Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5

doc 19 trang thanh 20/12/2023 1870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5
 A . MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Tập làm văn có vai trò quan trọng trong việc trau dồi ngôn ngữ cho học 
sinh. Làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập và trong cuộc sống. Góp phần làm 
giàu cho học sinh về cách nhìn nhận thế giới xung quanh các em, giúp các em 
phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, năng lực liên tưởng và sáng tạo. Qua đó 
bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ và nhân cách cho các em.
 Tập làm văn là môn học có yêu cầu tổng hợp, mức độ cao nhất trong quá 
trình học của học sinh. Nó mang tính thực hành toàn diện, đòi hỏi học sinh phải 
có kiến thức tổng hợp và sáng tạo. Môn Tập làm văn là tổng hợp kiến thức của 
các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện trong môn Tiếng 
Việt. Do đó môn Tập làm văn được xem là môn học khó đối với học sinh Tiểu 
học nói chung và đặc biệt rất khó khăn đối với học sinh dân tộc thiểu số nói 
riêng. 
 Trên thực tế, dạy học Tập làm văn ở trường Tiểu học Tình Thương là môn 
học rất khó đối với các em và giáo viên. Thông thường, rèn cho các em các kĩ 
năng đọc thông, viết đúng chính tả đã là một điều vất vả đối với giáo viên ở đây. 
Khả năng tiếp nhận kiến thức của các em quá yếu so với mặt bằng chung, đặc 
biệt là việc dạy học môn Tiếng Việt. Học sinh phần lớn là học sinh dân tộc thiểu 
số tại chỗ chiếm 98% (gồm dân tộc Ê – đê, dân tộc Mnông). Trong phân môn 
Tập làm văn phần lớn các em chưa biết viết, vốn từ để diễn đạt hết sức hạn chế. 
Hiện nay có rất nhiều loại sách “Những bài văn mẫu” dùng cho học sinh tham 
khảo. Song những bài văn mẫu đôi khi không sát với thực tế, từ ngữ sử dụng quá 
xa vời với các em. Thế nhưng, vì vấp phải nhiều khó khăn trong dạy học của 
phân môn này, đôi lúc giáo viên quá dựa dẫm, ỉ lại vào những cuốn sách văn 
mẫu, cho học sinh học thuộc các bài văn mẫu, sao chép y nguyên bài văn mẫu 
vào bài làm của mình. Vô tình chúng ta đã đánh mất rèn kĩ năng diễn đạt cho các 
em, làm cho các em lười tư duy, không có tính sáng tạo. Cách cảm, cách nghĩ 
của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Đôi 
khi có những câu văn trong bài văn mẫu, các em cứ chép nhưng không hiểu nội 
dung. 
 Kế thừa từ những kinh nghiệm dạy học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ trong 
những năm công tác và trước thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ phải 
làm gì để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn, góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ 
năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5.”
 II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
 1. Mục tiêu: 
 1 B. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
 - Tiếng Việt ngôn ngữ chính thức trong nhà trường (Điều 5, chương 1, 
Luật Giáo dục)
 - Giáo dục Tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt (Điều 4 chương I 
Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học)
 Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp. Dạy tiếng Việt nhằm 
bảo tồn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn nền văn hóa cao đẹp của 
đất nước và con người Việt Nam. Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Vinh Hiển 
đã khẳng định: “Tiếng Việt là khâu quan trọng nhất trong quyết định giáo dục 
học sinh dân tộc thiểu số. Do vậy, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho 
học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số.”
 Văn miêu tả giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều nhất. Chính 
ngôn ngữ mới là công cụ vàng, vạn năng giúp thành công trong các hoạt động và 
giao tiếp và đời sống. Dạy tốt văn miêu tả giúp các em phát triển tư duy, năng 
lực liên tưởng, sáng tạo. Các em bộc lộ được những cảm nhận về cái hay, cái 
đẹp, bồi dưỡng cho các em về đạo đức và thẩm mĩ, tình yêu với sự vật, quê 
hương, đất nước. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng viết văn miêu tả 
cho các em ở Tiểu học và làm tiền đề cho các em học tốt môn văn ở cấp học 
trên. Chính vì lẽ đó mà điểm phân môn Tập làm văn lớp 5, theo thông tư 22 mới 
ban hành về đánh giá học sinh,chiếm 80% số điểm trong bài kiểm tra viết.
 II. THỰC TRẠNG:
 Phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số. Học sinh có thói quen sử 
dụng tiếng mẹ đẻ, ít có thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Mặt bằng 
kinh tế, trình độ dân trí của phụ huynh ở đây còn thấp, cho nên khả năng phát 
triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng lối sống, sinh hoạt, giao tiếp 
của gia đình, các em ít có dịp đi đây đi đó, tiếp xúc với thế giới xung quanh, có 
em chưa một lần được ra khỏi thôn buôn. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các 
em, vốn tiếng Việt của các em hết sức hạn chế.Học sinh hay nghỉ học, nhiều học 
sinh thuộc gia đình khó khăn, con đông, các em phải ở nhà trông em, đi làm 
rẫy... Phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập của con em 
mình và hầu như không quan tâm đến việc học của con em. Các em chưa có 
động cơ học tập. Vốn từ của các em quá ít ỏi, trong giao tiếp các em chỉ dùng 
được những từ thông thường. Khả năng hiểu từ của các em còn nhiều hạn chế. 
Khả năng sử dụng từ và diễn đạt của các em gặp rất nhiều khó khăn, hay sử 
dụng sai từ. Đa số các em không biết diễn đạt điều mình muốn viết vì nghèo vốn 
từ. 
 3 trong mọi tình huống ở trong các tiết Tập đọc,...và trong các bài văn của các em 
viết ra, từ đó mới định hướng, hướng dẫn các em cách tìm ý, dùng từ, đặt câu 
hay nhận xét, hướng dẫn các em chỉnh sửa trong các tiết trả bài. Để thực hiện 
được điều đó, giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, tìm tòi, sưu tầm những 
bài văn hay, tìm hiểu cách viết văn ở các bài văn hay, đọc sách báo nhiều,...
 2.2. Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo từng dạng văn miêu tả:
 Với mỗi dạng văn miêu tả, để giúp học sinh biết cách viết, điều kiện cần 
đầu tiên là học sinh phải biết được cấu tạo của từng dạng văn miêu tả. Bởi văn 
tả đồ vật, khác với văn tả con vật, cây cối, tả cảnh,...Thông thường trước khi vào 
mỗi dạng văn miêu tả thì theo chương trình trong SGK sẽ có một bài tập đọc hay 
bài chính tả có nội dung viết về văn miêu tả ở dạng này, đây là ngụ ý của SGK, 
giáo viên cần linh động tích hợp giới thiệu cho học sinh làm quen dần, sẽ giúp 
các em bớt bỡ ngỡ khi vào tìm hiểu dạng văn này và giúp các em học bài tốt 
hơn. Ví dụ: Trước khi vào bài “Cấu tạo bài văn tả cảnh”, đầu tuần GSK đã giới 
thiệu bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”,...
 Để học sinh viết được bài văn miêu tả đảm bảo về cấu trúc và nội dung, 
giáo viên cần hình thành và giúp học sinh nắm được cấu tạo của từng dạng văn 
miêu tả. Khi dạy từng dạng cấu tạo của bài văn miêu tả của mỗi bài, ở phần nhận 
xét đều có một bài văn tả tương ứng. Giáo viên cần cho học sình tìm hiểu kĩ và 
đưa ra nhận xét về cấu tạo của từng dạng văn. Sau đó cho học sinh nêu cấu tạo 
của dạng văn miêu tả. Nội dung này đối với học dân tộc thiểu số phải được nhắc 
đi nhắc lại nhiều lần và được củng cố liên tục ở các tiết sau đó. 
 Ví dụ: Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh 
 Bài văn miêu tả cảnh thường có ba phần:
 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả 
 2. Thân bâì:
 - Tả bao quát (Nhìn từ xa, trông cảnh đó như thế nào?)
 - Tả chi tiết từng phần của cảnh (Ví dụ: Tả dòng sông thì chọn tả hình 
dáng: dài, uốn khúc, thẳng tắp,...Màu sắc sông: màu đỏ nặng phù sa...Cảnh hai 
bên bờ sông : những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông 
Cảnh trên dòng sông: thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi,...Hoạt 
động của con người trên dòng sông) hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
 3. Chọn đề tài gần gũi và có nhiều lựa chọn đối với học sinh.
 Là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn nên khả năng tư 
duy liên tưởng của các em gặp nhiều hạn chế. Vì đời sống sinh hoạt của các em 
chưa phong phú, khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt cũng vậy. Do đó, giáo viên 
cần phải cân nhắc, lựa chọn đề tài gần gũi với các em thường ngày mà các em 
hay tiếp xúc và nên đưa ra nhiều dạng đề để các em có nhiều lựa chọn.
 5 với hoạt động này hết sức quan trọng, các em không biết quan sát từ đâu, tìm ý 
như thế nào? Là người tổ chức hướng dẫn các em cần hướng dẫn các em dựa 
vào cấu tạo của từng dạng văn miêu tả để quan sát, tìm ý.
 a. Bồi dưỡng vốn từ:
 Biết quan sát, cần phải dùng từ như thế nào để miêu tả là rất khó đối với 
các em. Các em ở đây vốn từ nghèo nàn, thế nên trong dạy học nhiều khi học 
sinh hiểu bài nhưng khi đứng lên trả lời, không thể nào diễn đạt được. Trong 
Tập làm văn, khi diễn đạt các em thường dùng sai từ, nhầm lẫn từ do không hiểu 
nghĩa của từ nên đặt sai chỗ hoặc đôi khi các em dùng từ đặt câu quá thật.
 Ví dụ: Các câu văn tả bạn, có những em sử dụng từ sai: “ Khuôn mặt tròn 
giống như hai hòn bi xanh.”; “ Mũi bạn ấy giống như hình trái xoan.”; “Răng to 
như sữa bò.”;
“Bạn rất kính yêu chúng em.”... Hay chỉ liệt kê, dùng từ quá thật “Mũi bạn dài 
và nhỏ.”; “Cái mũi rất tẹt.”; “ Miệng rất nhỏ.”...
 Do những tồn tại trên, mỗi đề bài tôi thường gợi ý, hướng dẫn học sinh 
cách tìm từ ngữ để miêu tả dựa vào sự hiểu biết của mình hoặc giáo viên cung 
cấp từ mới cho các em. Hướng dẫn các em tìm từ bằng nhiều hình thức như: 
quan sát thực tế, qua tranh ảnh, xem phim, nhất là qua các phân môn khác của 
môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, môn Tập đọc để giúp 
các em hiểu từ. Khi viết câu, tôi lại hướng dẫn các em cách dùng từ, hiểu từ 
mình đang dùng, bày cách liên tưởng, tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa để viết 
câu văn cho hay hơn. Chẳng hạn: 
 b. Hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn chi tiết để tả và dùng từ đặt 
câu:
 Khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần định hướng và hướng dẫn học sinh lựa 
chọn chi tiết để tả. Ví dụ: Tả một dòng sông, cần hướng dẫn học sinh chọn các 
chi tiết như tả cảnh trên sông, tả cảnh hai bên bờ sông, khi tả người cần lựa 
chọn tả những nét tiêu biểu của người đó. Tả hình dáng không nhất thiết tả tất cả 
các bộ phận mà biết lự chọn nét tiêu biểu về hàm răng hay mái tóc, để tả. 
Giáo viên lưu ý học sinh khi tả: Tùy vào từng đối tượng mình tả, quan sát kĩ và 
lựa chọn từ phù hợp để miêu tả, không thể tả em bé như người lớn được hay tả 
người lớn lại dùng những từ ngứ tả em bé. Ví dụ, khi tả đôi mắt của cô giáo có 
em viết: Đôi mắt cô đen lay láy, tròn như hai hòn bi ve. Trong trường hợp này 
giáo viên cần định hướng cho các em cách dùng từ đặt câu như: Đôi mắt cô to 
tròn, nhìn chúng em đầy trìu mến, yêu thương hay “Đôi mát cô như biết nói, biết 
cười,”
 - Trong quá trình dạy học, trong các tiết trả bài hoặc hướng dấn viết văn, 
tôi thường yêu cầu học sinh đặt câu với những từ vừa tìm được và đưa ra các 
trường hợp sử dụng từ chưa đúng để cả lớp phân tích nhận xét, sửa sai.
 7 lét, hồng hào, đỏ thắm, mốc thếch, đen sạm, da bánh mật, ngăm ngăm, ngăm 
đen, đen đủi, trắng như trứng gà bóc
 - Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sáng, u buồn, lung linh, ươn ướt, sắc 
sảo, đượm buồn, thâm quầng, trắng đục, đỏ ngầu, sáng, lồi, tròn vo, xếch, một 
mí, mất ốc bươu, trao tráo, ti hí, mắt bồ câu,
 - Tả cái nhìn của đôi mắt: Đăm đắm, mơ mộng, đắm đuối, dáo dác, trìu 
mến, mơ màng, chòng chọc, chăm chú, ngơ ngác, hằn học,
 - Diễn tả tính cách: Nóng nảy, bạo dạn, vị tha, hời hợt,lười nhác, lì lợm, 
trầm tính, đứng đắn, thật thà, ôn hoà, hiền hậu, vui vẻ, nhút nhát, nghiêm nghị, 
dè dặt, siêng năng, thận trọng, lỗ mãng, bao dung, nhân hậu, khoác lác, ba hoa, 
nham hiểm, xảo quyệt, tham lam, ích kỉ, ưa giễu cợt, cau có, gắt gỏng, hấp tấp, 
khắt khe, láu táu, ít nói, nhã nhặn,... 
 - Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hả hê, thoả thích, sảng 
khoái, khoái chí, vui nhộn, vui đáo để, vui mừng, đắc chí,
 *Giúp các emm biết cách dùng từ miêu tả, liên tưởng, so sánh:
 - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách dùng từ miêu tả để giúp các em 
viết được câu văn sinh động hơn. Ví dụ: Khi tả hoa "nở", từ “nở” chỉ mang tính 
chất thông báo, mà cần phải sử dụng từ miêu tả như: bung nở, hé nở, xòe nở, 
bung cánh, hé cánh, xòe cánh,... Từ "xanh" chỉ miêu tả nhưng không gợi tả, cần 
hướng dẫn học sinh dùng từ gợi tả cho màu xanh: xanh biếc, xanh lam, xanh 
ngọc, xanh mướt,...Nếu giáo viên chú ý dạy tích hợp Tập làm văn vào trong Tập 
đọc, Luyện từ và câu thì sẽ giảm bớt được nhiều thời gian trong cung đoạn này. 
 Ví dụ: Màu “vàng” được dùng từ gợi tả rất cụ thể trong bài: “Quang 
cảnh làng mạc ngày mùa”- Tiếng Việt 5, tập 1, trang 10. 
 - Để câu văn sinh động hơn, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh 
cách dùng từ miêu tả mà còn phải hướng dẫn học sinh cách dùng các biện pháp 
nhân hóa, so sánh mà các em đã được học, đưa vào bài để miêu tả sự vật được 
sinh động hơn. Rất khó đối với các em là cách liên tưởng để tìm hình ảnh so 
sánh sự vật.
 Ví dụ: Tìm từ so sánh với mặt trời thì cần hướng dẫn học sinh:
 + Mặt trời có hình gì? Giống cái gì? (hình tròn giống như quả cầu)
 + Mặt trời có màu gì? Giống hình ảnh nào? (đỏ rực, giống như lửa)
 Dẫn dắt học sinh đặt câu: "Mặt trời thì đỏ rực như quả cầu lửa", 
 Tương tự để có câu: "Mảnh trăng cong cong như lưỡi liềm" 
 - Đối với những học sinh khá, giỏi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách 
sáng tạo câu văn bằng cách liên tưởng, so sánh sự vật nâng cao hơn. Ví dụ: Khi 
miêu tả “Hồ nước lặng yên” thì cho học sinh so sánh với trạng thái "lặng yên" 
của con người. Giáo viên có thể hỏi: Khi nào con người lặng yên? và học sinh 
có thể tìm ra được các từ " khi ngủ, khi nhớ, khi buồn, khi mơ mộng, ..." Như 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_s.doc