Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 5

docx 27 trang thanh 18/01/2024 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 5
 1
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
 Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển 
những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt 
Nam. Trong các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều 
nhất, là công cụ để học các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông 
có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực 
hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn 
kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong năm đầu tiên được phân công giảng dạy ở 
lớp 5, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt được phản ánh rõ nét 
nhất ở phân môn Tập làm văn.
 Bản thân dạy học tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp các tri 
thức của các phân môn khác. Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp 
toàn diện, sáng tạo vì mỗi bài tập làm văn phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm, 
suy nghĩ của bản thân. Mỗi bài văn thể hiện được cả trí tuệ và tình cảm của học 
sinh. Mặt khác, phân môn Tập làm văn còn có tác dụng rèn thêm nhân cách, đặc 
biệt là tính chân thực trong cách miêu tả, kể chuyện, tường thuật, Muốn làm 
được một bài văn hay học sinh phải huy động toàn bộ kiến thức về đời sống, 
kiến thức về văn học để viết, nghĩa là học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng: 
nghe, nói, đọc, viết. 
 Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng 
là vấn đề được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Học sinh tiểu học ngay từ lớp 
1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi 
trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu 
điểm không ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả 
về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp. 
Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 4, 5 không ai tránh khỏi những trăn trở, 
băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài tập làm 
văn, nhất là văn miêu tả. Do đó để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn 
học sinh, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm:“Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu 
quả cho học sinh lớp 5”
2.Mục đích nghiêm cứu 
 -Nêu một số biện pháp quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học sinh 
lớp 5. Từ đó giúp học sinh viết dàn ý chi tiết để bài văn đạt hiểu quả .
 - Bồi dưỡng vun đắp tình yêu Tiếng Việt , biết giữ gìn tình yêu trong sáng , 
giàu đẹp của Tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam .
3.Khách thể , đối tưởng nghiêm cứu 3
Luyện từ và câu, Chính tả, Khoa học, Lịch sử và Đại lí vào tập làm văn... Chưa 
sáng tạo trong khi dùng từ đặt câu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản 
 *Thế nào là văn miêu tả ?
 - Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh , của người 
của vật để giúp người đọc , người nghe hình dung được đối tượng ấy .
1.3. Đặc trưng của phân môn tập làm văn 
 - Là tính tổng hợp , thực hành sáng tạo mang dấu ấn cá nhân học sinh , 
trong quá trình tạo lập ngôn bản ( ở cả hai dạng nói và viết ) làm văn là một hoạt 
động giao tiếp . Vì vậy , trong nhà trường việc dạy tập làm văn cho học sinh 
thực chất là dạy cho học sinh nắm cơ chế của việc sản sinh ngôn bản nói và viết 
theo các quy tắc ngôn ngữ , quy tắc giao tiếp nhằm đạt được much đích giao tiếp 
1.4. Vị trí của phân môn tập làm văn 
 Dạy Tập làm văn là dạy các kiến thức kĩ năng giúp học sinh tạo lập , sản 
sinh ra ngôn bản . Phân môn Tập làm văn có vai trò vị trí quan trọng trong việc 
hoàn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng việt đã được hình thành , 
xây dựng ở các phân môn khác . Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập , 
sản sinh văn bản trong dạy Tập làm văn , tiếng Việt trở thành một công cụ sinh 
động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học .
2. Thực trạng quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học sinh lớp 5 
2.1. Giới thiệu vài nét về trường tôi đang công tác
2.1.1 Thuận lợi
 - Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy 
và học, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục.
 - Học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức 
tìm tòi. 
 - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 - Bản thân là giáo viên dạy lớp 5, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề 
mà mình đã chọn.
2.1.2. Khó khăn
 - Thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho phân môn Tập làm văn còn rất ít. 
 - Phần lớn học sinh không thích học phân môn Tập làm văn vì môn này 
khó, nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em. 5
Đồng thời đề không thể là cái gì lặp lại, nhàm chán, gò bó, mà phải tạo điều kiện 
cho các em suy nghĩ, cảm xúc, diễn đạt theo cách riêng của mình, đề bài phải 
mở ra chân trời sáng tạo cho các em. Vì vậy, với những đề bài tả cảnh trong sách 
giáo khoa, ví dụ như "Em hãy viết một đoạn văn tả lại ngôi trường của em." thì 
giáo viên có thể chuyển thành "Mỗi buổi đến trường, em được nghe tiếng chim 
ca, được vui đùa cùng bạn bè, đặc biệt nghe những lời giảng ấm áp của thầy, cô 
giáo Trường học đúng là ngôi nhà thứ hai của em. Em hãy viết một đoạn văn 
tả lại ngôi nhà ấy vào một buổi sáng đẹp trời." 
 Khi học sinh thực hành viết theo đề thứ hai, tôi thấy các em viết tốt hơn, 
bài viết có cảm xúc, giàu hình ảnh.
 + Định hướng cho học sinh
 Định hướng của giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp các em 
không chỉ xác định đúng yêu cầu của đề bài mà còn tìm ra những ý tưởng mới, 
sáng tạo cho bài viết của mình. Vì vậy khi gợi ý cho học sinh, giáo viên nên diễn 
đạt có hình ảnh.
 Ví dụ: Lời chỉ dẫn cho đề bài "Một năm có bốn mùa, nùa nào cũng có 
những vẻ đẹp riêng. Hãy miêu tả một cảnh đẹp của nơi em ở vào một mùa trong 
năm" giáo viên có thể diễn đạt như sau: 
 "Đề bài thuộc kiểu tả cảnh, đối tượng là quang cảnh thiên nhiên nơi em 
sống vào một mùa trong năm (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông). Em yêu 
mùa nào nhất? Em có thể chọn thời điểm mùa xuân, khi cây cối đâm chồi nảy 
lộc, khi những hạt mưa xuân lất phất buông trên những mầm non mới nhú. Có 
thể chọn mùa hạ với những chùm phượng vĩ đốt lửa một góc trời xa, với những 
cành bằng lăng tím màu mực thân thương, với cơn mưa rào mang hương thơm 
của đất, với những tiếng ve kêu râm ran trên tán cây báo hiệu mùa thi sắp đến, 
với những chùm quả chín đầy cành; cũng có thể chọn mùa thu những cơn gió 
heo may thơm mùi cốm mới, với những bông hoa cúc vàng tươi, hay mùa đông 
lạnh giá khiến ai cũng muốn suýt xoa.. Bài làm của em cần thể hiện tình cảm 
yêu mến, gắn bó của em với quang cảnh đó để mọi người khi đọc lên đều yêu 
mến nơi đó như em."
 Trên những đề bài cụ thể, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm 
hiểu đề, phân tích đề: Bài viết theo thể loại gì? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết 
cho ai? Thái độ cần bộc lộ qua bài viết như thế nào? Trên thực tế, học sinh rất dễ 
lạc đề. 
 Ví dụ: Với đề bài: " Em hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh sân trường 
em vào giờ ra chơi. " , hầu như học sinh không xác định được rằng đích của 
đoạn văn này là tả quang cảnh sân trường, cảnh ở đây là cảnh động chứ không 7
 Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, trong bài 
tác giả sử dụng rất nhiều từ màu vàng như : vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, 
vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới, vàng trù phú, 
chín vàng. Ngoài việc giải nghĩa phần từ ngữ trong tiết Tập đọc cho học sinh, 
giáo viên hãy yêu cầu học sinh cần phải nhớ để vận dụng khi viết văn cho đúng 
nghĩa của từ. Thực ra đây là việc làm thường xuyên để giúp học sinh có một cái 
nhìn tổng thể để rồi tìm ra mối liên quan chặt chẽ giữa các phân môn trong 
Tiếng Việt. Giáo viên làm thế là cố gắng khai thác triệt để những kiến thức có 
trong sách giáo khoa.
 - Sau khi quan sát, học sinh cần phải lập được dàn ý chi tiết thể hiện 
những ghi chép của mình
 Ví dụ: Khi dạy tiết: Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14)
 Ở bài tập số 2, yêu cầu học sinh: Lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng (trưa, 
chiều, tối) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh 
đồng, nương rẫy).
 Ngoài giao nhiệm vụ vừa sức, giáo viên có thể đưa ra dàn ý sau và yêu cầu 
các em sắp xếp cho hợp lí rồi chọn một ý bao quát để viết thành đoạn. Dàn ý 
như sau: 
 - Giới thiệu bao quát cảnh cánh đồng vào buổi sớm bình minh.
 - Những giọt sương còn đọng long lanh trên những ngọn lúa.
 - Những làn gió mát từ mặt sông đưa lên.
 - Mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, cố ngoi lên khỏi lũy tre đầu làng.
 - Không khí buổi sớm trong lành, mát mẻ.
 - Những hàng lúa xanh rì rào trong gió.
 - Tiếng chim hót ríu rít.
 - Xa xa, mấy bác nông dân đi thăm đồng.
 - Em rất thích ngắm nhìn cánh đồng vào một buổi sớm mai.
 - Mùi thơm dịu ngọt của lúa mới trổ bông thoang thoảng đưa lên.
 - Thỉnh thoảng, một vài con sẻ bay vụt lên từ đồng lúa.
3.3. Làm giàu và luyện kỹ năng dùng từ trong văn miêu tả
3.2.1 Làm giàu vốn từ cho học sinh
 Trước hết phải mở rộng vốn từ cho các em, tạo cho các em có được một số 
 vốn từ phong phú thì các em có cơ hội thể hiện chính xác, sinh động mọi đối 
 tượng miêu tả. Biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh hiệu quả nhất là 
 thông qua các phân môn Tiếng Việt. 
 - Môn Tập đọc: Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả cảnh vật của các nhà 
 văn. Số lượng từ ngữ miêu tả cảnh vật ở các bài đó phong phú, cách sử dụng 9
quanh các em tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng người cười nói, Những từ có 
giá trị tượng hình như: đỏ chon chót, sâu thăm thẳm, rộng mênh mông,Các 
tính từ chỉ màu sắc như: vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm,; xanh um, xanh 
thẳm, xanh lét,; đỏ ối, đỏ chon chót, đỏ hoe, tím ngắt, tím biếc, tím hoa 
cà,Các tính từ chỉ mùi vị: thơm ngát, thơm nức, thơm thoang thoảng,Thế 
giới âm thanh, hình tượng và màu sắc tạo cho bài văn miêu tả của các em thật 
hơn, sinh động hơn.
 - Rèn kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ qua từng bài văn, văn cảnh cụ 
thể. Học sinh được thường xuyên nhận biết và tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của phép 
so sánh, nhân hoá trong các bài tập đọc, trong các bài văn gợi ý. Chúng đã tạo 
nên bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng ngôn ngữ trong 
miêu tả. Vì vậy cần hướng dẫn và khuyến khích học sinh có thói quen sử dụng 
so sánh và nhân hoá trong viết văn miêu tả.
3.4. Giúp học sinh nắm vững đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả
 Ngoài việc giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội 
dung và thể loại cho trước, khi luyện tập giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các 
em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng 
miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc 
của mình. Cụ thể: 
* Kiểu bài tả cảnh
 Cần xác định các yêu cầu sau:
 a) Xác định không gian, thời gian nhất định
 Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn 
trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng 
vẫn phải có một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều 
cơ bản nhất của nó. Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn 
bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng 
phần để quan sát.
 b) Xác định trình tự miêu tả
 Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ 
trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ 
thuộc đặc điểm của cảnh.
 c) Chọn nét tiêu biểu
 Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc 
điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp 
phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn.
 d) Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_quy_trinh_lap_dan_y_mieu_ta_dat_hieu_q.docx