SKKN Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết Khoa học Lớp 5

docx 28 trang thanh 29/10/2023 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết Khoa học Lớp 5

SKKN Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết Khoa học Lớp 5
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 ----o0o— ____
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA
 HỌC SINH TRONG TIẾT KHOA HỌC LỚP 5
 Môn : Khoa học
 Cấp học : Tiểu học MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục đích nghiên cứu 2
 3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm 2
 4. Phương pháp nghiên cứu 2
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3
Nội dung 4
I. Cơ sở lí luận 4
 1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực. 4
 2. Các năng lực cần phát huy cho HS tiểu học ở môn khoa học. 4
 3. Chương trình khoa học lớp 5. 4
II. Cơ sở thực tiễn 5
 1. Thực trạng của việc dạy và học khoa học lớp 5 5
 a. Thuận lợi 5
 b. Khó khăn 6
III. Giải quyết vấn đề 7
 1. Chuẩn bị của giáo viên 7
 2. Chuẩn bị của học sinh 8
 3. Tổ chức thực hiện tiết học 9
 a. Khởi động 9
 b. Các hoạt động cơ bản 12
 c. Củng cố, dặn dò 18
 4. Phát huy năng lực trong việc đánh giá 19
 5. Phát huy năng lực trong việc ghi bài 20
 6. Ứng dụng dạy các bài về phòng tránh một số bệnh 21
 7. Kết quả 22
 a. Đối với giáo viên 22
 b. Đối với học sinh 23
Kết luận - Khuyến nghị 24
 1. Kết luận 24
 2. Khuyến nghị 24 học sinh yêu thích môn học hơn. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề:
 “Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh
 trong tiết Khoa học lớp 5”
2. Mục đích nghiên cứu:
 Đưa ra một số biện pháp trong quá trình dạy học một tiết khoa học thực hiện việc 
phát huy tính tích cực, chủ động, tận dụng vốn hiểu biết của học sinh giúp cho các em dễ 
dàng lĩnh hội những kiến thức vừa tự nhiên vừa xã hội lí thú, bổ ích, giúp học sinh hiểu 
sâu nội dung bài, hào hứng, yêu thích môn học này. Đó cũng chính là thước đo tính hiệu 
quả cho một tiết học.
3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm:
 Học sinh lớp 5C trong trường Tiểu học tôi đang công tác trong năm học 2016 - 2017.
 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Phương pháp phân tích:
 Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận điểm trong các 
tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài. Đó là lý luận phương pháp 
dạy học, các chủ trương của Bộ, ngành, các hội thảo có liên quan đến vấn đề dạy học 
khoa học...
 Phương pháp này được dùng để chắt lọc, lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp 
đối tượng học sinh để đạt được hiệu quả cao trong tiết học.
 b. Phương pháp khảo sát thực tế
 Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong việc dạy và 
học khoa học ở lớp 5.
 Sử dụng để khảo sát tình hình thực tế học sinh khi học môn khoa học, để thu thập 
các thông tin cần thiết có liên quan đến bài học, từ đó người giáo viên chủ động chọn ra 
được nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhất với đối tượng học sinh.
 c. Phương pháp thống kê
 Để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được, qua hoạt động học tập, kết quả đạt được 
của học sinh sau tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm hay tồn tại để rút kinh nghiệm.
 d. Phương pháp thực nghiệm
 Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Lúc này người giáo 
viên đưa lí thuyết vào áp dụng thức tế: thực hiện việc phát huy tính tích cực của học sinh 
vào bài giảng cụ thể. Đồng thời, cũng là lúc kiểm tra, đánh giá kết quả, từ đó có thể rút ra 
những nhận xét, kết luận về quá trình đã thực hiện của mình.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. - An toàn cuộc sống.
 b. Vật chất và năng lượng: 29 bài
 - Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thông thường.
 - Sự biến đổi của chất.
 - Sử dụng năng lượng.
 c. Thực vật và động vật: 10 bài
 - Sự sinh sản của thực vật.
 - Sự sinh sản của động vật.
 d. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 10 bài
 - Hiểu và nêu ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Vai trò của môi trường với đời sống của con người.
 - Tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Biện pháp bảo vệ môi trường.
 Trong các chủ điểm trên, chủ điểm Con người và sức khỏe rất thiết thực, gần gũi, 
phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5. Nội dung đề cập đặc điểm về giới, sự phát triển thể 
chất, tâm lí tuổi dậy thì và cách phòng tránh một số bệnh nguy hiểm, làm thế nào để đảm 
bảo an toàn cho bản thân trước những nguy cơ mất an toàn: như các chất gây nghiện, bị 
xâm hại, khi tham gia giao thông.
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên thực hiện việc phát huy tính tích 
cực của học sinh ở các tiết học nói chung và các tiết khoa học nói riêng. Trong phạm vi 
của sáng kiến này, tôi chỉ lựa chọn phân tích kĩ việc dạy học theo hướng phát triển năng 
lực học sinh trong mạch bài về phòng tránh một số bệnh, cụ thể trong bài: Phòng bệnh 
viêm não.
 Như vậy giúp học sinh nắm chắc kiến thức bài và quan trọng hơn đưa bài học gần 
hơn và đi vào thực tế cuộc sống, vận dụng một cách hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe cho 
bản thân học sinh, gia đình và cộng đồng.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng của việc dạy và học Khoa học lớp 5:
a. Thuận lợi:
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên 
và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.
 Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài 
giảng, tư liệu dạy khoa học, đồ dùng dạy học, Bản thân nhiệt tình trong giảng dạy, tâm 
huyết với công việc.
 Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính, máy 
chiếu, có thể kết nối mạng internet.
 Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá, chủ 
động trong việc sưu tầm tư liệu bài học. III. Biện pháp:
 Để dạy một tiết học nói chung, một tiết khoa học nói riêng đạt được đúng, đủ mục 
tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau:
 - Xác định đúng mục tiêu tiết học.
 - Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp.
 - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết học 
và phù hợp với các đối tượng học sinh.
 - Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục vụ hiệu 
quả trong bài dạy.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo 
viên trong quá trình giảng dạy.
 Quy trình của một tiết học gồm:
 - Khởi động
 - Các hoạt động cơ bản
 - Củng cố, dặn dò.
 Để giải quyết vấn đề tôi tiến hành các bước lên lớp cụ thể như sau:
 Với bài: Phòng bệnh viêm não
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 a. Xác định đúng mục tiêu bài:
 Với mỗi bài dạy, người giáo viên cần xác định được đúng, đủ mục tiêu là rất cần 
thiết. Mục tiêu thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Và mỗi 
hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu chung toàn bài. Dạy học 
bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn lựa đúng cho hình thức, phương pháp thì bài 
giảng mới có hiệu quả.
 Mục tiêu của bài là:
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
 + Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh.
 + Nêu được tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh.
2. Kĩ năng: + Hợp tác làm việc nhóm.
 + Trình bày hiểu biết, ý kiến. giao tiếp, bình luận, đánh giá.
 + Xử lí tình huống, giải quyết vấn đề.
 + Sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu liên quan đến bài học.
 + Thể chất, tự bảo vệ.
 + Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh
3. Thái độ: Học sinh có ý thức phòng bệnh, tuyên truyền, vận động mọi người cùng 
tích cực thực hiện phòng bệnh. 3. Tổ chức thực hiện tiết dạy:
a. Khởi động:
 Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày trước lớp, thể hiện ý tưởng sáng tạo, 
óc thẩm mĩ.
 Trong tiết này, như trước đây, tôi tiến hành kiểm tra học sinh kiến thức trọng tâm 
của bài trước dưới hình thức Vui học nhẹ nhàng: "Bạn chọn số nào?". Ưu điểm của cách 
này là tôi vừa có thể kiểm tra được việc ôn bài cũ của cả lớp qua hệ thống câu hỏi nhưng 
đa dạng cách trả lời: giơ thẻ ý kiến Đúng Sai; lựa chọn phương án đúng nhất và trả lời 
miệng. Học sinh trong lớp tham gia sôi nổi, việc kiểm soát đáp án trả lời dễ dàng. Các em được thể hiện suy nghĩ, năng khiếu, thế mạnh riêng trong một công việc cụ 
thể một cách đơn giản, phù hợp, giúp các em nhớ bài tốt hơn và thấy được ý nghĩa bài 
học trong cuộc sống.
 Và khi đó các em đã tự học hỏi lẫn nhau, tự tích lũy thêm kinh nghiệm giải quyết 
vấn đề. Tôi đánh giá câu hỏi: "Tại sao phải học về bệnh này?" rất hay và thời điểm trả lời 
thích hợp nhất là trước khi vào hoạt động 1. Dựa trên tài liệu học sinh sưu tầm được, tôi 
cho 1, 2 học sinh chia sẻ một vài số liệu con điều tra được liên quan đến bệnh với cả lớp. 
Những con số vừa rõ ràng, vừa dễ tiếp nhận và nó cũng nói lên sự cần thiết phải học về 
bệnh viêm não.
 Hoạt động 1, tôi tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân giúp các em tự học. Nhiệm 
vụ là đọc thầm câu hỏi và thông tin (trang 30 - sgk), trong 3 phút ai nối nhanh và đúng 
câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
 Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi:
 1. Tác nhân gây ra a, Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng 
 sẽ bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ...
 bệnh viêm não là gì?
 2. Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh 
 viêm não nhiều nhất? b, Muỗi hút máu các con vật bị 
 bệnh và truyền vi-rút gây bệnh 
 c, sang người.
 3. Bệnh viêm não lây Bệnh 
 truyền như thế nào? này do một loại vi-rút có trong máu gia súc và động 
 vật hoang dã như chim, chuột, khỉ ... gây ra.
 4. Bệnh viêm não nguy hiểm như thế d, Ai cũng có thể mắc bệnh này 
 nào? nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 
 đến 15 tuổi vì sức đề kháng yếu. Các em có thể nêu được lí do đó là bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoặc không 
thì giáo viên giới thiệu cho học sinh biết. Câu hỏi này giải đáp được một trong số những 
thắc mắc các em đã nêu ở trên. Như vậy, các em sẽ hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của 
bệnh, nhớ bài cũng tốt hơn.
 Hoạt động 2: Cách phòng bệnh.
 Mục tiêu: Học sinh nêu được các cách phòng bệnh viêm não.
 Rèn kĩ năng: giao tiếp, bình luận, đánh giá, tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác làm 
việc nhóm, tự bảo vệ.
 Hoạt động, tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 2. Nhiệm vụ:
 Thảo luận nhó
 Quan sát tranhl, 2, 3, 4 trang 30, 31 sgk, trả lời 
 các câu hỏi sau:
 1. Người trong tranh đang làm gì?
 2. Làm như vậy có tác dụng gì? Tranh 2: Tiêm phòng bệnh như thế nào cho hiệu quả? (số mũi tiêm, thời điểm tiêm, 
khoảng cách giữa các mũi tiêm, ...)
 Tranh 3, 4: Còn có cách nào nữa để diệt muỗi, diệt bọ gậy?
 Tiếp theo tôi sẽ cung cấp thêm cho học sinh một số cách phòng bệnh nữa qua một 
clip ngắn. Việc này vừa giúp mở rộng kiến thức theo cách khác hơn vừa tạo không khí 
hào hứng hơn cho tiết học.
 Như vậy, qua hoạt động 2, học sinh phải khái quát 3 cách chính để phòng bệnh viêm 
não:
 - Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
 - Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
 - Cần có thói quen ngủ màn.
 Và các em còn biết nhiều cách khác nhau để thực hiện các việc đó.
 Câu hỏi phụ của giáo viên mang tính định hướng, gợi mở, nội dung câu hỏi phải gắn 
chặt với nội dung bài học, buộc các em phải tích cực trong suy nghĩ, chủ động liên hệ với 
bản thân, phát huy được vốn sống, hiểu biết thực tế qua các việc em đã làm, đã nhìn thấy, 
... Qua đó, bài học đạt hiệu quả, thiết thực hơn.
 Vì tôi bắt đầu bài mới bằng cách gợi cho học sinh nêu các câu hỏi thắc mắc theo 
phương pháp Bàn tay nặn bột nên đến đây cần phải tổng kết xem còn câu hỏi gì chưa có 
lời đáp. Trong bài này, câu hỏi còn lại là: Triệu chứng bệnh?. Giải đáp câu này bằng thông 
tin học sinh sưu tầm cho bài học trọn vẹn.
 Vì đây là bài cuối cùng trong số các bài đề cập đến các bệnh do muỗi truyền nên 
giáo viên có thể hỏi:
- Cách phòng bệnh chung cho 3 bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não là gì? Hoặc 
một số câu hỏi trả lời nhanh bằng cách giơ thẻ đúng sai.
 ĐŨNG HAY SAI?
 1 .Viêm não là bệnh truyền nhiễm do vi-
 rút gây ra.
 2. Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do 
 kí sinh trùng gây ra.
 3. Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây 
 ra.
 4. Nằm ngủ trong màn có thể phòng được 
 các bệnh do muỗi truyền.
 5. Cách phòng tốt nhất các bệnh do 
 muỗi truyền đó là giữ vệ sinh nhà ở
 T' và môi trường xung quanh.

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_theo_huong_phat_huy_nang_luc_cua_hoc_sinh_trong.docx