoa học không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về con người, tự nhiên, rèn luyện kĩ năng và thái độ học tập đúng đắn mà còn góp phần phát triển những kĩ năng và phẩm chất của các nhà khoa học tương lai. 5 vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh. Cụ thể: - Chưa phát huy được tình yêu con người, thiên nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng. - Chưa ý thức được việc tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. - Khơi gợi sáng tạo trí tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên chưa tự giải quyết được vấn đề. Phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Khoa học lớp 5 là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần tạo nên một tiết học đạt hiệu quả. Nhưng giáo viên ít sử dụng phương pháp và kỹ thuật phong phú, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh, khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, kích thích sự tư duy và nhận thức trí tuệ của học sinh chưa phát huy cao. Cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh, nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức “chơi mà học, học mà chơi” đang được khuyến khích ở trường Tiểu học và việc sử dụng trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đồng thời nó sẽ kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh phát huy được năng lực giải quyết vấn đề ít khi giáo viên sử dụng khi dạy môn khoa học. - Cùng với các môn học khác, môn Khoa học lớp 5 bên cạnh việc góp phần giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung, môn học đồng thời cũng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh gồm 3 thành phần năng lực: Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học. Trước thực tế đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, làm thế nào học sinh phát huy được năng lực tích cực chủ động, sáng tạo và từ đó phát triển được năng lực giải quyết vấn đề trong học tập môn Khoa học. Vì vậy, trong suốt quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi từ đồng nghiệp cũng như kinh nghiệm bản thân, cho 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, tôi áp dụng nhiều biện pháp từ nghiên cứu thực trạng trên lớp đến việc khảo sát, điều tra thực tế và vận dụng nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp, cụ thể như sau: - Phương pháp điều tra: Xem xét tình hình học tập của học sinh trong một lớp, những yếu tố nào trong bài học mà học sinh nắm chưa vững hoặc còn thiếu sót. - Phương pháp tổng hợp: Thu thập tài liệu qua đọc sách và các tài liệu tham khảo có liên quan đến phương pháp dạy hoc môn Khoa học từ đó thống kê và khái quát hóa các khái niệm làm cơ sở cho đề tài. - Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: Phỏng vấn giáo viên dạy, học sinh, khảo sát qua giờ dạy, bài làm của học sinh. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: Thống kê và xử lý số liệu qua thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh để khảo sát đối chứng. - Phương pháp phân tích, thực hành: Đây là biện pháp quan trọng thông qua các bài tập thực hành để học sinh lĩnh hội và áp dụng những giải pháp mới đã nghiên cứu. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài: a. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình môn Khoa học lớp 5 hiện hành và tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở Trường Tiểu học. - Phương pháp và hình thức dạy học dạy môn Khoa học ở lớp 5. - Một số trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5. b. Thời gian nghiên cứu của đề tài: - Điều tra thực tế và đọc tài liệu nghiên cứu từ đầu tháng 9 năm học 2022 - 2023 9 - Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5A có tổng số học sinh là 32 em, nữ 14 em. Trong 32 em đó có 32 tính cách, hoàn cảnh khác nhau. 2.2.2. Thực trạng về vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi dạy học môn Khoa học cho học sinh lớp 5. Như chúng ta đã biết môn khoa học ở tiểu học là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, tri thức khoa học....Tuy nhiên thực trạng hiện nay trong quá trình giảng dạy môn học này chưa thật sự được chú trọng. Về phía giáo viên: Giáo viên có tiếp cận nhưng chưa thực sự đầu tư nghiên cứu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn khoa học lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong một lớp học trình độ học sinh không đồng đều dẫn đến việc giảng dạy môn Toán và các phân môn của môn Tiếng Việt nhiều học sinh chưa thể nắm bắt kịp kiến thức nên giáo viên thường kéo dài thời gian của những tiết học môn này dẫn đến việc giảng dạy môn Khoa học còn lại thường bị rút ngắn chưa đảm bảo đúng thời gian quy định. Vì thời gian bị rút ngắn nên việc giảng dạy đúng quy trình chưa đảm bảo, giáo viên cũng chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian vào việc nghiên cứu đổi mới các phương pháp cũng như làm đồ dùng học tập giảng dạy trong môn Khoa học nhằm kích thích trí tò mò khám phá của học sinh. Về phía phụ huynh và học sinh: Cả phụ huynh và học sinh vẫn có tư tưởng xem môn học này là môn học “ phụ ”, hoặc chỉ cần học thuộc lòng bài học, nội dung cần ghi nhớ trong mỗi bài là học sinh có thể làm bài thi học kì. Đối với học sinh lớp 5 cũng chưa có sân chơi nào trong lĩnh vực khoa học nên cũng chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh và phụ huynh. 11 Qua theo dõi việc học tập môn Khoa học của học sinh lớp 5A trong tháng 9 năm học 2022-2023, tôi tiến hành khảo sát học sinh với các nội dung như sau: Tổ chức tiết dạy bài “ Nam hay nữ” sách giáo khoa trang 6, sau khi học xong tôi tiến hành khảo sát các kỹ năng sau: 1.Phát huy kỹ năng tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhóm. 2.Phát huy được kỹ năng khám phá tự nhiên, khoa học . 3. Phát huy được kỹ năng chăm sóc sức khỏe và môi trường xung quanh. 4.Phát huy được kỹ năng hứng thú trong học tập. Kết quả khảo sát hai lớp 5A và 5B đạt như sau: Lớp Sỉ Tiêu chí đánh giá số Phát huy kỹ Phát huy được Phát huy Phát huy được năng chủ kỹ năng khám được kỹ năng kỹ năng hứng động, tích cực phá tự nhiên, chăm sóc sức thú trong học và sáng tạo khoa học . khỏe và môi tập trong hoạt trường xung động nhóm. quanh. SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ % % % 5A 32 8 25,0 % 7 21,8% 6 18,8% 9 28,1% 5B 30 7 23,3 % 6 20% 7 23,3% 9 30% Qua khảo sát tôi nhận thấy các kỹ năng cần đạt của học sinh 2 lớp là tương đương với nhau. 2.3. Mô tả giải pháp của đề tài: *Đề tài này mới ở các điểm sau: Một số biện pháp sáng tạo trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong môn học. Phát huy tính tò mò, khám phá tự nhiên, khám phá khoa học qua môn học gắn liền với cuộc sống. Phát huy kỹ năng học tập gắn liền với trải nghiệm. Phát huy kỹ năng xử lí tình huống trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày Phát huy hứng thú học tập thông qua một số trò chơi. *Giải pháp:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_sang_tao_trong_viec_phat_trien_nang_lu.docx