SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5

docx 18 trang thanh 29/10/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TẬP LÀM 
 VĂN
 CHO HOC SINH LỚP 5"
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói 
và viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, 
từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình 
giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực 
hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học 
sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri 
thức khoa học...
 Qua chuyên đề Tập làm văn lớp 5 và qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm 
ở khối lớp 5, tôi nhận thấy việc việc dạy và học phân môn này đang gặp nhiều khó 
khăn, không chỉ đối với học sinh mà cả đối với giáo viên cũng cảm thấy băn khoăn 
ái ngại. Do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc rèn năng lực viết văn 
cho học sinh, không chỉ đối với những em học sinh yếu, kém hay trung bình mà kể 
cả các học sinh giỏi cũng vậy.
 Bồi dưỡng học học sinh giỏi là một công việc rất quan trọng được tiến hành đồng 
thời với công tác dạy học sinh đại trà và phụ đạo học sinh yếu. Trong môn Tiếng 
việt, việc dạy phân môn Tập làm văn là một việc làm khó, đòi hỏi sự bài bản và cẩn 
thận ở hai phía giáo viên và học sinh. Trong suốt thời gian dạy lớp bồi dưỡng học 
sinh giỏi lớp 5, một vấn đề có tính nổi cộm đó là việc các em học sinh thường “rất 
ngán” học môn Tập Làm Văn. Tại sao vậy?
Để làm được một bài tập làm Văn học sinh phải huy động vốn kiến thức từ nhiều 
mặt như: các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội. Học 
sinh lại còn phải biết kết hợp hài hòa nhiều kĩ năng như: dùng từ đặt câu, dựng 
đoạn, tạo văn bản, kĩ năng phân tích đề, tím ý, lập dàn ý. Do đó Tập làm văn 
mang tính hình thành tích cực, toàn diện, tổng hợp. Ngoài ra Tập làm văn mang 
còn đòi hỏi mang tính sáng tạo của học sinh. Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, 
phải nói và viết những gì, viết như thế nào. Chính vì vậy mà trong các tiết học 
phân môn này các em thường rất lúng túng có em thì viết lan man không đúng 
trọng tâm đề yêu cầu, em thì ý nghèo nàn bài viết chỉ mang tính liệt kê khô khan 
không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của người viết vào...và khi nhận được bài 
trả thì với những con số khô khan 3,4...điểm chẳng nói lên được điều gì, có chăng 
chỉ là một vài câu nhận xét quá cụt ngủn: lạc đề, văn nghèo ý, không biết liên kết 
câu, bài viết lan man...từ phía giáo viên mà thôi. Điều đó đã làm cho các em chán 
nản, lo sợ, mất tự tin, ngại nói và cuối cùng là đạt kết quả không cao ở phân môn PHẦN II: NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lí luận.
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các 
kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên 
một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm 
và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ 
với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn lớp 5 nhất thiết người 
giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các 
bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ - câu thường xuất hiện các 
đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người, 
đoạn đối thoại, thuyết trình tranh luận...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt 
của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm 
hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, 
nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng 
Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
 Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, 
kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, 
kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và 
phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT 
đã đề ra.
 Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu 
quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt 
lớp 5.
2. Cơ sở thực tiễn
 a. Thực trạng học sinh:
Năm nay (2012 - 2013), tôi được phân công phụ trách lớp 5A với 33 học sinh. Hầu 
hết 33 học sinh của lớp 5A tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn.
Các hạn chế của học sinh là:
- Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều 
em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.
- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời 
hợt. nếu bị gọi đến tên! Từ đó làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú học 
tập.
4. Chưa xử lý kịp thời, chính xác các phát sinh dẫn đến tình trạng giáo viên đánh 
giá chưa đúng ý kiến của học sinh.
5. Trên đây là một số những tồn tại mà tôi thường thấy ở nhiều GV khi day Tập 
làm văn. Thế thì làm thế nào để khắc phục hiện trạng trên? Cá nhân tôi sau nhiều 
lần thí nghiệm tại lớp mình và góp ý cùng một số đồng nghiệp ở một số lớp khác 
đã thấy rất khả thi.
* Sau đây là một số biện pháp giải quyết.
II. CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối với Giáo viên:
* Người Giáo viên có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với 
học sinh vì họ là những người chủ đạo tổ chức việc học của học sinh, chính vì thế 
bản thân người Giáo viên cần phải:
1. Tạo động cơ học tập bền vững ở học sinh để cho các em có hứng thú, có một 
nội lực thúc đẩy liên tục trong học tập nói chung và trong học tập môn tập làm văn 
nói riêng.
2. Theo tôi, người giáo viên cần xác định rõ: vấn đề cơ bản đầu tiên trong công 
tác bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là cung cấp kiến thức, mà là xây dựng cho 
các em một phương pháp học tập, cách tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức một cách 
khoa học, từ đó các em có một nhãn quan biện chứng để học tốt không chỉ phân 
môn tập làm văn mà còn cả các môn học khác thậm chí cả cách làm việc và suy 
nghĩ.
 3. Luôn học hỏi đồng nghiệp và tự học để nâng cáo trình độ bản thân và nâng 
cao tay nghề.
 4. Phải đầu tư thật kĩ bài dạy trước khi lên lớp.
 5. Phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh khi giảng 
dạy bằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh tìm ra ưu khuyết điểm chính của 
học sinh để nhận xét tổ chức sửa chữa, góp ý đánh giá.
 6. Giáo viên cũng cần rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét bài bạn để từ đó nhận 
biết được những chỗ hay hoặc chưa hay khi làm bài của mình. Ví dụ: chỉ cần chỉ rõ 
bài bạn hay là vì bạn biết dùng từ ngữ liên kết câu, bạn biết sử dụng các hình ảnh 
so sánh, nhân hóa..., bạn biết lồng cảm xúc của mình vào bài viết và điều quan trọng 
là giáo viên cần phải giúp học sinh chỉ rõ ra những từ ngữ, câu hay cho lớp tham 
khảo. Điều này vừa động viên được những em làm bài hay, vừa khơi dậy cho học 
sinh những ý tưởng, sáng tạo mới, học sinh cảm thấy có thêm nguồn động lựcđể thi 
đua học tập, để bài của mình được cô và các bạn đọc trước lớp như vậy. Bên cạnh 
đó những hạn chế trong bài của học sinh, giáo viên cũng cần tế nhị khi nhận xét. 
Tuyệt đối không dùng những câu đại loại; ý nghèo nàn quá, bài đủ ý, bài yếu hoặc 
em không có chuẩn bị bài sao ?...Điều đó sẽ làm cho các em như bị dội gáo nước 
lạnh vào mặt. Người giáo viên cần thận trọng, trước tiên cần tìm cho bằng được c) Trình bày:
Chữ viết phải rõ ràng, ngay ngắn, đẹp; viết hoa đúng chỗ, các đoạn văn được phân 
bố hợp lí (không nên quá dài hoặc quá ngắn).
2. Làm thế nào để viết được một bài văn hay?
Để viết được một bài văn hay, các em cần lưu ý một số điểm sau:
a) Về cách dùng từ:
- Phải dùng từ cho chính xác, lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn 
có hồn.
VD: Tả bông hoa:
 Nụ hoa chúm chím nở như như hớp từng giọt sương.
 Những cánh hoa nhỏ xíu đung đưa trong làn gió sớm.
- Muốn dùng từ đượchay, các em phải luôn luôn có sự liên tưởng các sự vật với 
nhau, so sánh hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác để chọn lựa được 
những từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Các em nên sử dụng nhiều từ láy (từ tượng 
thanh, tượng hình) và từ ghép.
b) Về cách đặt câu:
- Khi viết câu, cần linh hoạt, không nhất thiết cứ phải viết theo một công thức 
đơn điệu mà có thể thay đổi cách diễn đạt (dùng biện pháp đảo ngữ).
VD1: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la.
Có thể đổi lại là:Thảm lúa xanh như mở rộng dần ra trước mắt em.
VD2: Hai bên đường vàng rực hoa cúc.
Đổi lại là: Vàng rực hai bên đường là những thảm hoa cúc.
- Muốn viết được câu hay,còn phải sử dụng cách so sánh, nhân hoá.
VD: + Nhìn từ xa, cánh đồng như một thảm lúa xanh khổng lồ...
 + Những bông hoa ngả nghiêng cười đùa hớn hở...
* Một yêu cầu cuối cùng khi viết văn đối với học sinh giỏi là phải hết sức tránh sự 
cẩu thả về chữ viết, về cách trình bày, tránh các sai sót về chính tả. Muốn thế, trong 
khi viết, chúng ta phải hết sức chú ý suy nghĩ và vận dụng cho đúng, trình bày cho 
sáng sủa. Đặc biệt, khi viết xong bài, phải dành thời gian đọc lại để sửa lại những 
sai sót (nếu có thể).
4. Các giải pháp cụ thể:
a. Dạy Tập làm văn qua giờ Luyện từ & câu.
- Các em ít tham gia phát biểu trong giờ học Tập làm văn là do không biết thể hiện 
ý tưởng của mình bằng những câu như thế nào bởi lẽ vốn từ của các em quá ít.
- Phạm vi vốn từ cần cung cấp cho học sinh ở tiểu học chủ yếu xoay quanh các chủ ích cho HS khi vân dụng từ. GV có thể kết hợp với những bài tập điền từ thích hợp.
 VD : chọn từ “náo nức” hay từ “rộn ràng” điền vào chỗ trống cho thích hợp:
 Chúng em.................chào đón ngày khai trường.
Trong phần tìm hiểu bài, GV gợi ý khuyến khích HS trả lời câu hỏi theo ý mình, 
hạn chế dần cách trả lời rập khuôn câu văn trong SGK. Nhất là đối với những bài 
học dạng thơ, nên cho HS sinh diễn đạt thành lời văn hoàn chỉnh ( nếu đề không 
yêu cầu tìm câu thơ ). Điều này tạo điều kiện cho HS vận dụng tối đa vốn từ sẵn có 
của mình, đồng thời giúp GV nắm được lượng từ có được ở mỗi HS để từ đó có 
biện pháp thích hợp cung cấp từ mới cho các em.
c. Dạy Tập Làm Văn qua giờ Chính tả
 Để viết đúng chính tả HS phải nắm được nghĩa của từ.
 VD : Học sinh phải phân biệt được nghĩa của từ “lượng” và “lượn”
- Lượn : bay lượn, lượn lờ ....
- Lượng : trọng lượng, khối lượng, chất lượng ....
Giáo viên nên vận dụng những bài tập để mở rộng vốn từ cho HS. Ví dụ bài tập 
ghép từ.
VD : Tìm từ ghép với “ mến” : mến yêu, mến thương, thân mến...
Trong những giờ dạy Chính Tả so sánh là lúc GV khai thác và cung cấp thêm nguồn 
từ mới cho HS. Đối với dạng bài này, HS càng phải nắm rõ nghĩa của từ để phân 
biệt các từ phát âm sai của địa phương so với chuẩn.
VD : Tuỳ từng địa phương các em thường phát âm thiếu chính xác các cặp từ có 
âm đầu là l/n ; ch/tr; d/gi/r...
d. Dạy tập làm văn qua giờ kể chuyện:
Khi nghe chuyện HS phải hiểu truyện, muốn thế trước hết HS phải hiểu từ. Chỉ cố 
diễn đạt câu truyện qua giọng nói, điệu bộ không thì chưa đủ mà GV cần cho HS 
nêu ra những từ ngữ các em chưa hiểu và hãy để các em đi tìm câu giải đáp cho 
chính mình, tất nhiên phải có sự gợi ý của GV. Nếu là những từ có nghĩa không rõ 
ràng GV có thể đưa vào ngữ cảnh để từ đó HS có thể nắm được nghĩa của từ đó.
 VD : Trong truyện “ Lời hứa của sâu róm” (truyện đọc lớp 3 ), các em cần 
hiểu nghĩa của các từ : sâu róm, kén, sửng sốt. GV có thể giải thích nghĩa của từ “ 
sửng sốt” bằng cách đưa ra một câu trong đó có từ “ sửng sốt”.
 - Tôi vô cùng sửng sốt về kết quả học tập của cậu ấy.
Từ VD này, HS sẽ dễ hiểu hơn nghĩa của từ “sửng sốt”: hết sức ngạc nhiên, lấy làm 
lạ...
e. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả:
 Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách 
sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ 
mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, 
ẩn dụ...).

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tap_lam_van_ch.docx