Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

docx 13 trang thanh 18/02/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy 
phân môn học Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Học sinh lớp 4, 5.
- Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4, 5.
3. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Mười
 Ngày/tháng/năm sinh: 25/11/1983
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên
 Điện thoại: DĐ: 0962224317 Cố định: Không
4. Đồng tác giả (nếu có):
 Họ và tên: ....................................................................................................
 Ngày/tháng/năm sinh: ..................................................................................
 Chức vụ, đơn vị công tác: ..........................................................................
 Điện thoại: DĐ:........................................... Cố định:..................................
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tú Sơn
 Địa chỉ: Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
 Điện thoại: 
 1 Giáo viên được đào tạo tốt về Âm nhạc có tâm huyết yêu nghề, kiên trì học 
hỏi để đáp ứng cho việc dạy và học môn âm nhạc trong bậc Tiểu học. 
+ Hạn chế:
 Âm nhạc từ lâu đã không còn là môn học mới mẻ nhưng trong nó vẫn còn 
tồn tại nhiều suy nghĩ khác nhau. Có những giáo viên tâm huyết, trách nhiệm 
cao, biết truyền đạt kiến thức và định hướng thầm mĩ đúng đắn cho học sinh 
nhưng bên cạnh đó, vẫn có những giáo viên còn coi nhẹ môn học này, coi đây 
chỉ là môn học phụ không cần nghiên cứu, trau dồi kiến thức để đổi mới phương 
pháp giảng dạy, lên lớp vẫn giữ nguyên các hình thức tổ chức truyền thống gây 
nhàm chán cho học sinh. Đây là lý do khiến cho học sinh không có hứng thú học 
tập, từ đó làm giảm khả năng cảm thụ âm nhạc của các em.
 Các em học sinh đều là con em nông thôn, đời sống kinh tế của nhiều phụ 
huynh còn gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập 
của các con cũng như kiến thức âm nhạc còn bị hạn chế. Một số em còn nghĩ 
rằng môn Âm nhạc là môn học phụ nên chưa ý thức được tầm quan trọng 
của môn học. Ngay từ chính bố mẹ, gia đình các em đã hiểu việc học các môn 
Toán, Văn, Ngoại ngữ mới là cần thiết nên đã định hướng cho các em chỉ nên 
coi trọng các môn học ấy. Vì vậy, các em chưa quan tâm nhiều tới môn Âm 
nhạc, từ đó hiểu biết về âm nhạc còn hạn chế, chưa sâu rộng.
 Đối với học sinh lớp 4, 5 về phân môn Tập đọc nhạc ban đầu các em được 
làm quen với phần Tập đọc nhạc nên các em còn gặp nhiều khó khăn. Qua quá 
trình giảng dạy tôi thấy học sinh lớp 4, 5 chưa nắm được hình nốt nhạc và vị trí 
một số nốt nhạc trên khuông nhạc, ký hiệu ghi các hình nốt nhạc và ghi chép các 
nốt trên khuông cũng như cao độ và tiết tấu còn chậm hoặc chưa chính xác. Do 
đó kết quả kết đạt được của môn học chưa cao.
 Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Âm nhạc trong trường Tiểu 
học, từ thực tiễn và kinh nghiệm công tác tôi xin trao đổi một số phương pháp : 
“Nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5”. 
Nhằm giúp việc dạy và học Âm nhạc nói chung cũng như phân môn Tập đọc 
nhạc nói riêng ngày càng có chất lượng và mang lại hiệu quả cao.
 3 Qua kết quả trên, tôi thấy số lượng các em thực hiện tốt các kiến thức, kỹ 
năng của phân môn Tập đọc nhạc còn rất hạn chế. Thực tế khi nghe các em thực 
hiện bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn 
còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng 
hoặc ghi tên nốt bên dưới nốt nhạc, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng 
trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. 
* Nguyên nhân của thực trạng: 
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên nhưng có những nguyên 
nhân chủ yếu sau đây:
 + Giáo viên chưa đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy tập đọc 
nhạc cho học sinh chưa phù hợp, chưa nắm đươc cụ thể trình độ đọc nhạc của 
học sinh. 
 + Giáo viên chưa coi trọng việc rèn tập đọc nhạc cho học sinh nên khi dạy 
mới chỉ hướng dẫn cách đọc chung chung, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo 
của học sinh. 
 + Nhiều học sinh chưa nắm được vị trí nốt nhạc và các hình nốt nhạc trên 
khuông nhạc, cao độ, trường độ của từng nốt, ghi chép nhạc còn chậm
 + Hoạt động Âm nhạc còn thực hiện trên lớp, chưa có nhiều hình thức tổ 
chức phong phú để thu hút các em tham gia.
 + Cơ sở vật chất, phòng chức năng dành cho môn học chưa được đầu tư 
xây dựng, nhạc cụ gõ, loa, máy nghe còn thiếu nhiều. Một số Phụ huynh còn 
xem nhẹ môn học coi đây là môn phụ.
- Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã tìm ra một số phương pháp nâng cao 
chất lượng dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 cụ thể như sau: 
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
II.1.1. Tính mới:
* Giải pháp 1: Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn.
- Để nâng cao chất lượng môn Âm nhạc gây hứng thú cho học sinh trong từng 
bài giảng, người giáo viên phải nắm vững các phương pháp và quy trình của tiết 
dạy tập đọc nhạc để hướng dẫn cho các em những kiến thức của bài học cũng 
như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. 
- Cụm chuyên môn tổ chức thi giáo viên giỏi huyện môn Âm nhạc để giúp giáo 
viên có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của trường bạn về phương pháp, 
hình thức tổ chức dạy học môn Âm nhạc. 
- Ngoài ra tôi còn tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực về chuyên môn 
nghiệp vụ bằng các hình thức như sau:
- Tìm hiểu kĩ phương pháp dạy một bài tập đọc nhạc, xác định rõ mục tiêu bài 
học để soạn giảng và chuẩn bị đồ dùng tốt hơn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Để luyện tập cao độ, luyện tập 
tiết tấu, tập đọc nhạc, ghép lời ca cho học sinh tôi đã thiết kế bài giảng trên máy 
 5 Nốt Pha: nằm ở khe thứ nhất
 Nốt Son: nằm ở giữa dòng kẻ thứ hai
 Nốt La: nằm ở khe thứ hai
 Nốt Si: nằm ở giữa dòng kẻ thứ ba.
- Trong thực tế giảng dạy có nhiều em không thuộc tên các nốt nhạc trên 
khuông, các em thường viết tên nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp các em 
thuộc tên nốt nhạc tôi đã sử dụng trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay” để các em 
ghi nhớ tên nốt nhạc đã học ở lớp 3.
- Cách tổ chức trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay” như sau: cho học sinh lên 
bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son, la, 
mi học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm vào khuông nhạc bàn tay 
đúng vị trí. Từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. 
- Đối với mỗi bài tập đọc nhạc, trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh tìm 
hiểu kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản như: số chỉ nhịp, tên nốt, hình nốt, 
các kí hiệu âm nhạc có trong bài. Đối với các bài có lý thuyết giống nhau giáo 
viên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ để học sinh nắm chắc hơn.
+ Hướng dẫn kỹ năng đọc đúng cao độ và trường độ.
- Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài tập đọc 
nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến 
 7 - Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc. 
 Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 4 trong chương trình lớp 4.
- Khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc 
có trong bài. Giáo viên hỏi: Bài tập đọc nhạc số 4 được viết ở nhịp mấy?
- 2/4 là loại nhịp trong mỗi ô nhịp gồm có 2 phách, giá trị về trường độ mỗi 
phách là 1 nốt đen; bài tập đọc nhạc số 4 có những tên nốt nào ?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ yêu cầu học sinh sắp xếp cao độ từ thấp 
đến cao, từ đó ta sẽ có thang âm cao độ như sau:
 Đồ rê mi pha son 
- Nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc ta sẽ khởi 
động giọng bằng cách kết hợp luyện tập cao độ trong bài tập đọc nhạc. Chú ý 
với hoạt động này giáo viên biết cách linh hoạt với nhiều hình thức luyện cao độ 
khác nhau như: luyện cao độ quãng 2 hay có thể thay đổi vị trí các nốt để rèn 
khả năng cảm âm của học sinh.
- Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động 
giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao 
độ các nốt so với nhau. 
- Về trường độ được viết ở nhịp mấy? gồm những hình nốt gì? rút ra hình tiết 
tấu chung của bài cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu 
âm nhạc nào?
 Nốt trắng Nốt đen
 Từ đó rút ra hình tiết tấu chung của bài và cho học sinh đọc tiết tấu. 
- Mục tiêu của giai đoạn này để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu 
chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình 
thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức 
thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. 
- Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe 
và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, đây là lúc bắt đầu đọc bài tập đọc nhạc. 
Giáo viên chia bài tập đọc nhạc thành những câu nhỏ, để học sinh nghe, nhớ 
giai điệu từng câu trong bài tập đọc nhạc. 
- Với cách làm như vậy giáo viên không phải đọc mẫu mà tự học sinh lắng nghe 
âm thanh và tự đọc bài theo những gì các em cảm nhận được. 
 9 + Dạng bài tập 2 : Sau khi học sinh đã thành thạo dạng bài tập trên, tôi nâng 
lên dạng bài tập ký âm: Giáo viên đàn 1 âm hoặc 2 âm liên tiếp với trường độ là 
các hình nốt đen, trắng (chưa yêu cầu các em ghi lại các hình nốt móc đơn, móc 
kép) yêu cầu học sinh nhận biết cao độ kết hợp gõ phách để nhận biết đó là hình 
nốt gì và ghi lại bằng kí hiệu âm nhạc trên khuông. 
* Giải pháp 4: Xây dựng môi trường Âm nhạc trong lớp học và hoạt động 
ngoại khoá. 
- Tổ chức nhóm năng khiếu Âm nhạc.
+ Tôi đã lập kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, tôi tiến hành 
thành lập nhóm năng khiếu Âm nhạc với kế hoạch và nội dung cụ thể như sau: 
Phát phiếu cho học sinh đăng kí tham gia vào nhóm học. 
+ Đối tượng: Tất cả học sinh có nguyện vọng đăng kí tham gia.
+ Kiểm tra khả năng âm nhạc của học sinh để phân loại học sinh có năng khiếu 
tham gia vào lớp học.
+ Ngoài ra còn tập cho các em làm quen với các bài hát ngoài chương trình 
những bài hát có giai điệu đơn giản, ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, tạo hứng thú 
giúp các em yêu thích khi tham gia lớp học làm cho đời sống tinh thần các em 
thêm phong phú. 
+ Tập sáng tác lời ca mới cho giai điệu: Đối với các bài tập đọc nhạc, sau khi đã 
đọc thành thạo, ngoài việc cho học sinh về nhà chép và đọc lại bài đọc nhạc tôi 
còn cho học sinh tự sáng tác lời ca mới cho giai điệu của bài đọc nhạc đó. 
+ Đặt lời ca mới cho giai điệu (đối với những học sinh khá giỏi có khả năng về 
văn học), không phải yêu cầu các em phải sáng tác được mà là cho các em thấy 
một cách rõ ràng sự tương quan mật thiết giữa giai điệu và lời ca.
- Qua cách làm trên tôi thấy nhóm năng khiếu Âm nhạc tại trường hoạt động 
ngày càng có hiệu quả và có chất lượng hầu hết các em tham gia học thường 
xuyên và rất phấn khởi đó là dấu hiệu đáng mừng. 
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá: 
+ Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa cho các em, vì thông qua các giờ học 
này ngoài nhiệm vụ cung cấp vốn hiểu biết về nhạc lý còn có tác dụng rèn đọc 
nhạc cho các em, rèn cho các em kỹ năng hát đúng và hay các bài hát mà mình 
yêu thích. 
+ Điều đó được thể hiện rất rõ trong các hoạt động học như ôn luyện các bài tập 
đọc nhạc, hát kết hợp gõ đệm, hát lĩnh xướng và hoà giọng, biểu diễn bài tập đọc 
nhạc theo tổ, nhómhọc Âm nhạc ở lớp 4 là “ Học vui – vui học”.
- Như vậy kết quả học tập cũng như chất lượng của phong trào văn hoá văn 
nghệ của khối lớp 4, 5 đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn để 
biểu diễn trước lớp và tham gia các hoạt động văn nghệ của trường. 
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Từ những cách làm trên, tôi đã tổ chức đánh giá kết quả phân môn Tập đọc 
nhạc qua bài Tập đọc nhạc số 8 chương trình lớp 4, cho thấy, kết quả đã có sự 
khác biệt rất nhiều so với đầu năm học 2019 - 2020. Các em đã thực hiện đúng 
cao độ, trường độ đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời, gọn tiếng, 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_phuong_phap_nang_cao_ch.docx