Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5
PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt. Học tập môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất và là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp tiếng Việt. Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5”. PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5, tôi thực hiện các biện pháp sau: - Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh. Dưới mặt kính là các con số từ 1 đến 12, xếp thành vòng tròn xinh xắn theo đúng thứ tự. + Bốn kim đồng hồ: Đều có màu đen, riêng kim báo thức thích nổi bật nên khoác trên mình chiếc áo màu đỏ. Kim giờ to nhất rồi đến kim phút, kim giây nhỏ, dài, ... + Đằng sau đồng hồ có hai nút điều khiển: một nút đặt báo thức, một nút chỉnh giờ và có một hộp nhỏ dùng để đựng pin. Bước 3: Đặc điểm nổi bật nhất, thu hút nhất của đồng hồ là các kim. Kim giờ mập mạp nhất nên chạy rất chậm. Kim phút nhỏ hơn kim giờ nên tốc độ nhanh hơn. Kim giây thanh mảnh luôn chạy nhanh nhất. Kim báo thức thì đứng im, khi có người điều chỉnh thì mới chạy. * Nhờ kỹ năng quan sát giúp học sinh tả được hình dáng bao quát, từng bộ phận và những đặc điểm nổi bật nhất, thu hút nhất của cái đồng hồ báo thức. 2. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu trọng tâm đề bài: * Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng đề bài. Rèn kĩ năng xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. * Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. Bước 2: Giáo viên hỏi học sinh về yêu cầu của bài. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn gạch chân, giải thích từ cần lưu ý. * Ví dụ: Tả một người mà em thường gặp. Bước 1: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài (1 học sinh đọc). Bước 2: Giáo viên hỏi học sinh: Đề bài yêu cầu gì? (Học sinh trả lời: Đề bài yêu cầu hãy tả một người mà em thường gặp.) Bước 3: Giáo viên hướng dẫn gạch chân, giải thích từ cần lưu ý. Tả một người mà em thường gặp. (Giáo viên gạch chân các từ tả, một người, em thường gặp.} Giáo viên hỏi: Người thường gặp đó là ai? Học sinh trả lời: Người thường gặp đó là thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm, ...) * Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả một người bạn thân của em. Học sinh quan sát, viết nhanh ra giấy những điều mà mình quan sát được: + Bạn Ngọc Vy học chung lớp với em. + Bạn chơi thân với em từ năm học lớp Một. + Chúng em rất thân nhau. + Em sẽ cố gắng giữ mãi tình bạn của chúng em được bền lâu. + Những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất nhớ. + Bạn có nước da trắng trẻo. + Bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh nên được cô và các bạn khen ngợi. + Bạn rất hay cười. + Mái tóc bạn không đen như tóc em nhưng dài hơn. + Bạn bằng tuổi với em nhưng cao hơn em một cái đầu. + Ngọc Vy viết chữ rất đẹp, bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp vòng trường và đạt giải Nhất. + Môi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt trắng trẻo dễ thương. + Bạn không gây gổ với ai bao giờ. + Cô thường lấy bạn làm gương cho các bạn khác noi theo. Sau khi tìm ý, học sinh chọn và sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, thân bài, kết bài phù hợp. * Mở bài: + Em và bạn Ngọc Vy chơi thân với nhau từ năm học lớp Một. + Chúng em rất thân nhau. Đi học, em thường đi chung với bạn. * Thân bài: + Bạn bằng tuổi với em, cao hơn em một cái đầu. + Bạn có nước da trắng trẻo, mịn màng như làn da em bé. + Bạn rất hay cười. Môi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt trắng trẻo dê thương. + Ngọc Vy có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt bạn “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.” . Đó là một buổi chiều mùa hạ có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời cao. Con chim Sơn ca cất lên tiếng hót ca ngợi tự do thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình cũng có một đôi cánh. Nhưng bỗng cơn dông kéo tới, những đám mây trắng bị xua đuổi rất nhanh, nhường chỗ cho những đám mây đen kịt. Chim Sơn ca bị dạt về phía chân trời xa, ...” 5. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh: Từ cách dẫn dắt, gợi mở của giáo viên và từ một ý cho trước hay từ một câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên hướng dẫn học sinh tập mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, ... hoặc thêm động từ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, ... Sử dụng các hình ảnh, chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ... làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn, thêm cụ thể, sống động, giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình. * Ví dụ: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật: Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường. Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường tựa như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn. (Biện pháp so sánh) Bông hoa hồng xinh đẹp. Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm. (Biện pháp nhân hoá) Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng và những con thuyền rẽ sóng ra khơi. Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, yêu mặt biển trong xanh dậy sóng và yêu những con thuyền rẽ sóng ra khơi. (Biện pháp điệp từ) Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông, mấy người dân chài thấp thoáng, vài cách chim chiều tản mạn bay về tổ. Xa xa, nhấp nhô những cánh buồm trên sông, thấp thoáng mấy người dân cạnh miêu tả những cái chung của đối tượng, các em còn phát hiện ra những nét riêng, độc đáo. - Bài văn của học sinh trở nên sinh động có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc chân thật, thể hiện một cách tự nhiên tình cảm gắn bó, yêu thương đối với đối tượng được tả. - Các em thoát ly văn mẫu, tự tin hứng thú diễn đạt những quan sát nhận xét của mình một cách mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo. - Chất lượng viết văn được nâng lên. - Bài văn có ba phần rõ rệt, đúng với nội dung cấu tạo của từng thể loại văn. - Bài viết có bố cục rõ ràng, rành mạch, cân đối, chặt chẽ, diễn đạt rõ ý. Các em đã biết sử dụng hợp lí các biện pháp nghệ thuật nên bài viết có nhiều hình ảnh hấp dẫn, làm nổi bật trọng tâm cảnh tả và tả sâu một số hình ảnh, giúp bài viết sinh động. - Các em đã biết gửi gắm tình cảm của mình vào từng cảnh tả, thể hiện cảm xúc một cách chân thật, gắn liền với từng sự việc cụ thể nên có tác dụng lôi cuốn người đọc. Kết quả kiểm tra năm học 2022-2023 như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Giai đoạn học sinh SL TL SL TL SL TL KT GHKI 24 7 29,2% 12 50% 5 20,8% KT CHKI 24 12 50% 12 50% 0 0% KT GHKII 24 13 54,2% 11 45,8% 0 0% KT CHKII 24 14 58,3% 10 41,7% 0 0% PHẦN V. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Để đạt được chất lượng giờ học Tập làm văn, giáo viên cần thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định đúng đặc trưng bộ môn, vị trí, yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_s.docx