Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở Lớp 5

doc 11 trang thanh 12/11/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở Lớp 5
 MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
I/ Lý do chọn đề tài...........................................................................................01
II/Mục đích và phương pháp nghiên cứu. ........................................................02
III/Giới hạn của đề tài.......................................................................................03
IV/Kế hoạch thực hiện .....................................................................................03
B.PHẦN NỘI DUNG.
I/Cơ sở lý luận. .................................................................................................03
II/Cơ sở thực tiển..............................................................................................04
III/Thực trạng ...................................................................................................05
IV/ Các biện pháp ............................................................................................06
V/Hiệu quả áp dụng .........................................................................................06
C.KẾT LUẬN.
I/ Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................07
II/ Khả năng áp dụng .........................................................................................07
III/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển .......................................................07
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................10 em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành tốt hơn các nội qui của lớp, qui 
 định của nhà trường cũng như Liên đội.
 Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào do 
 Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà trường và Liên đội 
 luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan từ những việc 
 làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với 
 thầy cô và người lớn
 Qua công tác giáo dục tư tưởng, tổ chức các hoạt động theo chủ điểm như: 
 Nhớ ơn thầy cô giáo, Hoa thơm dâng Bác, Ngàn hoa việc tốt, Vòng tay bè bạn, 
 Chăm ngoan học giỏi, Nhà trường và Liên đội thường xuyên tổ chức kiểm tra 
 đánh giá tuyên dương-phê bình. Từng ngày các em sẽ ý thức được việc biết vâng 
 lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và mến bạn bè, thương yêu giúp đỡ các em nhỏ.
 Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của 
 cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các 
 em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹv..v. Nhằm 
 khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho 
 học sinh chưa ngoan” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 
 1/Mục đích: 
 Nhằm giúp học sinh có thói quen đi thưa về trình, biết lễ phép với người lớn, 
 biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục, chửi thề 
 2/Phương pháp nghiên cứu:
 -Phương pháp khảo sát-quan sát.
 -Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
 -Phương pháp trò chuyện.
 -Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
 Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này. 
 Vì mỗi phương pháp điều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu 
 2 Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, 
 nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi 
 của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của cộng đồng 
 và sự tiến bộ xã hội trong mới quan hệ giữa con người với con người, giữa cá 
 nhân với xã hội.
 3/Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
 Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường 
 của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ 
 chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ Chậm tiến”
*Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan: 
 - Tính mâu thuẩn trong hành vi do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân 
 cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển, hoặc 
 ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống 
 hàng ngày lại phong phú.
 - Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
 - Lập trường sống ích kỹ.
 - Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác.
 - Luôn chống đối các tác động giáo dục.
II/Cơ sở thực tiễn:
 - Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các em 
 chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường 
 học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa 
 vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình.
 -Trong môi trường mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa 
 dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. 
 Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành 
 người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại 
 những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học 
 4 Đa số là học sinh ngoan biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Có thái độ học 
tập nghiêm túc.
 2/Khó khăn
 Còn một số em chưa ngoan vì gia đình chưa quan tâm do hoàn cảnh gia đình 
 khó khăn, ba mẹ phải đi làm thuê kiếm sống hằng ngày nên thời gian gần gũi dạy 
 dỗ cho các em rất ít. Bên cạnh đó còn một số em phải lao động sớm như đi bán 
 vé số, giúp bán hàng cho người khác để phụ giúp cho gia đình 
 Gia đình thường có những xung đột, ảnh hưởng đến việc phát triển cân bằng về 
 tâm sinh lí ở các em.
 Văn hoá phẩm đồi truỵ, phim bạo lực, trò chơi bạo lực trên các bộ phim nước 
 ngoài, các trò chơi trên vi tínhảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển và hình 
 thành nhân cách, hành vi đạo đức xấu ở các em.
IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên ngày từ đầu năm học khi nhận lớp bản 
 thân tôi đã vận động phụ huynh hỗ trợ tập sách, đồ dùng học tập cho học sinh có 
 hoàn cảnh khó khăn. Còn đối với học sinh cá biệt chưa ngoan tôi đã đến gia đình 
 tìm hiểu hoàn cảnh, trao đổi để biết được những tâm tư, nguyện vọng của từng 
 em. 
 Kết hợp với Đội và phong trào Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường cho các 
 em tham gia các hoạt động như: Vòng tay bè bạn, Chăm ngoan học giỏi, Đôi bạn 
 cùng tiến ... Từ các hoạt trên, tạo môi trường thân thiện để các em hòa nhập với 
 thầy, cô, bạn bè. Bên cạnh đó nhà trường cũng kết hợp với Liên Đội Trường tổ 
 chức các diễn đàn giáo dục kĩ năng sống cho các em như: chống game online bạo 
 lực, phòng chống bạo lực, tai nạn thương tích trong nhà trường. Qua các hoạt 
 động đó các em dần dần thay đổi hành vi của bản thân, các em thân thiện hơn với 
 bạn bè, biết vâng lời thầy, cô.
 - Trong lớp học tôi luôn khích lệ, khen ngợi các em từ những tiến bộ nhỏ trong 
 học tập cũng như về hạnh kiểm.
 6 đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính 
kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối 
tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách 
cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các 
em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên.
 - Muốn cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì 
người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải 
nghiên cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp giáo 
dục đạo đức thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai lệch ở 
từng đối tượng.
 - Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ 
cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người 
đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- Đội viên tốt-cháu ngoan 
Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
 -Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối 
tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều 
sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi 
người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông 
qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo do nhà trường và 
Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá 
rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
 -Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo viên phải có lòng vị 
tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong 
thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời 
trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra 
giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó phân 
 8 F.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tâm lý học Đại Cương. ( Hà Nội 1995 )
2.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm. ( Hà Nội 1995 )
3.Giáo dục học Tiểu Học I. ( NXB Đà Nẵng ).
4.Tâm lý học Đại Cương. ( Huế-2001 )
5.Đề cương bài giảng Tâm lý học-Giáo dục học ( CĐSP Tây Ninh ).
6.Đề cương bài giảng Nghiên cứu khoa học ( CĐSP Tây Ninh ).
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_viec_giao_duc_dao_duc_cho_hoc.doc