Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả Lớp 5
0 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................................................... 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:........................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .....................................................................2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...............................................................2 2. NỘI DUNG .........................................................................................................3 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: .........................................................................................3 2.2. THỰC TRẠNG:............................................................................................4 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...................................................................8 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................17 MỘT SỐ MINH CHỨNG DẠY VÀ HỌC .......................................................20 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................23 3.1. KẾT LUẬN.................................................................................................23 3.2. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ .........................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................25 2 tập hợp và triển khai ý một cách hiệu quả. Tôi đã tìm hiểu và cảm thấy thật sự mình đã tìm ra chìa khóa giải quyết vấn đề mà bản thân và các đồng nghiệp đặt ra. Sơ đồ tư duy giúp gì cho học sinh trong môn Tập làm văn ? Qua việc giảng dạy, ứng dụng Sơ đồ tư duy vào môn học, bản thân tôi thấy được vai trò rất lớn của Sơ đồ tư duy trong việc lập dàn ý cho bài văn miêu tả. Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Với tinh thần học hỏi, dám nghĩ dám làm vươn lên trong đổi mới sáng tạo, tôi chọn đề tài “Vận dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5” 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Chỉ ra cách sử dụng Sơ đồ tư duy, vận dụng Sơ đồ tư duy vào việc lập dàn ý trong dạy học văn miêu tả lớp 5. - Đề xuất cách ứng dụng Sơ đồ tư duy vào việc lập dàn ý trong dạy học văn miêu tả lớp 5, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả lớp 5 nói riêng và Tập làm văn nói chung. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng của việc dạy học lập dàn ý văn miêu tả lớp 5. - Cách ứng dụng Sơ đồ tư duy vào việc lập dàn ý trong dạy học văn miêu tả lớp 5, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả lớp 5 nói riêng và Tập làm văn nói chung. 1.4.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thực nghiệm,... 4 mạng lưới ý tưởng đến diễn đạt thành lời. Quá trình này cũng chú trọng đến yêu cầu về tính mạch lạc, logic và mang dấu ấn cá nhân. Căn cứ sau cùng có thể đề cập đến là yếu tố tâm lí của học sinh tiểu học với đặc điểm tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và trực quan cụ thể, tuy có chuyển dần từ tính cụ thể sang trừu tượng khái quát nhưng còn ở mức độ sơ đẳng. Vì thế, sơ đồ tư duy với ưu thế về cách thể hiện trực quan sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt nội dung trọng tâm, tạo cho học sinh sự hứng thú nên sẽ là điều kiện mở ra những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo về đối tượng miêu tả. * Đôi nét về thể loại Văn miêu tả trong Chương trình Tiếng Việt lớp 5 Thể loại Văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 bao gồm 33 tiết dành cho việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả ở hai thể loại tả cảnh và tả người. Trong hai thể loại này, đối tượng miêu tả phong phú, sinh động nhưng rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các em, chẳng hạn: tả một buổi trong ngày, tả một hiện tượng tự nhiên, tả trường học, tả cảnh địa phương em; hay tả thầy, cô giáo, người thân,...Thông qua các bài học, học sinh được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để viết được một bài văn tả cảnh, bao gồm: cấu trúc của bài văn tả cảnh; kĩ năng quan sát, lập dàn ý; viết đoạn văn trong bài văn miêu tả, liên kết đoạn văn và hoàn chỉnh bài văn. Ngoài ra, môn Tập làm văn lớp 5 cũng gợi ra cho học sinh các kĩ năng thay đổi góc quan sát theo không gian và thời điểm quan sát theo thời gian để tạo ra những phát hiện mới mẻ hay thay đổi vai người miêu tả để có những cảm nhận sáng tạo. Quan điểm của dạy học Tập làm văn lớp 5 trong chương trình tiểu học áp dụng từ năm 2000 là không dạy riêng từng đối tượng miêu tả như trong chương trình Cải cách Giáo dục mà chủ yếu là rèn luyện cho học sinh nhận biết cách tả thông qua dạy các kĩ năng quan sát, tìm và sắp xếp ý trong quan sát, biết triển khai mỗi ý để nói và viết thành đoạn, biết cách sắp xếp ý để viết thành bài. Trên cơ sở này, bài viết đưa ra gợi ý về quy trình hướng dẫn học sinh khai thác các chức năng của sơ đồ tư duy để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả cụ thể trong chương trình Tập làm văn lớp 5. 2.2. Thực trạng: * Đối với giáo viên: - Một số giáo viên còn lúng túng trong việc hoạch định chương trình, chưa hiểu hết ý đồ của sách giáo khoa, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn. 6 khăn về nội dung càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, sử dụng ngôn ngữ miêu tả, từ ngữ đặc sắc còn nghèo nàn và các biện pháp nghệ thuật lồng ghép vào bài văn còn rất ít. Hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dạng, phong phú hơn. Nhưng những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà thường đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Một thực tế nữa đó là học sinh lớp 5 tuy các em đó được tiếp xúc và thực hành các bài tập làm văn ở lớp 2 và lớp 3 và đặc biệt chương trình Tập làm văn lớp 4 thể loại miêu tả xong các em vẫn viết văn theo kiểu công thức cứng nhắc, câu văn chỉ dừng ở mức độ có đủ chủ ngữ, vị ngữ rất ít những câu văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, bài văn thiếu sinh động, hấp dẫn. Thực tế cho thấy, khá nhiều học sinh Tiểu học ham thích học văn và có khả năng viết văn nhưng thực tế việc dạy văn cho các em chưa đạt kết quả cao như mong muốn. Rất nhiều các bài văn được viết theo một dàn ý giống nhau, rất máy móc, rất thiếu cảm xúc và thiếu tính chân thực, cả giáo viên và học sinh nhiều khi còn lệ thuộc vào bài văn mẫu. Khi học văn miêu tả, học sinh hiểu về văn miêu tả còn chưa sâu, nghèo nàn, tư duy hình tượng chưa rõ nét, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học và làm văn. Với thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 49 học sinh lớp 5A trường Tiểu học Ngũ Hiệp phân môn Tập làm văn, kết quả như sau: Điểm Số lượng HS Tỉ lệ Ghi chú 10 0 0 % 9 8 16,33 % 8 12 24,49 % 7 16 32,65 % 6 10 20,41 % 5 3 6,12 % 8 Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, tính rung động, tính hình tượng, chứa đựng tình cảm của người viết. Mỗi bài văn miêu tả của học sinh là kết quả của sự sáng tạo, nó được coi như là một sáng tác có giá trị nghệ thuật. Vì vậy, nó phải tuân theo những quy định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật. Yêu cầu chung của một bài Tập làm văn miêu tả: - Trình bày bài viết theo đúng dàn ý văn miêu tả. - Nếu được hình ảnh bao quát và đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Nêu được hoạt động, sắc thái tình cảm của đối tượng được tả. - Nêu được nhận xét, tình cảm của học sinh đối với đối tượng đang được miêu tả. - Liên hệ được thực tế, bài học, tầm quan trọng, ích lợi của đối tượng được miêu tả trong đời sống con người. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh chuẩn xác (có so sánh, nhân hóa...). - Viết câu văn đúng, gãy gọn, mạch lạc, súc tích. - Viết đúng chính tả, ngắt câu và sử dụng dấu câu đúng. - Trình bày bài viết sạch đẹp, đúng quy định. 2.3.3. Để viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh, học sinh cần có rất nhiều kĩ năng như : Xác định đúng yêu cầu của đề bài; quan sát, tìm ý miêu tả; lập dàn ý ; viết đoạn văn, viết bài, trình bày ý định miêu tả ; chỉnh sửa hoàn thiện bài viết,... Trong các kĩ năng trên, lập dàn ý là khâu vô cùng quan trọng và không dễ đối với học sinh. Sơ đồ tư duy là một công cụ có thể sử dụng để tập hợp và triển khai một cách hiệu quả. Những ứng dụng Sơ đồ tư duy của vào dạy học Tập làm văn cho học sinh Tiểu học bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt. Sơ đồ tư duy được xem là một phương tiện trực quan đơn giản có ưu điểm trong việc giúp sản sinh, hình dung cũng như cấu trúc và phân loại các ý tưởng. Trong dạy học, công cụ này có thể được sử dụng để biến những ý tưởng và suy nghĩ rời rạc, tản mạn thành sơ đồ có cấu trúc và hình ảnh rõ ràng. Hơn nữa , nó giúp học sinh liên kết và gợi nhớ lại những kinh nghiệm đã có, làm cho ý tưởng của các em thêm phần phong phú, sáng tạo. Việc dạy học sinh ứng dụng Sơ đồ tư duy vào lập dàn ý cho bài văn miêu tả được thực hiện qua: 2.3.4. Hướng dẫn học sinh vẽ Sơ đồ tư duy trong văn miêu tả 5 - Trước khi giúp học sinh Sơ đồ tư duy vận dụng vào việc lập dàn ý cho bài văn miêu tả nhất thiết giáo viên phải giúp học sinh hiểu về Sơ đồ tư duy, biết cách vẽ Sơ đồ tư duy, ứng dụng trong môn học, các dạng bài mà giáo viên định 10 Từ Sơ đồ tư duy mà học sinh đã hoàn thành, học sinh phải : - Diễn đạt bằng ý lời nói. - Diễn đạt ý bằng cách viết câu, đoạn, bài. * Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh vẽ Sơ đồ tư duy - Để đảm bảo cho yêu cầu xác lập trọng tâm miêu tả, màu sắc và kích thước của các nhánh (chính, phụ) phải thể hiện điểm nhấn của các trọng tâm miêu tả ; thể hiện sự liên kết giữa các ý khác bậc và cùng bậc; màu sắc còn có thể dùng thể hiện cảm xúc, đặc trưng của đối tượng miêu tả. - Sơ đồ tư duy thường trình bày theo chiều ngang, mỗi dòng chỉ có một từ ngữ khóa (hoặc tranh, ảnh) được đặt trên vạch liên kết và nhánh chính được nối với chủ đề bằng nét đậm ; sơ đồ là một hệ thống mở, không giới hạn những liên tưởng độc đáo về đối tượng miêu tả, bất kì từ ngữ nào trong sơ đồ cũng có thể mở rộng ý thành một chùm các liên kết. Đây là những yêu cầu để đảm bảo tính mạch lạc và độc đáo của của Sơ đồ tư duy. - Để kích thích những liên tưởng thú vị, giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khắc phục rào cản tư duy. Hướng dẫn học sinh dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong quá trình liên tưởng, diễn đạt. - Đây là việc làm rất cần thiết bởi trước khi ứng dụng Sơ đồ tư duy nhất thiết học sinh phải hiểu về Sơ đồ tư duy, biết cách vẽ rồi mới đến ứng dụng nó vào công việc lập dàn ý cho bài văn. *Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng kiểu bài: + Kiểu bài tả cảnh: Tiết 1: Học sinh nhận biết cấu tạo của bài văn miêu tả và bước đầu làm quen với SĐTD. Bài minh họa. Cấu tạo của bài văn tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, tr 12) Mục tiêu: HS hiểu được dàn ý của bài văn tả cảnh gồm 3 phần: * Mở bài (Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.) * Thân bài (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian), * Kết bài (Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.) Cách tiến hành: Dùng sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về cấu tạo bài văn tả cảnh. Bước 1: Hình thành kiến thức Giáo viên cho học sinh phân tích hai ngữ liệu mẫu:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_va.doc