SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn Lĩnh vực: Tiếng Việt Cấp học: Tiểu học NĂM HỌC 2016-2017 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận Giáo dục Tiểu học là bậc học mà mọi quốc gia đều quan tâm. Bậc học này giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ thuật cơ bản để phát triển năng lực cá nhân; tính năng động, sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh có thể học lên lớp trên một cách tốt hơn. Môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản, giúp các em giao tiếp tốt trong cuộc sống. Dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời thông qua bộ môn Tiếng Việt nhằm giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Để học sinh có được điều đó, trước hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Đó là công việc giúp học sinh có được những câu văn đúng về nội dung và ngữ pháp. Đối với Tiếng Việt, câu chính là yếu tố đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn là trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng làm văn, góp phần cùng môn học khác mở rộng vốn sống, tư duy lôgic, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc, thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Phân môn tập làm văn bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được các phân môn khác hình thành và phát triển (nghe, đọc, nói, viết, dùng từ, đặt câu .................................................................................) còn hình thành và phát triển một hệ thống những kĩ năng riêng. Hệ thống những kĩ năng này phải gắn liền với quá trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của những kĩ năng sản sinh văn bản góp phần quyết định chất lượng của bài văn viết. Việc sản sinh một văn bản bao gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại tương ứng với một số kĩ năng: - Giai đoạn 1 (chuẩn bị việc sản sinh văn bản) là giai đoạn định hướng và lập chương trình gồm các kĩ năng: phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý, chọn ý và sắp xếp ý ( kĩ năng lập dàn ý ). - Giai đoạn 2 (viết văn bản) là giai đoạn thực hiện hóa chương trình, gồm các kĩ năng: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn thành bài. - Giai đoạn 3 (kiểm tra kết quả) gồm các kĩ năng phát hiện lỗi (từ lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đến lỗi viết văn bản, từ lỗi thuộc về kĩ năng đến lỗi thuộc về nội dung ....) được thể hiện trong bài và sửa chữa lỗi. Trong hệ thống lỗi của học sinh ở phân môn Tập làm văn thì lỗi câu trong các bài văn viết là lỗi quan trọng nhất, là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng II. Mục đích nghiên cứu Khảo sát các bài làm văn của học sinh lớp 5, tiến hành phân loại lỗi, hệ thống các lỗi sai của học sinh. Từ đó tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 5 tự phát hiện những lỗi câu và sửa lỗi câu trong bài tập làm văn. III. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 1. Đối tượng nghiên cứu khảo sát: Các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 2. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 5 (chỉ thực hiện với lớp do tôi phụ trách) IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân loại - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê V . Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 1. Phạm vi: Nghiên cứu các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 (lớp do tôi phụ trách), nguyên nhân và cách sửa các lỗi câu đó trong năm học 2016-2017 2. Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 và kết thúc vào tháng 5 năm 2017 2) Là một kỉ vật tuyệt vời của tôi. 3) Làm cho không khí cả hội trường thêm sôi động. 4) Đậu xuống một cây khế sai trĩu quả, cạnh túp lều. 5) Là bạn thân với em từ lớp một. * Câu thiếu vị ngữ 1) Câu chuyện thú vị này. 2) Chiếc cặp màu xanh lam của em. 3) Trong tất cả các câu chuyện về tình yêu thương mà em đã được đọc, câu chuyện em thích nhất về tình yêu thương giữa con người với động vật. * Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ 1) Khi chiếc đồng hồ không chuyển động nữa. 2) Từ những công việc nhỏ đến các công việc lớn. 3) Trong tất cả các câu chuyện về tình yêu thương mà em từng đọc. b. Câu không rõ nghĩa 1) Qua câu chuyện trên, em mới biết tình thương của con người với động vật không mất đi nếu ta biết chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm vậy. 2) Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng chắc hẳn nó đã được trái tim của mọi người mở cửa. 3) Mùa hè ở mái trường thì thắm đậm vào cây phượng vĩ hay cây bằng lăng. c. Câu không lô gic về nghĩa 1) Cô là người đã chắp cánh cho biết bao tài năng nở rộ. 2) Khu vườn nhà em rực rỡ sắc màu : hoa nhài thơm thoang thoảng, hoa lan thơm ngát, hoa hồng thơm nồng nàn. 3) Những xoài quả xanh thì vỏ rất mịn còn những quả ương thì cưng cứng. d. Câu thiếu các từ hay 1) Vài tuần sau, bông hoa đã lớn hơn, đã bắt đầu nhìn rõ những cánh hoa. Hai ngày sau, bông hồng nở to. Nhị hoa màu vàng. Cánh hoa mềm, có màu đỏ. 2) Linh có mái tóc dày và dài. Bạn ấy có làn da trắng. Đôi mắt to nổi bật trên khuôn mặt 3) Chiếc cặp có ba ngăn. Ngăn to nhất em dùng để đựng vở, ngăn vừa em dùng đựng sách. Ngăn nhỏ nhất em dùng để đựng đồ dùng học tập. e. Câu thiếu các hình ảnh 1) Lá phượng nho nhỏ, xanh xanh. Hoa phượng nở đỏ rực. Vòm lá xanh um. 2) Chiếc đồng hồ có ba kim. Anh kim giờ béo ục ịch. Chị kim phút thanh mảnh. Em kim giây bé tí ti. 3) Thân cây to, chắc chắn. Vỏ thân cây màu nâu xám. Rễ của cây to, nổi hẳn lên mặt đất g. Câu dài dòng, rườm rà 1) Đôi môi của cô giống hình trái tim, đôi môi của cô hồng tự nhiên, màu hồng trên đôi môi cô rất giống màu hồng của cánh hoa đào. 2) Cơn mưa mang lại các giá trị khác nhau to lớn cho con người và vạn vật khác. bài, chấm bài. Khuyến khích học sinh chọn các hoạt động thường thấy để viết được dễ dàng hơn) Sau khi tìm hiểu đề, tôi cho học sinh đọc gợi ý trang 150, 151 SGK Tiếng Việt 5/Tập 1, nhắc nhở cách trình bày, sau đó mới đến bước học sinh viết đoạn văn vào vở. Khi thực hiện tìm hiểu đề bài kĩ thì tránh được việc học sinh viết các câu văn không đúng chủ đề, viết lan man. 2.2. Hướng dẫn học sinh quan sát Với học sinh bình thường, tôi chỉ yêu cầu học sinh quan sát kĩ đối tượng miêu tả, ghi chép lại những gì quan sát được và sau đó sắp xếp các ý cho phù hợp. Khi quan sát kĩ đối tượng, học sinh sẽ viết được những vâu văn đúng yêu cầu, phù hợp nội dung, cụ thể. Nếu học sinh không quan sát kĩ đối tượng thì bài làm sẽ rất sơ sài, chung chung, không có cái mới, cái riêng, thiếu hấp dẫn hoặc viết những câu văn ngô nghê, vụng về. Đối với những học sinh có khả năng, tôi không dừng lại ở đó mà yêu cầu học sinh quan sát kĩ đối tượng miêu tả kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng để tìm ra cái mới, cái riêng của đối tượng mình định tả. Trí tưởng tượng của học sinh Tiểu học là vô cùng phong phú nên kết quả là học sinh có những câu văn ngộ nghĩnh Ví dụ Trong bài Luyện tập tả cảnh- Tuần 7/Tiết 1 Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Tôi yêu cầu học sinh quan sát Hồ Gươm và ghi lại những gì đã quan sát được thì nhận được các kết quả khác nhau: Học sinh bình thường Học sinh có năng lực về tập làm văn -Mặt hồ gợn sóng Những chiếc lá -Buổi sáng mặt hồ phủ một lớp sương choàng dập dềnh. chiếc khăn voan -Cầu Thê Húc dẫn lối vào đền - Trưa, mặt hồ mặc chiếc áo giáp vàng -Chiếc Ngọc Sơn. cầu sơn đỏ, cong cong -Tháp Rùa trầm tư cổ -Con đường ven hồ sạch sẽ, rộng - kính Hàng liễu bên đường đu đưa trong -Tối đến, hồ khoác chiếc áo nhung đen, huyền gió nhẹ. bí -Người đi lại vui chơi, tập thể dục -Đêm khuya, hồ ngủ say, nép mình dưới thật là đông. những hàng cây. 2.3. Dạy tốt các kiến thức liên quan đến câu Muốn học sinh viết câu đúng ngữ pháp, đủ thành phần, nội dung rõ ràng là tiền đề cho việc tạo được những câu văn hay, bài văn sinh động, hấp dẫn thì người giáo viên phải dạy tốt các nội dung kiến thức liên quan đến câu. -Cấu tạo câu a, Hiểu thế nào là câu Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nào đó. b, Dấu hiệu nhận biết câu: ... nên. (cho nên). ; nhờ . mà . - Nếu . thì .; hễ .. thì ... - Tuy . nhưng .; mặc dù . nhưng . - Chẳng những . mà .; không chỉ . mà . c.3. Nối các vế câu trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng. Ngoài các quan hệ từ, có thể sử dụng các cặp từ hô ứng để nối các vế câu với nhau. Một số cặp từ hô ứng được dùng để nối các vế câu trong câu ghép: vừa . đã ... ; chưa ... đã .; mới ... đã .; vừa ... vừa .; càng ... càng ...đâu ... đấy; nào ... ấy; sao ... vậy; bao nhiêu ... bấy nhiêu .; ai ... nấy .; gì ... ấy. Ở nội dung kiến thức này, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết nhận ra các dấu hiệu nối, sử dụng khi đặt câu mà còn tự nhận ra được khi nào nên sử dụng dấu hiệu nối nào để việc diễn đạt phù hợp, đạt hiệu quả cao. Ví dụ khi phải đặt câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả, học sinh đã hình dung được câu ghép đó có nội dung ra sao, sử dụng dấu hiệu nối nào. + Trời mưa to quá, buổi tham quan phải hoãn lại. (nối trực tiếp) + Vì trời mưa to quá nên buổi tham quan phải hoãn lại. (nối bằng cặp quan hệ từ vì- nên) + Trời mưa to quá nên buổi tham quan phải hoãn lại. (nối bằng một quan hệ từ) - Liên kết câu Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Có ba cách liên kết các câu với nhau: c.1. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. Việc liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh vào sự vật,sự việc được nói đến trong đoạn văn, bài văn. c.2. Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, có thể thay thế những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước bằng các đại từ hoặc từ đồng nghĩa ở các câu sau. Thay thế từ ngữ, ngoài việc liên kết câu, còn có tác dụng làm cho cách diễn đạt đa dạng, tránh lỗi lặp từ, đồng thời thể hiện được cách đánh giá khác nhau của người nói (người viết) về đối tượng. c.3. Liên kết câu bằng các từ nối Để liên kết một câu với câu đứng trước nó có thể sử dụng các quan hệ từ hoặc các từ ngữ có tác dụng kết nối, như: và, rồi, nhưng, tuy nhiên, cuối cùng, mặt khác, trái lại, đồng thời, thứ nhất, kết quả là, .Sử dụng các quan hệ từ và các từ ngữ có tác dụng kết nối, ngoài để liên kết câu, còn có tác dụng thể hiện rõ ràng mối quan hệ về nội dung giữa các câu. Trong phần liên kết câu, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết nhận ra các dấu hiệu liên kết câu, sử dụng khi viết đoạn văn mà còn tự nhận ra được khi nào nên sử dụng cách liên kết nào để việc diễn đạt phù hợp, nhận ra được liên kết bằng cách lặp từ khác với từ bị trùng lặp ......................................................Đối với những học Ví dụ Trong bài Luyện tập tả cảnh- Tuần 7/Tiết 2 Đề bài: Dựa theo dàn ý em đã lập tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. Học sinh bình thường Học sinh có khả năng Mặt hô lăn tăn gợn sóng, những Buổi sáng mặt hô phủ một lớp sương như cô gái chiếc lá dập dềnh trên mặt nước. choàng chiếc khăn voan mỏng manh. Buổi trưa Cầu Thê Húc đỏ son, cong cong mặt hô thay chiếc áo giáp vàng chói nổi bật dưới dẫn lối vào đền Ngọc Sơn. Con chiếc cầu sơn đỏ. Tháp Rùa đứng đó, trầm tư cổ đường ven hô sạch sẽ, rộng mênh kính tự ngàn xưa. Tối đến, hô khoác chiếc áo mông. Hàng liễu bên đường nhung đen huyền bí với hàng khuy là những vì nghiêng nghiêng, đu đưa trong giósao in bóng lấp lánh. Hô Gươm lúc nào cũng đẹp! nhẹ. Cùng tả Hô Gươm nhưng mỗi học sinh lại có cách miêu tả khác nhau. Với học sinh bình thường có thể tả Hô Gươm theo trình tự không gian hoặc tả theo trình tự thời gian. Nhưng những học sinh có khả năng lại biết phối hợp các trình tự tả khác nhau cả không gian và thời gian, phối hợp các kiểu câu phù hợp để câu văn miêu tả đạt hiệu quả cao. 2.4. Làm giàu vốn từ cho học sinh qua các bài Mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề, các lớp từ tiếng Việt Ở lớp 5, học sinh học các bài Mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề: Tổ quốc; Nhân dân; Hòa bình; Hữu nghị-Hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự-an ninh; Truyền thống; Nam và Nữ; Trẻ em; Quyền và bổn phận và các lớp từ: đông nghĩa, trái nghĩa, đông âm, nhiều nghĩa. 1. Các bài tập dạy nghĩa từ Một số biện pháp giải nghĩa: - Giải nghĩa bằng trực quan tức là đưa hình ảnh để giới thiệu từ. - Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung bằng một định nghĩa. VD: “Truyền thống là lối sống, nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa khác nhau. - Giải nghĩa bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh. Ví dụ: “Phân biệt nghĩa của những từ đông âm trong các cụm từ sau: cánh đông / tượng đông / một nghìn đông” - Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác. “Ví dụ: Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây bằng một từ đồng nghĩa với nó được không? Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta” 2. Các bài tập hệ thống hóa vốn từ - Đưa ra bài tập liên tưởng theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_dien_dat_cau_dung.docx