Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc Lớp 4, 5

doc 16 trang thanh 17/02/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc Lớp 4, 5
 1. MỞ ĐẦU
1.1- Lí do chọn đề tài:
 Chúng ta đều biết con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính mình. 
Đối với trẻ em thì sao? Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của 
mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi 
người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong 
cuộc sống. Ở lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng, học sinh được vui chơi, được ca 
hát, được trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, được tham gia vào các Câu 
lạc bộ theo sở thích của riêng mình. Chính những hoạt động mang tính bề nổi 
đó sẽ giúp cho các em học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, có được 
một đời sống tâm hồn phong phú, hướng tới cái đẹp và đặc biệt là làm giảm 
căng thẳng sau những giờ học. 
 Âm nhạc ở trường Tiểu học là môn học có vai trò quan trọng trong việc trang 
bị cho học sinh những kiến thức đơn giản, cốt lõi về âm nhạc. Nó không nhằm 
đào tạo các em thành những nhạc sĩ, ca sĩ hay nhạc công vì: Đối tượng ở đây là 
những học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu, yêu thích hay không 
yêu thích âm nhạc. Trong trường Tiểu học, âm nhạc là một nhu cầu không thể 
thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tham gia 
các hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình 
tượng âm thanh của bài hát, của bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, 
giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, 
đạo đức của các em rất hiệu quả. Chính vì thế, môn học âm nhạc hiện nay trong 
nhà trường đã là một trong những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo 
dục thẫm mĩ - giáo dục những cái hay, cái đẹp trong đời sống tinh thần của học 
sinh.
 Trước đây, môn học này chưa được coi trọng vì chưa có giáo viên dạy 
môn âm nhạc mà chỉ có giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm nên việc dạy học còn bị 
xem nhẹ và mang tính hình thức. Giáo viên chưa sử dụng hệ thống phương pháp 
dạy học thích hợp theo hướng “Tích cực hoá nhận thức của học sinh” mà chủ 
yếu sử dụng phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết trình nên giáo 
viên làm việc nhiều... Điều đó làm hạn chế việc phát huy tính tích cực hoạt động 
nhận thức của học sinh. Vì vậy việc dạy học chưa mang lại kết quả cao. Ngày 
nay, môn âm nhạc được quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở việc đã có giáo viên dạy 
âm nhạc chuyên sâu, đã mở nhiều lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, 
tập huấn đàn oorgan, đàn piano, cho giáo viên để cùng nhau trao đổi, nghiên cứu 
tìm ra phương pháp dạy học mới, có hiệu quả cao. Trong các loại hình hoạt động 
Âm nhạc thì ca hát là loại hình phổ biến nhất, hoạt động ca hát ảnh hưởng trực 
tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca, có ảnh hưởng sâu sắc 
đến tư tưởng, tình cảm xúc của con người. Hiếm có loại hình nghệ thuật nào có 
khả năng truyền bá phổ cập nhanh chóng và sâu rộng như Âm nhạc.
 Vì hoạt động ca hát chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong các trường 
học nói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng. Là một giáo viên dạy Âm nhạc nhiều 
năm dạy ở trường Tiểu học ............. bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, cải 
tiến phương pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cho các giờ dạy học 
 1 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
 Hiện nay, hầu hết tất cả các nhà trường đều đã kết nối mạng, có phòng máy 
tính, và tiến tới sẽ xây dựng một số phòng chức năng đạt chuẩn trong đó có 
phòng Âm nhạc. Điều đó sẽ rất thuận lợi cho việc học các bộ môn văn hóa nói 
chung và môn Âm nhạc nói riêng. Bởi học sinh tiểu học thích khám phá, thích 
tiếp xúc với những điều mới lạ. Nhiều tiết học trên lớp đã sử dụng phương pháp 
dạy học tích hợp, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh biết huy động 
tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Lồng ghép 
các trò chơi dân gian trong các tiết ôn tập, trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên 
lớp tại các nhà trường...Tất cả các yếu tố đó đòi hỏi các giáo viên trong giờ lên 
lớp nếu không đổi mới phương pháp dạy học chắc chắn sẽ không theo kịp với sự 
phát triển của thời đại, nhất là với trình độ nhận thức và cảm nhận âm thanh của 
học sinh ngày càng được nâng cao. Việc sử dụng giáo án điện tử trong các tiết 
học giờ đây không còn là một khái niệm xa lạ đối với các giáo viên, đặc biệt là 
giáo viên Âm nhạc. Những phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint; Encore, và một 
số các phần mềm khác sẽ là những tiện ích hỗ trợ đắc lực cho các giáo viên khi 
lên lớp giảng dạy. Giáo viên lên lớp giảng dạy Âm nhạc trước kia chỉ có mỗi 
cây đàn, mà những chiếc đàn hiện đang sử dụng rất hạn chế về chức năng, nên 
giáo viên có muốn khai thác và phát huy năng lực học sinh cũng rất khó. Nhưng 
ngày nay, nhờ có công nghệ thông tin trong đời sống xã hội mang lại, nếu ta biết 
vận dụng để soạn giảng giáo án điện tử và thực hành vào trong các bài giảng 
trên lớp thì sẽ truyền tài và tạo cho các em học sinh những giờ học thực sự sôi 
nổi và có hiệu quả. 
 Nhờ công nghệ thông tin mà những hình ảnh minh họa cho bài hát rất sinh 
động, âm thanh rõ ràng, tiện lợi cho những hoạt động của giáo viên và học sinh, 
giờ học sẽ thu hút được học sinh ngay khi bước vào bài mới. Những hình ảnh 
âm thanh giáo viên sưu tầm để phục vụ cho tiết dạy được sử dụng trên máy trình 
chiếu, sẽ thay thế được những tranh ảnh đen trắng minh họa cho nội dung bài 
học, đặc biệt những hình ảnh giới thiệu về các nhạc sĩ, hoặc giới thiệu về dân ca 
các vùng miền, giới thiệu về các nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc.v.v... Nay, nhờ 
công nghệ thông tin, những hình ảnh đó sẽ sinh động hơn rất nhiều. Nó giải 
quyết cho người giáo viên đỡ mất thời gian trên lớp, học sinh luôn chăm chú vào 
những hình ảnh được giới thiệu, từ đó giáo viên có thể khai thác được những tư 
duy sáng tạo của học sinh trong giờ học.
 Một điểm mới khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm 
nhạc đó chính là phần vận động phụ họa theo bài hát. Nếu như trước kia giáo 
viên thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ 
năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của 
học sinh, chính những lúc các em được quan sát, được lắng nghe giai điệu, 
những âm thanh ấy sẽ kích thích sự sáng tạo, niềm đam mê và chứng minh bản 
thân mình, để từ đó các em sẽ giải quyết được những sự việc tưởng như rất khó 
khăn e dè đối với những học sinh tiểu học. Nhờ quan sát mà các em đã nghĩ ra 
được những động tác phụ họa cho bài hát, từng tổ, từng nhóm đều có thể nghĩ ra 
được những động tác đơn giản để giới thiệu cho các bạn trong lớp của mình. 
 3 hiện có trên cây đàn. Đặc biệt khi sử dụng âm sắc, tiết tấu đều làm cho các em 
hưng phấn và giờ học rất sôi nổi. Phần dạy bài hát mới, tôi đã thay đổi cách dạy 
như: các em được nghe đĩa tiếng thay vì giáo viên hát mẫu, phần nghe nhạc, các 
em được nghe những giai điệu tha thiết từ chính những bản nhạc được khai thác 
từ mạng Internet, điều đó cũng thấy sự khác biệt với lối dạy cũ. Chỉ một thay đổi 
nhỏ so với lối dạy trước kia cũng giúp cho các em yêu thích hơn với những giờ 
học âm nhạc. Nếu được áp dụng các phương pháp giảng dạy và có một môi 
trường học âm nhạc ứng dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn các em học sinh sẽ 
tiếp thu bài tốt và giáo viên có thể khai thác được nhiều những học sinh có năng 
khiếu để bồi dưỡng và bổ sung cho các hoạt động văn hóa văn nghệ của lớp và 
của trường.
* Hạn chế: 
 Trình độ học sinh có trong trường không đồng đều, nhiều học sinh vẫn chưa có 
ý thức trong học tập, vẫn xem nhẹ những môn nghệ thuật, những môn ít giờ. 
Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng không quan tâm đến việc học của con em 
mình, còn phó mặc cho nhà trường và lo bận tâm vào làm kinh tế.
 Từ thực trạng trên là một giáo viên phụ trách dạy Âm nhạc trong nhà trường 
nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ cố gắng tìm tòi cải tiến phương pháp 
nhằm: phát huy tính sáng tao của học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông 
tin vào việc nâng cao chất lượng dạy và học Âm nhạc trong nhà trường.
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, năm học ............., Qua 
việc đánh giá cuối kỳ I của năm học trước, kết quả chất lượng môn âm nhạc lớp 
như sau:
 Năm học Khối Tổng HS HT TL CHT TL
 Qua kiểm tra chất lượng cho thấy số học sinh hoàn thành tốt những yêu 
cầu của giáo viên cũng như yêu cầu của chương trình bài học đề ra là còn rất 
khiêm tốn, 
thể hiện bài hát, bài tập đọc nhạc còn rụt rè, phát âm không rõ lời. cao độ, còn 
chênh hát không thể hiện được các nốt luyến. Từ những hạn chế như vậy tôi 
mạnh dạn đưa ra các giải pháp như sau .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng 
dạy âm nhạc:
 2.3.1. Tham mưu với nhà trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang 
thiết bị dạy học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm 
nhạc.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã tích cực tham mưu với Ban giám hiệu chuẩn 
bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn âm nhạc. Và được sự quan 
tâm của Ban giám hiệu, lãnh đạo địa phương và các cấp các ngành nên nhà 
 5 
 Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu
 Nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước
 Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Toàn 
 Nhạc sĩ: Huy Trân
 Trong các phần gõ đệm cho bài hát: Thay vì làm mẫu, giáo viên cho học 
sinh quan sát cách đánh dấu trong câu hát sau đó học sinh thực hành – giáo viên 
nhận xét và kết luận. 
 Kết hợp với phần trình bày ở trên bảng, khi giáo viên cho học sinh hát và 
thực hành cách gõ đệm với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 giáo viên chọn cho 
 7 cho học sinh đọc cao độ, sau khi học sinh đã nhớ được cao độ của từng nốt 
giáo viên cũng có thể hoán đổi vị trí cao độ của các nốt để kiểm tra tai nghe 
của các em. Phần gõ đệm, giáo viên cho các em sử dụng các nhạc cụ gõ tự 
chế như: , thanh phách bằng tre, nứa, trống làm bằng ống bơ để gõ đệm cho 
bài học cũng gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt đây lại là những dụng cụ 
mà học sinh làm ra để vận dụng vào bài học của mình. Phần ghép lời ca, 
giáo viên nên chia làm hai dãy: Một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời ca. 
Trong cách này, sẽ giúp cho các em phân biệt được giữa cách đọc nhạc và 
ghép lời ca cần phải ăn khớp với nhau?. Sau mỗi câu hỏi giáo viên đặt ra và 
học sinh trả lời, cần phải nhận xét và động viên khích lệ các em. Chính 
những lời động viên khen ngợi của giáo viên sẽ giúp cho học sinh thể hiện 
vào bài học được tốt hơn.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nội dung giới thiệu nhạc cụ:
 Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học 
sinh còn được giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước 
ngoài, được nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giớiVới dạng 
bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả 
của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược 
lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, 
muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng 
minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan 
mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong 
việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh. 
 Phần mở đầu đối với tiết này, giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hình 
với một dàn nhạc giao hưởng đang biểu diễn, sau khi quan sát và lắng nghe 
xong, giáo viên có thể đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức âm nhạc lớp 4 về các 
nhạc cụ dân tộc. Học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời để từ đó giáo viên vào bài. Ví dụ 
như: “Ở Lớp 4, các em đã được giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc, em nào có 
thể nhớ và kể tên lại các nhạc cụ đó? Học sinh sẽ kể lại sau đó giáo viên kết 
luận và tuyên dương những học sinh vừa hoàn thành tốt câu trả lời. Giáo viên 
liên hệ ngay sang bài học mới hôm nay, đó chính là : “Giới thiệu một vài nhạc 
cụ nước ngoài” có trong dàn nhạc giao hưởng mà các em vừa được quan sát.
 Đặc biệt các em được quan sát những hình ảnh và những âm sắc thật của 
các nhạc cụ, được xem các nghệ sĩ trình diễn các bản nhạc không lời bằng 
những nhạc cụ mà các em vừa được giới thiệu trong bài học, thay vì chỉ nghe và 
nhìn bằng những âm sắc giả và những bức ảnh đen trắng về các nhạc cụ đó. 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_phat_h.doc