SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

docx 10 trang thanh 03/11/2023 1510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5
 Phần 1: Thực trạng đê tài
 Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 5/2 với 35 học sinh. Qua trực 
tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn tả cảnh trong bài viết của các em 
còn có một số mặt hạn chế sau:
 - Bài viết của các em còn sai lỗi chính tả.
 - Bài viết chưa đúng trọng tâm của đề bài cần miêu tả.
 - Khi làm văn các em còn miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ nghèo nàn nên trong bài 
văn các em thường liệt kê các đối tượng miêu tả, diễn đạt lủng củng, sắp xếp ý lộn xộn.
 - Câu văn chưa giàu hình ảnh, các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi 
miêu tả.
 - Khi làm văn, các em chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài.
 - Các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình ảnh, âm thanh, cảm 
giác... về sự vật khi quan sát.
 - Các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học để tích lũy 
vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại không biết sắp xếp câu văn, ý 
văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ 
ngữ, ngôn ngữ của các em về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp 
nhiều lúng túng. Đó chính là lí do tôi đưa ra: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh 
cho học sinh lớp 5”.
 Phần 2: Nội dung cân giải quyết
 Đứng trước thực trạng như trên, yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đoi mới phương pháp dạy 
học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại tả cảnh một cách say mê, hứng thú để 
từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên, theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các 
vấn đề chính sau:
 - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép.
 - Làm giàu vốn từ cho học sinh.
 - Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả.
 - Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.
 -
 Phần 3: Biện pháp giải quyết
 1. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
 - Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người 
và cuộc sống con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động diễn ra 
quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày. Vậy không phải tự nhiên mà học sinh hiểu và nắm được 
đặc điểm của từng sự vật, sự việc, từng con người để miêu tả bản chất của nó. Vì vậy tôi yêu 
cầu học sinh phải thường xuyên quan sát và ghi chép.
 - Đôi với các em học sinh, khi làm văn miêu tả thì kĩ năng quan sát và ghi chép những 
điều đã quan sát được là một trong những việc làm rất cần thiết. Vì nếu không được quan sát 
trực tiếp các sự vật, hiện tượng thì sẽ xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bài, khiến cho cận đựơc với các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và 
có chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.
 - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: ở lớp 5 phân môn 
Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất. Đặc biệt là các 
tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa; Từ trái nghĩa... Trong các tiết này có các bài 
tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ 
thành nhóm miêu tả (nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động)... Tôi 
khuyến khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt.
 * Ví dụ 1: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa 
tìm được
 a. Tả sóng nước. M: ì ầm
 b. Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn
 c. Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn
 ( Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78 ).
Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các em thực hiện như 
sau:
 + Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
 + To chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập.
 + Gọi đại diện các nhóm báo cáo, yêu cầu các nhóm khác nhận xét theo các tiêu chí sau: 
Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa, câu văn đã đặt đúng 
chưa?
 + Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ để động viên, khích lệ 
các em. Còn nhóm nào tìm từ chưa phù hợp, đặt câu chưa đúng thì giáo viên giải thích cho các 
em hiểu để các em sửa lại.
 Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ khác. Việc làm này 
sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu.
 - Làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,. Tôi khuyến khích các em xuống 
thư viện đọc sách, báo, truyện,... .để tích lũy thêm vốn từ.
 3. Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn 
miêu tả.
 * Về cách dùng từ:
 Sau khi học sinh đã có vôn từ nhât định, tôi giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong 
miêu tả.
 - Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách 
rõ ràng.
 - Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả.
 - Dùng từ gợi cảm, gợi tả: thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ, tính từ..
 - Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: thường là các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh...
 - Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ.
 * Ví dụ:
 + Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.
 + Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn như vành nón lá toả ánh sáng vằng vặc xuống vạn 
vật.
 + Dùng từ trái nghĩa: Vào mùa nước lũ, dòng sông trở nên dữ dằn không hiền hoà chút nào. cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu...
 - Tôi hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:
 + Đọc kĩ đề.
 + Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách:
 Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn.
 Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.
 Gạch 3 gạch dưới từ xác định thời gian miêu tả. (việc làm này tùy thuộc vào yêu cầu của 
đề bài vì có đề bài cho thời gian miêu tả nhưng cũng có đề không cho thời gian miêu tả.)
 * Ví dụ:
 Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ.
 Với đề bài trên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu 
hỏi:
 - Đề bài thuộc thể loại văn nào? (Thể loại văn miêu tả).
 - Đối tượng miêu tả là gì ? (cánh đồng lúa quê em).
 - Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? (sau trận mưa rào đầu mùa hạ).
 Sau khi đọc đề bài và đã trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực 
tiếp trên đề bài.
 Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ
 * Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý:
 - Sau khi tìm hiểu đề, các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả. Để giúp các em định 
hình được bài viết văn tả cảnh, trước tiên tôi hướng dẫn các em tìm ý cho bài văn tả cảnh. Việc 
tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song song với việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. 
Để làm được việc trên, với mỗi một đề bài tôi hướng cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng 
bằng một số câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát và ghi lại tỉ mỉ những nét tiêu biểu, đặc sắc của 
cảnh để làm tư liệu cho việc lập dàn ý.
 * Ví dụ: Đê quan sát và tìm ý bài: “ Tả con đường vào buôi sáng môi ngày đến trường” 
tôi đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:
 + Em hãy giới thiệu về con đường từ nhà đến trường. Cho biết thời gian định tả về con 
đường đó?
 + Con đường từ nhà em đến trường dài bao nhiêu cây số?
 + Vào môi buôi sáng trông con đường như thế nào?
 + Lòng đường rộng, hẹp ra sao?
 + Em thấy mặt đường có đặc điêm gì?
 + Hai bên đường cây cối, thảm cỏ ... có gì đẹp?
 + Miêu tả lại một số hoạt động nôi bật trên con đường lúc đó.
 + Những âm thanh nào đê lại ấn tượng nhất trong em?
 + Em có tình cảm thế nào với con đường?...
 - Kết hợp với việc quan sát hình ảnh minh họa Ví dụ: Ôi, dòng sông quê em mới đẹp làm sao !
 . Mở bài bằng cách nêu cảnh miêu tả và vị trí hoặc thời gian quan sát cảnh.
 Ví dụ: Trước trường em, có dòng sông hiền hòa thơ mộng.
+ Mở bài gián tiếp: Là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đối tượng mình định 
tả. Khi dạy kiểu mở bài này tôi hướng dẫn các em một số cách mở bài gián tiếp như:
 . Mở bài bằng cách so sánh.
 Ví dụ: Tuổi thơ của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa 
đôi chân nhún nhảy của tôi đến trường. Triền đê - nơi tôi và các bạn thi nhau thả diều vào mỗi 
buổi chiều hè. Nhưng thân thiết với tôi nhất vẫn là cảnh nhộn nhịp của sân trường vào giờ ra 
chơi.
 . Mở bài bằng một câu nói.
 Ví dụ: “ Ôi! Sao tự nhiên trời tối thế nhỉ?” Ngước mắt nhìn lên trời, em thấy mây đen ùn ùn 
kéo đến. Gió thổi mạnh làm lá cây trong vườn bay lả tả. Chắc trời sắp mưa rồi đây.
 Với mỗi bài văn tôi luôn khuyến khích học sinh mở bài theo cách gián tiếp. Vì mở bài gián 
tiếp sẽ làm cho bài văn thêm sinh động, gợi cảm hấp dẫn gây hứng thú cho người đọc.
 - Thân bài: Để giúp các em làm tốt phần thân bài, tôi hướng dẫn học sinh:
 + Bám sát dàn bài chi tiết.
 + Dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ về câu như so sánh, nhân hóa.
 + Trình bày đoạn văn đúng cách có liên kết đoạn: Với bài văn tả cảnh tôi thường hướng cho 
các em hình dung mỗi cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn, trong đoạn văn đó sẽ đi từ 
khái quát đến cụ thể. Sau đó dùng từ ngữ, dùng câu liên kết các đoạn văn lại với nhau.
 + Sử dụng đúng các dấu câu: Sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ cũng là một yếu tố quan 
trọng giúp bài văn trở nên rõ ràng, rành mạch.
 Để các ý trong bài được sắp xếp hợp lí, lôgic, chặt chẽ tôi thường nhắc nhở các em viết theo 
một trình tự nhất định đã được chọn khi lập dàn ý.
 - Kết bài: Nếu như mở bài là một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với khách tới thăm 
thì kết bài là lời tạm biệt đầy tình cảm mến yêu, nó khép lại trước mắt người đọc những cảm 
xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em đã miêu tả. Vì thê khi viêt phân kêt bài, tôi cũng 
đã hướng dân các em viêt làm sao cho thật cô đọng, ngắn gọn. Để làm được điều đó các em cân 
hiểu được thê nào là kêt bài mở rộng và không mở rộng.
 + Kêt bài không mở rộng: Thường được đóng ý một cách gọn đủ các ý:
 . Nhận xét, đánh giá về cảnh.
 . Hoặc tình cảm đối với cảnh.
 . Hoặc hành động : Chăm sóc, bảo vệ,...
 * Ví dụ: Khi kêt bài văn tả khu vườn vào buổi sáng học sinh có thể viêt:
 Khu vườn thật đẹp. Hoặc được ngắm nhìn khu vườn em thấy rất thích thú và thoải mái. 
Hoặc em sẽ chăm sóc cho cây cối ở đây luôn tươi tốt.
 + Kiểu kêt bài mở rộng: Khi viêt kêt bài mở rộng học sinh vân đưa 3 ý suy nghĩ, tình cảm, 
hành động như kêt bài không mở rộng nhưng diễn đạt mở rộng hơn
 Ví dụ: Đề bài: Tả khu vườn vào buổi sáng.
Học sinh có thể viêt kêt bài mở rộng như sau:
 Khu vườn không rộng, không lộng lây những sắc màu của các loài hoa nhưng khi đứng 
ngắm nhìn nó, em luôn có một cảm giác thật dễ chịu và thoải mái. Ngày qua ngày, nó cứ bình 
yên hiền lành sống vui bên nắng, bên gió, bên tiêng chim ca hát. Em sẽ chăm sóc cho khu vườn văn trau chuốt hơn, mở bài, kêt bài khá ấn tượng mới mẻ... Học sinh biêt tự đánh giá mình, 
 đánh giá bạn, biêt học tập những ưu điểm của bạn và sửa chữa những hạn chê của mình hoặc 
 của bạn giúp các em chủ động, tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiêp. Nhờ vậy mà chất lượng 
 phân môn Tập làm văn tả cảnh đã nâng lên rõ rệt. Cụ thể là:
 Mức độ đánh giá
 Bài viêt hay, lời Bài viêt đã đúng 
 Bài viêt hay, lời văn sinh động giàu yêu cầu của đê Bài viêt chưa 
 Tổng 
 Thời gian văn sinh động hình ảnh, đôi chỗ nhưng miêu tả đúng yêu cầu của 
 số
 khảo sát giàu hình ảnh, diễn đạt còn lủng còn hời hợt, sơ đê, sắp xêp ý lộn 
 HS
 cảm xúc. củng sài. xộn
 SL % SL % SL % SL %
Tháng 9 35 4 11,4 9 25,7 16 45,7 6 17,2
Tháng 11 35 8 22,9 14 40 9 25,7 4 11,4
Tháng 2 35 13 37,1 15 42,9 6 17,2 1 2,8
Tháng 4 35 17 48,6 16 45,7 2 5,7 00 00
Bên cạnh kêt quả trên, trong kì thi giao lưu học sinh năng khiêu năm học 2018 - 2019 vừa qua, 
lớp tôi có em Nguyễn Lê Phương Thúy đạt giải III học sinh năng khiêu môn Tiêng Việt cấp 
huyện. Đây là kêt quả đáng mừng của tôi.
 Phần 5: Kết luận
 •
 1. Tóm lược giải pháp:
 Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy để dạy tốt thể loại văn 
tả cảnh thì trước tiên giáo viên phải lưu ý một số vấn đề sau:
 - Lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp với lớp và phù hợp tới từng nhóm đối tượng 
học sinh.
 - Đối với thể loại văn miêu tả nói chung, tả cảnh nói riêng và mỗi bài văn giáo viên cần 
đặc biệt lưu ý các điểm sau:
 + Giúp học sinh nắm chắc phương pháp cơ bản nhất của văn miêu tả và văn tả cảnh.
 + Rèn cho học sinh một số kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện 
pháp nghệ thuật tu từ, kĩ năng đặt câu ...
 + Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học các phân môn khác của môn 
Tiếng Việt.
 + Tạo thói quen chăm chú nghe giảng, nắm vững kiểu bài, có kĩ năng quan sát, tìm ý, tìm từ 
ngữ phù hợp, có bố cục rõ ràng,.
 + Nhận xét, đánh giá kịp thời thường xuyên, chuyển kết quả đánh giá của giáo viên thành 
kĩ năng tự đánh giá của học sinh.
 + Tạo không khí sôi noi, tôn trọng học sinh, khích lệ động viên khi các em có sự cố gắng dù 
là đôi chút.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_ta_canh_cho_hoc_si.docx