Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các tình huống có vấn đề để tạo ra trong môn Khoa học Lớp 5

doc 23 trang thanh 19/02/2024 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các tình huống có vấn đề để tạo ra trong môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các tình huống có vấn đề để tạo ra trong môn Khoa học Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các tình huống có vấn đề để tạo ra trong môn Khoa học Lớp 5
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
 Thuận lợi.
 Khó khăn
B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
II. XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ ĐỂ CÓ THỂ TẠO RA 
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG..
C. KẾT LUẬN..
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..
III. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC.
 1. Khó khăn..
 2. Hướng khắc phục..
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với giáo viên.
2. Đối với nhà trường..
3. Đối với các cấp quản lí
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 1 trình bày ý kiến hay đóng vai, thực hành làm thí nghiệm: sai sót do tìm hiểu thông tin 
thiếu chính xác hoặc mô tả, làm thí nghiệm không đúng yêu cầu của giáo viên đề ra.
 Với những lý do trên, nên đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 
nói riêng việc học môn khoa học là rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện tốt mục 
tiêu đó thì người dạy phải nghiên cứu, làm biện pháp giảng dạy thích hợp giúp các em 
nắm vững, hiểu sâu được bản chất của việc giải quyết tình huống có vấn đề cần tìm, 
mắt khác giúp các em có phương pháp quan sát, làm thí nghiệm,.đúng, chính xác, 
trình bày rõ ràng, ngắn gọn, sáng tạo trong quá trình thực hiện. Từ đó giúp các em có 
hứng thú, say mê học môn Khoa học hơn. Từ những vấn đề đó tôi đã chọn đề tài “Xây 
dựng các tình huống có vấn đề để tạo ra trong môn Khoa học lớp 5”
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 Năm học 2013-2014 này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 A, gồm có 28 
học sinh, trong đó có 13 em nữ và 15 em nam. Ngay từ đầu năm nhận lớp, tôi đã phát 
hiện lớp tôi chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 Thuận lợi:
 ➢ Được sự quan tâm của các cấp, ngành, ban giám hiệu nhà trường 
và phụ huynh học sinh.
 ➢ Học sinh địa phương chiếm đa số nên thuận lợi cho việc giáo viên liên 
hệ với gia đình khi cần thiết.
 ➢ Lớp có sĩ số ít nên giáo viên kèm học sinh yếu rất thuận lợi trong việc 
kiểm tra bài.
 ➢ Các em có đủ sách giáo khoa để học tập.
 ➢ Nội dung bài học có liên quan đến sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng 
ngày của các em nên các em tiếp thu nhanh.
 Khó khăn:
 ➢ Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em 
mình; do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, cha mẹ bận đi làm.
 ➢ Đa số con em là nông dân và công nhân.
 ➢ Khả năng tiếp thu bài ở lớp còn chậm đối với những học sinh trung bình 
và yếu.
 ➢ Thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa nhà trường và gia đình học sinh.
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 3 • Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy 
trong từng bài thuộc từng chủ điểm cho phù hợp.
 • Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ cho việc làm thí 
nghiệm. Đồng thời phải đưa Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục môi trường, Tiết kiệm 
năng lượng, Giáo dục biến đổi khí hậu vào nội dung bài cho phù hợp.
 • Thường xuyên khảo sát ( 1 lần/ tháng) bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận, hái 
hoa dâng chủ để từ đó rút kinh nghiệm cho việc dạy phân môn Khoa học nhằm nâng 
cao chất lượng dạy học ở cuối năm.
II. XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ ĐỂ CÓ THỂ TẠO RA 
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5:
 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là cách dạy học mà trong đó người dạy 
tạo ra tình huống có vấn đề và điều khiển học sinh, phát hiện và giải quyết vấn đề, từ 
đó học sinh lĩnh hội được tri thức, khám phá tri thức mời.
 Thông thường, quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề gồm 3 bước :
 ❖ Bước 1: 
 Phát hiện vấn đề: Tạo tình huống có vấn đề, phát hiện vấn đề.
 ❖ Bước 2: 
 Giải quyết vấn đề: Thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết, đề ra 
các phương án, thực hiện các phương án.
 ❖ Bước 3: 
 Đánh giá và kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét để rút ra nội dung bài 
học, đề xuất những vấn đề mới có liên quan ( nếu có).
 Sau đây, tôi đề xuất, xây dựng việc thiết kế một vài tình huống có vấn đề trong dạy 
học môn Khoa học lớp 5, cụ thể theo phương pháp này cho một số bài.
 1. Ví dụ 1: 
 Tình huống có vấn đề 1: ( Bài: Dung dịch- SGK trang 76)
 * Bước 1: Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề.
 - Giáo viên cho học sinh nếm nước đường, nước muối, nước chanh rồi đưa ra 
 yêu cầu: Làm thế nào để tạo ra được các dung dịch đó ? Dung dịch là gì?
 - Học sinh tiếp nhận yêu cầu: Trong cuộc sống, học sinh đã được uống nước 
 cam, chanh, đường, súc miệng bằng nước muối, được học về sự chuyển thể của 
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 5 Tên và đặc điểm của từng chất tạo Tên dung dịch và đặc điểm của 
ra dung dịch dung dịch
1. Nước sôi để nguội, trong suốt, 
không màu, không mùi, không vị. Nước đường, dung dịch có vị ngọt
2. Đường: màu trắng, có vị ngọt
1. Nước sôi để nguội, trong suốt, 
không màu, không mùi, không vị. Nước muối, dung dịch có vị mặn.
2. Muối: có màu trắng, vị mặn.
1. Nước sôi để nguội, trong suốt, 
không màu, không mùi, không vị. Nước chanh, dung dịch có vị chua và 
2. Đường: màu trắng, có vị ngọt. ngọt.
3. Chanh: có vị chua, máu trắng đục
1. Nước sôi để nguội, trong suốt, 
không màu, không mùi, không vị. Nước đường, dung dịch có vị ngọt.
2. Đường: màu vàng, có vị ngọt.
 Đánh giá và kết luận:
* Bước 3: Chia sẽ kinh nghiệm và đề xuất vấn đề mới.
 + Đây là bước bắc buộc học sinh thực hiện vì trong trong quá trình chia sẽ các sản 
phẩm của các thí nghiệm với nhóm bạn, học sinh sẽ phát hiện được nhiều vấn đề lí thú.
 + Tôi yêu cầu các thành viên trong từng nhóm đi đến nhóm bạn để nếm, chia sẽ ý 
kiến với nhóm bạn và bình chọn cho dung dịch ngon nhất ( gắn hoa).
 + Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
 Sau khi nhóm trình bày, học sinh đề xuất vấn đề mới tự liên hệ những kinh nghiệm 
của bản thân, những kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề đạt ra cho nhóm mình.
 Ví dụ:
 ✓ Tại sao nước chanh của nhóm bạn lại ít chua và hơi đắng / ( vì cho ít chanh nên 
ít chua và để ngoài không khí lâu nên hơi đắng)
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 7 2. Ví dụ 2: 
Tình huống có vấn đề 2:
 Sau khi tôi yêu cầu học sinh độc lập làm thí nghiệm theo nhóm( úp đĩa lên dung 
dịch nước muối nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra, nếm thử những giọt nước đọng 
trên đĩa). Học sinh đã tìm ra câu trả lời của bài học: “ Ta có thể tách các chất trong 
dung dịch bằng cách chưng cất”.
 Trong quá trình học sinh đề ra các giả thuyết và thực hiện thí nghiệm có hiện 
tượng xảy ra: “ Nước không đọng trên đĩa”. Học sinh tự đặt câu hỏi: “ Tại sao nước 
không đọng trên đĩa?”. Câu hỏi này chính là sự khởi đầu cho tình huống có vấn đề 
mới.
 * Bước 1: Phát hiện tình huống có vần đề.
 Học sinh phát hiện vấn đề và nêu câu hỏi: “ Tại sao đĩa của nhóm em không có 
nước đọng? Làm thế nào để có nước đọng trên đĩa ?”.
 * Bước 2: Giải quyết tình huống có vấn đề.
 Học sinh thu thập các thông tin có liên quan: Sự chuyển thể của chất ( thể lỏng 
chuyển thành thể khí ở nhiệt độ cao); đề ra các giải thuyết ( xem xét lại quá trình thực 
hiện thí nghiệm của nhóm mình so với cách làm của nhóm bạn để tìm xem có sự sai 
sót nào không. Lượng muối và lượng nước có gì khác biệt không?. Độ nóng của nước 
có gì khác không ? ); Lập kế hoạch giải quyết vấn đề và ghi chép lại các kết luận.
 * Bước 3: Đánh giá và kết luận.
 Học sinh thảo luận và rút ra kết luận: dung dịch nước muối dùng để làm thí nghiệm 
quá nguội. Vì thế không có sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí nên không 
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 9 3. Ví dụ 3: 
Tình huống 3:
 Khi dạy bài 36: Hỗn hợp – SGK trang 74. Tôi phân chia từng đơn vị kiến thức, mở 
rộng dẫn kiến thức đến gần để các em phát hiện ra tình huống có vấn đề và giải quyết 
vấn đề đó qua kết quả của tùng nhóm thực hành thí nghiệm qua 3 bước sau:
 * Bước 1: Tạo ra tình huống có vấn đề.
 Tôi cho các em nếm riêng từng chất muối tinh, mì chính ( bột ngọt), hạt tiêu, ớt 
( cắt nhỏ) rồi đưa ra yêu cầu :làm thế nào để tạo thành một hỗ hợp gia vị? Hỗn hợp là 
gì?
 Học sinh tiếp nhận yêu cầu: Trong thực tế hằng ngày, các em đã được ăn muối 
tiêu, muối ớt, được ăn thức ăn nêm bằng bột ngọt,
 * Bước 2: Giải quyết vấn đề.
 Tôi thu thập các thông tin liên quan đến tình huống có vấn đề: Tại sao muối tiêu 
và muối ớt có vị mặn và vị cay ? Tại sao mì chính có vị ngọt ? Tại sao khi trộn muối, 
tiêu, ới, mì chính thì có vị măn, ngọt, cay mặc dù chúng vẫn còn nguyên như lúc ban 
đầu khi chưa trộn lẫn với nhau.
 Tôi đưa ra 3 phương án làm thí nghiệm ( 3 nhóm).
 Nhóm 1: Tạo một hỗn hợp gia vị: muối tinh, tiêu.
 Nhóm 2: Tạo một hỗn hợp gia vị: muối tinh, ớt.
 Nhóm 3: Tạo một hỗn hợp gia vị: muối tinh, mì chính.
 Sau khi phân nhóm, giao nhiệm vụ, tôi yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như trong 
sách giáo khoa trang 74.
 * Chuẩn bị theo nhóm:
 - Vật liệu: muối tinh, mì chính ( bột ngọt), hạt tiêu( đã xay nhỏ), ớt ( cắt nhỏ) để 
riêng.
 - Dụng cụ: thìa nhỏ, chén nhỏ.
 - Cách tiến hành:
 * Quan sát và nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.
 * Dùng thìa nhỏ lấy từng chất cho vào chén nhỏ ( liều lượng tùy theo mỗi nhóm ) 
rồi trộn đều. Trong quá trình làm có thể nếm thử và gia giảm các chất cho hợp khẩu vị.
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 11 + Tại sao mỗi chất trong từng hỗn hợp có vị đặc trưng của nó? ( vì trong hỗn hợp 
các chất vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó nh7 muối có vị mặn, tiêu có vị cay 
của tiêu, ớt có vị cay của ớt).
 Vậy cách giải quyết vấn đề như thế lại quay lại theo các bước: Phát hiện, giải 
quyết vấn đề và kết luận. Kết quả của việc giải quyết vấn đề này là giúp học sinh hiểu 
được tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm và màu sắc của chất mà có thể tạo ra được 
những hộn hợp có đặc điểm khác nhau.
 Từ đó tôi giúp các em rút ra câu trả lời: Để tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có hai 
chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ 
nguyên tính chất của nó.
 Với cách dạy học nêu trên, tôi đã hướng dẫn, tổ chức để các em tự khám phá vấn 
đề mới, tôi không tham gia nhiểu cũng như không nói nhiều trong quá trình lĩnh hội tri 
thức mới của học sinh. Các em chủ động, độc lập làm việc, đạt ra tình huống mới cho 
các nhóm bạn. Kiểu dạy học như vậy tôi đã tạo ra một chuỗi các tình huống có vấn đề 
lí thú để các em có nhu cầu giải quyết. Hoạt động khác mà tôi có thể sử dụng như một 
tình huống có vấn đề mới ở bài học này là hoạt động làm thí nghiệm để giúp các em 
biết được cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
4. Tình huống có vấn đề 4:
 Sau khi tôi yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước 
và cát trắng, học sinh đã tìm ra câu trả lời của bài học : “ Ta có thể tách các chất ra 
khỏi hỗn hợp bằng cách sàng sảy, lọc và làm lắng”.
 Trong thí nghiệm này tôi yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm bằng cách lọc, các em 
có thể đề ra các giả thiết và thực hiện thí nghiệm có hiện tượng xảy ra: “ Nước sẽ 
không chảy xuống? hoặc nước chảy xuống bình không trong mà vẫn đục.
* Bước 1: Phát hiện tình huống có vấn đề: 
 Học sinh phát hiện vấn đề và nêu câu hỏi: “ Tại sao nhóm em nước không chảy 
xuống bình lọc? Làm thế nào để nước chảy xuống?”. “ Tại sao nước ở bình lọc nhóm 
em vẫn đục? Làm thế nào để khi nước lọc chảy xuống phải trong?”.
* Bước 2: Giải quyết tình huống có vấn đề: 
 Các em đi thu thập thông tin có liên quan: Các nhóm đã dùng phương pháp lọc có 
đúng cách chưa ?, dụng cụ có đủ, đúng chưa ? các nhóm cần xem lại quá trình thực 
Người thực hiện: GV - Lê Thị Kim Loan Trang 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_cac_tinh_huong_co_van_de_de_t.doc