SKKN Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học Lớp 5

docx 13 trang thanh 12/11/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học Lớp 5

SKKN Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học Lớp 5
 1 /13
 MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................2
 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................2
 2. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................3
 3. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................3
 4. Thời gian nghiên cứu:. ........................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG ...............................................................................................3
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................................................3
 1. Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học tích cực ..........................................3
 2. Vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực ................................................................4
 3. Thực trạng của việc dạy và học môn Khoa học hiện nay ................................4
 II. MỘT SỐ BP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN VẬN DỤNG KTDH TÍCH CỰC TRONG MÔN 
 KHOA HỌC LỚP 5...................................................................................................5
 1. Biện pháp 1. Chỉ đạo GV sử dụng linh hoạt một số KTDH tích cực nhằm 
 nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm...................................................................5
 1.1. Kĩ thuật khăn trải bàn ................................................................................5
 1.2. Kĩ thuật “Động não” ..................................................................................6
 1.3. Kỹ thuật KWLH ........................................................................................8
 1.4. Dạy học theo góc (trạm) ............................................................................9
 1.5. Kĩ thuật XYZ ...........................................................................................10
 1.6. Kĩ thuật “Lược đồ xương cá” ..................................................................11
 2. Biện pháp 2. Kết hợp các KTDH tích cực với ĐDDH ..............................11
 3. Biện pháp 3. Kết hợp các KTDH tích cực với đổi mới đánh giá kết quả 
 học tập của HS..................................................................................................12
 III. KẾT QUẢ .........................................................................................................13
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................13
 I. KẾT LUẬN..........................................................................................................13
 II. KHUYẾN NGHỊ: ................................................................................................14 3 /13
giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học lớp 5” nhằm 
góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong QTDH.
 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số BP chỉ đạo GV vận dụng một số 
KTDH tích cực trong môn Khoa học lớp 5.
 3. Đối tượng nghiên cứu: Việc GV vận dụng một số KTDH tích cực trong 
môn Khoa học lớp 5
 4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến nay.
 PHẦN 2. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1. Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học tích cực
 KTDH là những BP, cách thức hành động của GV và HS trong các tình 
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển QTDH.
 Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, chúng là những thành phần của 
PPDH. KTDH là đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Trong mỗi PPDH có nhiều KTDH 
khác nhau, KTDH khác với PPDH. Vì đều là cách thức hành động của GV và HS, 
nên KTDH và PPDH có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng. 
 KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy 
tính tích cực của HS. Ví dụ: Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật 
mảnh ghép,  KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực, thể hiện quan 
điểm DH phát huy tính tích cực HT của HS.
 2. Vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực
 2.1. Đối với giáo viên
 Trong DH tích cực, HS là chủ thể của mọi HĐ, GV chỉ đóng vai trò là người 
tổ chức, hướng dẫn. Việc nắm vững cách sử dụng và vận dụng linh hoạt các KTDH 
sẽ giúp GV tương tác tốt hơn với HS, tạo điều kiện cho HS làm việc, tự chiếm lĩnh 
tri thức. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh, bổ sung và đáng giá được QTHT của HS.
 Việc áp dụng KTDH tích cực yêu cầu GV phải luôn chủ động trong mọi tình 
huống, bám sát HS, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của HS. Từ đó, có
những BP tác động kịp thời để khắc phục.
 Việc vận dụng các KTDH tích cực, GV không còn là người truyền thụ kiến 
thức mà là người hiểu biết, là người nghe tích cực và là người phối hợp. Vì vậy, đòi 
hỏi GV phải luôn không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức.
 2.2. Đối với học sinh
 Vận dụng KTDH tích cực sẽ giúp cho HS xác định được nhiệm vụ, động cơ, ý 
thức, tự giác HT, biết đánh giá QTHT và tự điều chỉnh cách học của mình. 5 /13
 Một số KTDH tích cực thường sử dụng để giúp HS TL nhóm hiệu quả:
 1.1. Kĩ thuật khăn trải bàn
 1.1.1. Mục tiêu. Là hình thức tổ chức HĐ mang tính hợp tác, kết hợp giữa 
HĐ cá nhân và HĐ nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS, 
tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân, sự tương tác giữa HS - HS.
 1.1.2. Cách thực hiện 
 - Hoạt động theo nhóm (4 - 6 người/nhóm).
 - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa: tập trung vào câu hỏi 
(hoặc chủ đề,...), viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi 
cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian mà GV quy định.
 - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và 
thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm 
khăn trải bàn. Trong HĐ này, GV nên dùng giấy A0.
 - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc GV có thể gắn các mẫu giấy "khăn
trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Nếu GV dùng giấy nhỏ hơn, thì nên 
dùng máy chiếu vật thể phóng lớn.
 - Có thể thay số bằng tên của HS để sau đó GV có thể đánh giá được khả 
năng nhận thức của từng HS về chủ đề được nêu.
 1.1.3. Ví dụ. Bài “Tài nguyên thiên nhiên”
 Hoạt động 1: Tìm hiểu Thế nào là tài nguyên?
 HS đọc thông tin, quan sát tranh ảnh trong tài liệu cùng tranh ảnh, thông tin 
sưu tầm, trao đổi nhóm 4: Mô tả tài nguyên có trong bài và kể tên tài nguyên mà 
em biết bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
 HS được làm việc, được ghi lại những ý kiến của bản thân rồi tổng hợp thành 
ý kiến chung của nhóm: Tài nguyên thiên nhiên là của cải có sẵn trong tự nhiên 
được con người sử dụng, khai thác như: nước, than, rừng, dầu mỏ, gió, vàng, sinh 
vật, HS rất tích cực, hào hứng học tập với KT dạy học này.
 Kĩ thuật “khăn trải bàn” là một KTDH đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức 
hầu như trong tất cả các bài học môn Khoa học. Bằng việc sử dụng KTDH tích cực 
này, HS được tiếp cận với nhiều giải pháp và các chiến lược khác nhau; rèn kĩ năng 
suy nghĩ, giải quyết vấn đề; sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc nhóm nhỏ 7 /13
 Bài 18. Phòng KN phân tích phán đoán các tình huống Động não
 tránh bị xâm hại có nguy cơ bị xâm hại Làm việc nhóm
 KN ứng phó, xứng xử phù hợp khi rơi Đóng vai
 vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại
 KN sự giúp đỡ nếu bị xâm hại
 Bài 39 – 40: KN tìm kiếm và xử lý thông tin về các Động não (làm việc theo 
 Không khí bị ô hành động gây ô nhiễm không khí. KN nhóm)
 nhiễm, Bảo về xác định giá trị bản thân qua đánh giá Quan sát theo nhóm nhỏ
 bầu không khí các hành động liên quan đến ô nhiễm Kỹ thuật hỏi, trả lời
 trong sạch không khí. 
 KN trình bày, tuyên truyền về việc bảo 
 vệ bầu không khí trong lành
 1.3. Kỹ thuật KWLH
 1.3.1. Mục tiêu. Đây là một KT mà GV viên nên dùng khi dạy học theo chủ 
đề và có thể dùng vào phần giới thiệu chủ đề, để nhằm giúp cho GV nắm bắt được 
kiến thức nền tảng của HĐ, GV chủ động định hướng PP, NDDH tiếp theo phù
hợp với vấn đề HS cần về chủ đề đó.
 1.3.2. Cách thực hiện
 * Bước 1: GV chuẩn bị phiếu KWLH cho học sinh trong lớp.
 * Bước 2: GV giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được của tiết học.
 * Bước 3: GV phát phiếu cho HS và hướng dẫn HS điền thông tin của bản 
thân mình vào phiếu sao cho phù hợp. Trong đó: 
 - K (know) là cột để HS viết những điều đã biết về bài học.
 - W (want) là cột để HS viết những điều muốn biết thêm điều gì về bài học.
 - L (learned) là cột để HS viết về những điều HS đã học được sau khi học 
xong bài học này.
 - H (how) là cột để HS tư duy những kiến thức đã học sẽ vận dụng vào trong 
thực tế như thế nào. 
 Mẫu phiếu chuẩn bị khi áp dụng kĩ thuật KWLH
Tên chủ đề:........................................................................................................................................................
Họ và tên: ...........................................................................................................................................................
Câu hỏi định hướng: ....................................................................................................................................
 Những điều Những điều Những điều Vận dụng
 đã biết muốn biết học được vào thực tế 9 /13
 - Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả. Nơi học 
phải có không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện 
tích nhỏ hơn và có nhiều HS. Cần rèn cho HS có khả năng tự định hướng làm việc 
tốt, chủ động, tích cực.
 - Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau:
 + Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, KN, làm việc độc lập, chủ 
động của HS khi thực hiện học theo góc.
 + Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết 
quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các HĐ.
 + Xác định tên mỗi góc với các phương tiện phù hợp. Căn cứ vào ND, GV 
cần xác định 3- 4 góc để HS thực hiện học theo góc.
 + Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư
liệu thiết bị cần cho HĐ của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo ND 
HĐ khác nhau.
 + Biên soạn phiếu HT, hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá.
 * Tổ chức cho học sinh học theo góc
 - Bước 1: Bố trí không gian lớp học
 - Bước 2: Giới thiệu ND học tập và các góc HT. Nêu sơ lược về nhiệm vụ, 
phương tiện ở các góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại một góc. Dành thời 
gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng 
chọn một góc. GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. 
 - Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc.
 Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần).
 1.4.3. Ví dụ: 
 Tên bài học Các kỹ năng sống cơ bản Các PP KTDH tích cực
 Bài 65: Quan KN khái quát, tổng hợp thông tin về sự Dạy học theo góc (trạm)
 hệ thức ăn trao đổi chất ở thực vật. Trình bày 1 phút
 trong tự nhiên KN phân tích, so sánh, phán đoán về Làm việc theo cặp
 thức ăn của các sinh vật trong tự nhiên Làm việc theo nhóm
 KN giao tiếp và hợp tác giữa các thành 
 viên trong nhóm
 1.5. Kĩ thuật XYZ
 1.5.1. Mục tiêu. KT XYZ là một KT nhằm phát huy tính tích cực trong TL

File đính kèm:

  • docxskkn_chi_dao_giao_vien_van_dung_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_tr.docx