Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn Lớp 5
Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. MỤC LỤC Mục Trang A/ PHẦN MỞ BÀI I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phạm vi nghiên cứu 3 V. Phương pháp nghiên cứu 4 B/ PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 4 II. Thực trạng 4 III. Giải pháp, biện pháp 8 1. Mục tiêu 8 2. Nội dung và cách thức thực hiện 8 2.1. Bồi dưỡng khả năng cảm thụ, viết văn của giáo viên 8 2.2. Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo từng dạng văn miêu tả 9 2.3. Chọn đề tài gần gũi với học sinh 9 2.4. Hướng dẫn quan sát, bồi dưỡng vốn từ, dùng từ đặt câu 10 2.5. Hướng dẫn lập dàn ý và xây dựng đoạn văn 14 2.6. Xây dựng mở bài và kết bài 16 2.7. Hướng dẫn học sinh viết hoàn chỉnh bài văn 17 2.8. Nhận xét bài viết 18 2.9. Tiết trả bài 18 3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp 18 4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 18 5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18 IV. Kết quả nghiên cứu 19 C/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 22 Trần Thị Tuyết Nga – Giáo viên trường Tiểu học Tình Thương 1 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Đôi khi có những câu văn trong bài văn mẫu, các em cứ chép nhưng không hiểu nội dung. Mặt khác, văn miêu tả ở lớp 5 khó ở dạng văn tả cảnh. Cách tìm ý, diễn đạt thành lời văn rất khó đối với các em. Kế thừa từ những kinh nghiệm dạy học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ trong những năm công tác và trước thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm gì để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn lớp 5.” II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: 1. Mục tiêu: Tìm ra biện pháp phù hợp trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn lớp 5 có kĩ năng: + Có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh. + Biết chọn lọc từ ngữ (đặc biệt là từ ngữ có biểu cảm), trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc (sống động), thành những câu văn sáng rõ về nội dung, có tình cảm chân thực. + Bồi dưỡng cho các em yêu đồ vật, con vật, cây cối, cảnh vật, tình yêu quê hương đất nước, con người; bồi dưỡng vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho các em. 2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp, biện pháp thiết thực để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tình Thương nói riêng và học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Tiểu học vùng khó khăn ở Tây Nguyên nói chung. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Các biện pháp, giải pháp giúp học sinh thiểu số lớp 5 vùng khó khăn viết văn miêu tả. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 trường Tiểu học Tình Thương. - Chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 5. Các tài liệu tham khảo như Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5,... V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp quan sát Trần Thị Tuyết Nga – Giáo viên trường Tiểu học Tình Thương 3 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. a. Thuận lợi: - Giáo viên được tham gia các buổi chuyên đề về phương pháp dạy học văn miêu tả đối với đối tượng học sinh DTTS. - Thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. - Với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV chuẩn bị đầy đủ ĐDDH giúp các em rèn kĩ năng quan sát nhiều hơn qua thực tế. - Các dự án đã quan tâm cung cấp đầy đủ các loại sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số. - Thư viện trường đạt chuẩn, có nhiều đầu sách cho học sinh đọc tham khảo. - Giáo viên nhiệt tình, có nhiều năm trong công tác. b. Khó khăn : * Học sinh: - Phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số. Học sinh có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, ít có thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Mặt bằng kinh tế, trình độ dân trí của phụ huynh ở đây còn thấp, cho nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng lối sống, sinh hoạt, giao tiếp của gia đình, các em ít có dịp đi đây đi đó, tiếp xúc với thế giới xung quanh, có em chưa một lần được ra khỏi thôn buôn. - Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em, vốn tiếng Việt của các em hết sức hạn chế. - Học sinh hay nghỉ học, nhiều học sinh thuộc gia đình khó khăn, con đông, các em phải ở nhà trông em, đi làm rẫy... - Phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình và hầu như không quan tâm đến việc học của con em. Các em chưa có động cơ học tập. - Vốn từ của các em quá ít ỏi, trong giao tiếp các em chỉ dùng được những từ thông thường. Khả năng hiểu từ của các em còn nhiều hạn chế. - Khả năng sử dụng từ và diễn đạt của các em gặp rất nhiều khó khăn, hay sử dụng sai từ. Đa số các em không biết diễn đạt điều mình muốn viết vì nghèo vốn từ. - Còn một số học sinh chưa biết dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu, viết sai chính tả nhiều. Trần Thị Tuyết Nga – Giáo viên trường Tiểu học Tình Thương 5 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. b. Mặt yếu: Đòi hỏi giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết với học sinh, kiên trì thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp mà đề tài đã đưa ra để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Khả năng tiếp thu của học sinh có nhiều hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải nhẹ nhàng, hướng dẫn cụ thể, động viên, khuyến khích học sinh kịp thời. Công tác chữa bài đòi hỏi mất nhiều thời gian và sự cẩn trọng, sửa chữa tỉ mỉ của giáo viên. Cần phải tăng thời lượng cho tiết học. Giáo viên phải tăng cường cung cấp vốn từ nhiều cho học sinh, sử dụng trực quan nhiều trong dạy học. 4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động: - Giáo viên chuẩn bị, nghiên cứu bài chu đáo, dự kiến trước những lỗi mà đối tượng học sinh mình mắc phải để tìm cách sửa chữa kịp thời. Đồng thời chuẩn bị, dự kiến trước những vấn đề có thể xảy ra để giúp đỡ, định hướng cho các em trong cách nghĩ, cách viết. - Giáo viên thực hiện đúng quy trình đã nghiên cứu, kiên trì sửa sai, bổ sung kiến thức cho học sinh. - Được sự quan tâm của lãnh đạo trường qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, cũng như sự trao đổi kinh nghiệm dạy học của các giáo viên trong tổ chuyên môn. - Học sinh yêu thích môn học hơn khi được giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn tìm ý, chọn từ để sắp xếp ý, xây dựng câu, đoạn văn, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn hay trong từng bài tập đọc thuộc văn miêu tả. - Giáo viên thường xuyên mượn sách, báo, tài liệu tham khảo, sưu tầm các bài văn hay cho các em đọc để cảm nhận. - Do đối tượng học sinh ít được tiếp xúc với thế giới xung quanh, ở nhà chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, ở những lớp dưới giáo viên chưa chú trọng dạy tập làm văn, việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh còn hạn chế. Vốn từ của các em quá ít ỏi. Do đó việc đọc, nói, viết, hiểu tiếng Việt của các em còn hạn chế, dẫn đến thời lượng tiết dạy thường kéo dài thời gian. 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: Học sinh Tiểu học, phần lớn các em thích ham chơi mà các em lại sống trong môi trường gia đình không quan tâm đến việc học tập của con em mình nên các em chưa có động lực thúc đẩy học tập. Việc học của con em, phụ huynh phó mặc cho nhà trường và ý thức của các em, đa số phụ huynh đứng ngoài cuộc. Do đó dẫn đến học sinh chưa ham học, chưa thích học. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa đạt hiệu quả cao do phụ huynh chưa hợp tác. Ví Trần Thị Tuyết Nga – Giáo viên trường Tiểu học Tình Thương 7 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. trí liên tưởng, khả năng biểu đạt,... Có như vậy mới hướng dẫn được học sinh viết ra những câu văn hay, giàu hình ảnh và cảm xúc, thổi được hồn của các sự vật vào trong tâm hồn của các em và truyền cảm hứng cho các em viết văn. Giáo viên phải làm chủ được kiến thức, ngôn từ để diễn đạt trong mọi tình huống ở trong các tiết Tập đọc,...và trong các bài văn của các em viết ra, từ đó mới định hướng, hướng dẫn các em cách tìm ý, dùng từ, đặt câu hay nhận xét, hướng dẫn các em chỉnh sửa trong các tiết trả bài. Để thực hiện được điều đó, giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, tìm tòi, sưu tầm những bài văn hay, tìm hiểu cách viết văn ở các bài văn hay, đọc sách báo nhiều,... 2.2. Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo từng dạng văn miêu tả: Với mỗi dạng văn miêu tả, để giúp học sinh biết cách viết, điều kiện cần đầu tiên là học sinh phải biết được cấu tạo của từng dạng văn miêu tả. Bởi văn tả cảnh, khác với văn tả người,...Thông thường trước khi vào mỗi dạng văn miêu tả thì theo chương trình trong SGK sẽ có một bài tập đọc hay bài chính tả có nội dung viết về văn miêu tả ở dạng này, đây là ngụ ý của SGK, giáo viên cần linh động tích hợp giới thiệu cho học sinh làm quen dần, sẽ giúp các em bớt bỡ ngỡ khi vào tìm hiểu dạng văn này và giúp các em học bài tốt hơn. Ví dụ: Trước khi vào bài “Cấu tạo bài văn tả cảnh”, đầu tuần GSK đã giới thiệu bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”,... Để học sinh viết được bài văn miêu tả đảm bảo về cấu trúc và nội dung, giáo viên cần hình thành và giúp học sinh nắm được cấu tạo của từng dạng văn miêu tả. Khi dạy từng dạng cấu tạo của bài văn miêu tả của mỗi bài, ở phần nhận xét đều có một bài văn tả tương ứng. Giáo viên cần cho học sình tìm hiểu kĩ và đưa ra nhận xét về cấu tạo của từng dạng văn. Sau đó cho học sinh nêu cấu tạo của dạng văn miêu tả. Nội dung này đối với học dân tộc thiểu số phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được củng cố liên tục ở các tiết sau đó. Ví dụ: Cấu tạo của bài văn tả cảnh Bài văn tả cảnh thường có ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. 2.3. Chọn đề tài gần gũi với học sinh. Là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn nên khả năng tư duy liên tưởng của các em gặp nhiều hạn chế. Vì đời sống sinh hoạt của các em chưa phong phú, khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt cũng vậy. Do đó, giáo viên cần Trần Thị Tuyết Nga – Giáo viên trường Tiểu học Tình Thương 9 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. Ví dụ: Tả về mẹ, có em viết: “Mẹ em dong dỏng cao, có nước da ngăm ngăm đen và khuôn mặt hình trái xoan” nhưng trên thực tế thì mẹ em đó nước da trắng và chiều cao khiêm tốn. Hay tả bạn thì bạn nào cũng khuôn mặt trái xoan,... Do đó chúng ta cần hướng dẫn trẻ quan sát và hình thành thói quen quan sát vì muốn miêu tả tốt thì quan sát phải tốt và có được những nhận xét đúng để tìm ra được sự khác biệt, nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng để có thể phân biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Vai trò người giáo viên đối với hoạt động này hết sức quan trọng, các em không biết quan sát từ đâu, tìm ý như thế nào? Là người tổ chức hướng dẫn các em cần hướng dẫn các em dựa vào cấu tạo của từng dạng văn miêu tả để quan sát, tìm ý. Khi dạy văn tả cánh đồng, tôi có thể cho quan sát cánh đồng vào buổi sáng trên đường đi học. Sau đó, ở lớp tôi cho từng học sinh nêu từng ý quan sát được, viết lên bảng, hướng dẫn học sinh sắp xếp ý sao cho phù hợp theo cấu trúc của bài văn. Điều này giúp học sinh hứng thú, dễ hiểu vì đây là tổng hợp trí tuệ của tất cả học sinh. (các em còn yếu kém cũng hình dung ra và biết cách viết bài văn tả cánh đồng). a. Bồi dưỡng vốn từ: Biết quan sát, cần phải dùng từ như thế nào để miêu tả là rất khó đối với các em. Các em ở đây vốn từ nghèo nàn, thế nên trong dạy học nhiều khi học sinh hiểu bài nhưng khi đứng lên trả lời, không thể nào diễn đạt được. Trong Tập làm văn, khi diễn đạt các em thường dùng sai từ, nhầm lẫn từ do không hiểu nghĩa của từ nên đặt sai chỗ hoặc đôi khi các em dùng từ đặt câu quá thật. Ví dụ: Các câu văn tả bạn, có những em sử dụng từ sai: “ Khuôn mặt tròn giống như hai hòn bi xanh.”; “ Mũi bạn ấy giống như hình trái xoan.”; “Răng to như sữa bò.”; “Bạn rất kính yêu chúng em.”... Hay chỉ liệt kê, dùng từ quá thật “Mũi bạn dài và nhỏ.”; “Cái mũi rất tẹt.”; “ Miệng rất nhỏ.”... Do những tồn tại trên, mỗi đề bài tôi thường gợi ý, hướng dẫn học sinh cách tìm từ ngữ để miêu tả dựa vào sự hiểu biết của mình hoặc giáo viên cung cấp từ mới cho các em. Hướng dẫn các em tìm từ bằng nhiều hình thức như: quan sát thực tế, qua tranh ảnh, xem phim, nhất là qua các phân môn khác của môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, môn Tập đọc để giúp các em hiểu từ. Khi viết câu, tôi lại hướng dẫn các em cách dùng từ, hiểu từ mình đang dùng, bày cách liên tưởng, tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa để viết câu văn cho hay hơn. Chẳng hạn: *Từ thường dùng khi làm bài văn tả người: Trần Thị Tuyết Nga – Giáo viên trường Tiểu học Tình Thương 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_s.doc