Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5
“Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn có vai trò rất quan trọng. Dạy tiếng Việt ở Tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho học sinh những hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt gồm có bảy phân môn, mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tích hợp với nhau. Phân môn Tập Làm Văn (TLV) có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kỹ năng sản sinh ngôn ngữ; sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành. Khi nói đến phân môn TLV, thì viết văn, hành văn chính là cái đích cuối cùng, cái đích cao nhất của việc học môn Tiếng Việt. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng diễn đạt mạch lạc đã khó, để nói hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại càng khó hơn. Chương trình TLV ở Tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả bao gồm: văn tả cảnh, văn tả người, văn tả cây cối,văn tả đồ vật, văn tả con vật Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, mặt khác học sinh không cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, kết quả viết văn tả cảnh ở lớp 5 còn nhiều vấn đề bất cập so với yêu cầu đặt ra của một bài văn tả cảnh. Các em còn gặp nhiều sự lúng túng trước một đề văn, chưa nắm được cấu tạo, quy trình viết một bài văn tả cảnh, còn thiếu hiểu biết về đối tượng cần tả và chưa biết cách để diễn đạt điều mà mình muốn tả. Từ thực tế đó, chúng ta cần làm thế nào để học sinh có thể nắm được cấu tạo bài văn, lập được dàn ý một bài văn? Nhằm giúp học sinh có một điểm tựa để viết được một bài văn hoàn chỉnh thì sơ đồ tư duy (SĐTD) là một trong những giải pháp tối ưu. Việc sử dụng SĐTD giúp cho học sinh dễ dàng lập được dàn ý nhờ sự hỗ trợ trực quan của màu sắc, hình ảnh, đường nét, từ ngữ. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn cụ thể hóa một phần nội dung dạy học vào thực tế, góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học phân môn TLV nói chung và văn tả cảnh trong chương trình TLV lớp 5 nói riêng. 1.2. Điểm mới của đề tài Việc suy nghĩ để lựa chọn, xây dựng sáng kiến kinh nghiệm này đã được tiến hành trong thời gian dài, bản thân tôi cũng đã rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy. Từ những kinh nghiệm, những kết quả tích lũy được, trong đó có sự tiến bộ của học sinh, tôi đã thường xuyên cập nhật để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm trong năm học và so sánh kết quả với những năm học trước. Từ đó Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 1 “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về phương pháp và chất lượng dạy học văn tả cảnh ở tiểu học hiện nay: - Đối với học sinh: Nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn tả cảnh, phân tích được cấu tạo của bài văn tả cảnh, viết được đoạn mở bài trực tiếp, đoạn kết bài không mở rộng. Học sinh giỏi có thể phát hiện hình ảnh đẹp trong bài văn, lập được giàn ý chi tiết cho bài văn, quan sát và chọn lọc chi tiết cho bài văn tả cảnh, hoàn chỉnh các đoạn văn dựa vào nội dung chính của bài, lập được dàn ý chi tiết cho bài văn, bước đầu biết dùng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, các biện pháp nghệ thuật tu từ Song, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh còn vụng về, gặp nhiều khó khăn trong viết văn tả cảnh. Khi viết văn các em chỉ đưa ra những ý chung chung, chưa đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Bên cạnh đó, bài văn tả cảnh của đa số các em viết có bố cục thiếu cân đối, mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản, trình tự tả chưa hợp lí, chọn lọc các chi tiết chưa tiêu biểu, đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc và thường viết theo một khuôn mẫu nhất định mà thiếu đi rất nhiều ở tính sáng tạo của các em. Mặt khác các em dùng từ, đặt câu thiếu chính xác, hay dùng từ lặp, từ địa phương. Câu văn thiếu các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thiếu từ ngữ so sánh, nhân hoá dẫn đến bài văn viết khô khan, thiếu chân thực, thiếu sinh động. Thậm chí có em còn viết sai đề. - Đối với giáo viên: Đa số giáo viên trong trường tôi đều là những người có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề song ở một số tiết học giáo viên còn nói nhiều, chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi “làm Văn”. Đồng thời, khi dạy phân môn Tập làm văn còn nhiều lúng túng về phương pháp, giáo viên chưa linh hoạt và sáng tạo trong việc dẫn dắt, gợi mở cho học sinh để tìm ra những từ ngữ, những ý hay khi miêu tả. Việc sử dụng đồ dùng trong dạy học chưa hiệu quả. Trước khi thực hiện sáng kiến, tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra. Đề bài: Tả cánh đồng lúa quê em. Kết quả làm bài của các em thu được như sau: Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5 Số học sinh SL % SL % SL % SL % 20 1 5 6 30 10 50 3 15 2.2. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả cảnh: 2.2.1: Giúp học sinh nắm vững cách vẽ sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy giúp chúng ta dễ dàng hình dung cấu tạo của bài văn, hiểu rõ mạch tư duy trong cách viết văn của tác giả, nắm bắt được trình tự hành văn, nắm Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 3 “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Tả từng bộ phận,.. +Kết bài: Kết bài mở rộng Kết bài không mở rộng -Tìm các từ gợi ý, các từ ngữ cho từng nhánh cấp 2 Giáo viên dùng SĐTD phân tích cho học sinh thấy rõ cấu tạo của bài văn tả cảnh Việc sử dụng giải pháp này giúp học sinh dễ nhớ, nắm chắc được cấu tạo của một bài văn tả cảnh bằng sơ đồ, hình ảnh trực quan. Giúp học sinh ghi được ý chính của từng phần, hiểu được cấu tạo của một bài văn nhằm giúp các em phát triển ý theo một trình tự. Giúp các em tìm được từ, câu cho từng ý, diễn đạt được ý mình muốn tả về cảnh quan đó. 2.2.3: Sử dụng sơ đồ câm Điều kiện cần để viết được một bài văn đó chính là cần có vốn từ và biết cách dùng từ. Chúng ta có thể cung cấp vốn từ cho học sinh bằng cách cho quan sát và yêu cầu học sinh nêu. Để làm được điều này, giáo viên cần phải cho các em quan sát cảnh thật hoặc tranh ảnh và đưa ra câu hỏi gợi mở nhằm định hướng học sinh nắm vững về cách cảm nhận một cảnh quan. Ví dụ: khi quan sát cảnh quan ngôi trường, giáo viên có thể hỏi Các em nhìn thấy những gì trong khuôn viên trường? Ngôi trường có những gì nổi bật? chẳng hạn Sau khi phân tích yêu cầu của đề bài, quan sát bằng cảnh thật hoặc tranh ảnh, giáo viên có thể cho học sinh điền từ còn thiếu vào SĐTD mà mình đã lập sẵn Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 5 “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Khi học sinh đã lập được dàn ý bằng sơ đồ tư duy, giáo viên giúp học sinh sử dụng vốn từ ngữ có được để vận dụng hợp lí bằng cách cho các em nêu miệng từng đoạn ngắn. Lúc đầu, chỉ nên yêu cầu các em nêu một số từ ngữ, hoặc cụm từ ngữ để tả cảnh, sau đó mới yêu cầu nêu câu văn tương ứng và tiếp theo là kết nối các câu thành đoạn văn như: Đoạn tả ở giữa cánh đồng, đoạn tả hai bên cánh đồng, hay tả cánh đồng buổi sang,. Học sinh dân tộc hay có cách nói ngược. Giáo viên phải luôn nhắc nhở và giúp các em biết cách dùng từ cho phù hợp qua việc cho các em xem hình ảnh minh họa hay đoạn video có từ ngữ ghi lại từ tả vẻ đẹp của cảnh đó và yêu cầu các em nêu lại.Vì các em hay nói ngược nên khi dùng từ ngữ nói trong văn viết làm cho câu văn không rõ ý. Chính vì vậy, giáo viên phải luôn nhắc nhở và giúp các em biết cách dùng từ cho phù hợp qua việc cho các em luyện nói em nhiều lần trong các tiết học. Từ đó chúng ta luyện tập cho các em viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn tuần 4, bài Luyện tập tả cảnh, trang 43, sách Tiếng Việt 5 tập 1. Sau khi học sinh vẽ được SĐTD, yêu cầu các em trình bày bài văn miệng theo SĐTD: - Học sinh hạn chế: Nêu lại sơ đồ và một số từ ngữ tả ngôi trường. - Học sinh hoàn thành: Nêu được dàn ý bài văn tả ngôi trường với những câu văn ngắn. - Học sinh khá-giỏi: Dựa vào sơ đồ nêu được một bài văn ngắn tả ngôi trường. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên tổ chức cho các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung. Đồng thời giáo viên chốt lại, nhận xét và kịp thời tuyên dương, động viên, khuyến khích các em. Việc sử dụng giải pháp này tạo tiền đề cho tiết làm bài kiểm tra viết các em sắp được học. Giúp cho các đối tượng học sinh trong lớp đều được trình bày với mức độ nhận thức của mình, giúp cho các em nắm được bài và mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. 2.3. Kết quả đạt được Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 7 “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là đội ngũ giáo viên, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả như mong muốn. Với việc dạy tập làm văn, nhất là văn tả cảnh lớp 5 thì việc làm này càng cần thiết hơn bởi việc dạy tập làm văn là rất khó, học sinh lớp 5 đã là học sinh cuối cấp tiểu học nhưng việc làm văn cũng mới dừng ở mức độ "tập". Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chương mà khả năng ấy phải được bồi đắp dần qua năm tháng, qua trang sách và những bài giảng hàng ngày của thầy cô. Muốn có được khả năng ấy của mỗi học sinh thì chính mỗi giáo viên phải định hướng, gợi mở cho các em phương pháp học tập. Với học sinh lớp 5, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có được những dòng văn hay mà văn hay là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục, bền bỉ, dẻo dai. Văn hay không thể có được ở những học trò lơ là đèn sách. Với tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. 3.2. Kết luận sư phạm: Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh không phải là việc làm một sớm, một chiều mà là cả một quá trình rèn luyện gian nan, bền bỉ. Việc chú trọng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng của mỗi giáo viên là đưa các em đến với ánh sáng tri thức và giúp các em hiểu tầm quan trọng của tiếng Việt và là ngôn ngữ phổ thông dùng cho các dân tộc. Sau một thời gian vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học viết bài văn tả cảnh cho học sinh trong dạy học phân môn Tập làm văn thì tôi thấy tỉ lệ các em viết được bài văn của lớp 5A tăng lên rõ rệt. Tôi nhận thấy các giải pháp như giúp học sinh nắm vững cấu tạo bài văn, trang bị cách dùng từ đặt câu, rèn kĩ năng viết câu, đoạn văn có thể sử dụng để giúp học sinh viết tốt hơn bài văn tả cảnh, học tốt hơn môn Tiếng Việt và các môn học khác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do một số hạn chế về mặt tài liệu tham khảo và chưa có điều kiện đi sâu vào thực tế nhiều hơn nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 3.3. Kiến nghị, đề xuất: Qua thực tế giảng dạy và quá trình tìm hiểu, bản thân tôi nhận thấy rằng để giúp các em viết được, viết hay một bài văn tả cảnh thì đòi hỏi cần thực hiện một số yêu cầu sau: Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_so_do_tu_duy_vao_day_hoc_van.doc