Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát nhạc Lớp 5

docx 12 trang thanh 07/11/2023 1330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát nhạc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát nhạc Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát nhạc Lớp 5
 LỜI GIỚI THIỆU
 Bộ môn Hát - nhạc trong nhà trường nói chung là một bộ môn quen thuộc và vô 
cùng hấp dẫn đối với các em học sinh nhưng làm thế nào để truyền đạt kiến thức cho 
các em say sưa, hứng thú với bộ môn, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ nhất thì 
quả là khó với đối tượng học sinh ở lứa tuổi thiếu nhi (tiểu học).
 Chương trình Hát - nhạc nói chung cũng như chương trình Hát - nhạc khối lớp 5 
nói riêng với 8 bài hát bắt buộc và một số bài hát có thể dùng thay thế đều đóng góp sự 
phát triển về tâm lí, tình cảm của lứa tuổi thiếu nhi. Những kỹ năng đơn giản nhất về 
đọc, chép nhạc đã giúp các cho các em có quan niệm về ghi chép âm thanh và đọc được 
những bản nhạc, đoạn trích nhạc đơn giản đã được học. Những mẩu chuyện âm nhạc, 
những bài nghe nhạc đã giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về nền nghệ thuật âm nhạc 
Việt Nam và thế giới.
 Cùng với sự phát triển nhân cách của các em học sinh trong 5 năm dưới mái 
trường tiểu học đã tạo cho các em những hiểu biết về tri thức khoa học, về thiên nhiên, 
về đất nước, về con người và đặc biệt tạo cho các em tình yêu quê hương đất nước, con 
người qua những bản nhạc lời ca nhằm hoàn thiện nâng cao trình độ văn hoá, âm nhạc 
của mỗi em để các em phát triển toàn diện.
 Qua nhiều năm tham gia giảng dạy môn Hát - nhạc trong nhà trường phổ thông 
và trực tiếp dạy môn Hát - nhạc khối lớp 5, tôi rất tâm đắc với nội dung cũng như phương 
pháp đặc thù của bộ môn. Chính vì vậy, mà qúa trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh học 
tập tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm và trở thành nghệ thuật dạy học của riêng 
mình. Nay tôi đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi. phạm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục và đào tạo nói chung, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5
III- Nhiêm vụ của đề tài:
1- Nhiêm vụ thứ nhất:
 Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn trong nhà trường tiểu học. 
Đặc biệt là phải làm rõ những phương pháp giảng dạy Hát - nhạc cho học sinh lớp 5.
2- Nhiêm vụ thứ hai:
 Điều tra hiệu quả của việc dạy và học môn Hát - nhạc ở trường lớp mà mình được 
phụ trách.
a) Về giáo viên:
 Điều tra xem việc thực hiện chương trình môn Hát - nhạc lớp 5 có đầy đủ hay 
không, chất lượng không. Điều tra việc sử dụng phương pháp của người giáo viên đã sử 
dụng phương pháp giảng dạy nào, các hình thức hoạt động nào để đạt chất lượng giảng 
dạy.
 Điều tra giáo viên đã khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất như thế nào 
để giảng dạy tốt bộ môn.
b) Về học sinh:
 Điều tra về kiến thức của học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi phát vấn, phiếu 
học tập hay đọc nhạc, hát 1 bài hát đã học.... xem các em có lĩnh hội được tri thức của 
bộ môn hay không.
 Điều tra xem hình thức tổ chức bài dạy nào, phương pháp giảng dạy nào thu hút 
được các em nhất, có hiệu quả nhất.
 Từ việc điều tra trên chúng ta rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của việc 
giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5 đặc biệt tìm ra những nguyên nhân cơ bản làm cho việc 
giảng dạy chưa tốt.
3- Nhiệm vụ thứ ba:
 Đề ra một số hình thức và phương pháp trong việc giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 
5 nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Phiếu điều tra việc học môn Hát - nhạc của học sinh
 STT Tuần/ngày lớp Tên bài học ghi chú
* Điều tra việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện chương trình môn hát- nhạc 
của trường tiểu học Tiên Cát thông qua:
 - Ban giám hiệu
 -Tổ chuyên môn.
Từ kết quả điều tra được chúng tôi sẽ rút ra được những kết luận về việc giảng dạy bộ 
môn Hát - nhạc trong nhà trường.
3. Phương pháp thực nghiệm:
 Để kiểm tra lại kết quả đã điều tra, chúng tôi tiến hành phương pháp thực nghiệm 
như sau:
 Đối với các bài học, các tiết học mà học sinh chưa hứng thú chúng tôi đưa ra các 
hình thức giảng dạy khác để xem hình thức, phương pháp đó có hiệu quả hơn không.
4. Phương pháp trò chuyện:
 Tiến hành trò chuyện với học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh nhằm thu 
thập những thông tin cần thiết để biết được cách thức tiến hành giảng dạy nào gây được 
hứng thú cho học sinh, giáo viên nên tổ chức hoạt động giảng dạy như thế nào, phụ huynh 
có quan tâm đến việc học Hát - nhạc của con em mình hay không?
5. Phương pháp quan sát:
 Sử dụng phương pháp này bằng cách thường xuyên thăm lớp dự giờ. Qua đó để 
rút ra phương pháp giảng dạy của giáo viên, chất lượng học sinh môn Hát - nhạc như thế 
nào.
VII- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. Để làm được như vậy giáo viên phải am hiểu đầy 
đủ nội dung, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ của mỗi bài dạy của từng khái niệm trong 
các phần: học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức... Giáo viên cần nắm vững tri thức, 
các thao tác, các kỹ năng của từng bài để’ vận dụng. Giáo viên tổ chức hoạt động của 
thầy và trò một cách hợp lý, khoa học. Mỗi việc làm cần biết khêu gợi, kích thích tư duy 
độc lập sáng tạo, phát huy hết năng lực của học sinh.
 * Đặc trưng của phương pháp dạy học hát ở tiể’u học và là học sinh lớp 5 trên cơ 
sở thông hiể’u nội dung nghệ thuật nội dung của bài hát. Thể’ hiện bài hát có sắc thái 
tình cảm, giáo viên dạy hát bằng phương pháp “ truyền miệng”, đó là thầy hát mẫu, trò 
hát theo. Giáo viên luôn sửa chữa, uốn nắn cho học sinh hát đúng về giai điệu, lời ca và 
từng bước thể hiện có sắc thái, truyền cảm phù hợp với bài ca và lứa tuổi các em.
 - Với học sinh lớp 5 việc hướng dẫn các em hát thông qua các trò chơi là vô cùng 
có hiệu quả. Để các em “học mà chơi, chơi mà học” tạo cho các em thoải mái, nhẹ nhàng 
khiến cho các em nhớ bài học lâu hơn.
 Ví dụ: Khi dạy hát bài: “ Cánh chim tuổi thơ”
 Nhạc và lời: Phan Long
Sau khi đã sử dụng tranh minh hoạ và giới thiệu bài hát, giáo viên mở băng hát mẫu, đệm 
đàn hát mẫu sau đó dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. Học sinh luyện hát 
theo từng dãy, bàn, tổ, nhóm, cá nhân cho thành thạo. Sau khi học sinh đã hát tốt giáo 
viên hướng dẫn chơi trò chơi “ Hát theo chữ”
 Tiến hành trò chơi như sau: Giáo viên đưa ra ký hiệu các chữ cái: A, U, Ư, Y.... 
học sinh hát giai điệu bài hát : “Cánh chim tuổi thơ”. Nếu các nhóm có học sinh hát nhầm 
theo chữ cái khác thì những em đó sẽ bị phạt (Hình phạt có thể yêu cầu học sinh nhảy lò 
cò).
 *Dạy phần đọc nhạc: Các bài đọc nhạc lớp 5 ngắn gọn, đơn giản, không nhiều kỹ 
năng mới. Phần lý thuyết kí âm không thiết kế thành bài riêng mà lồng ghép trong các 
bài đọc nhạc. Nhóm 3: Nêu định nghĩa nhịp 4/4 - Lấy ví dụ nhịp 4/4
 Nhóm 4: Thế nào là nhịp lấy đà - Lấy ví dụ nhịp lấy đà
Sau 1 thời gian nhất định giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm nộp kết quả của nhóm 
mình. Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét, giáo viên đánh giá, chấm điểm.
 * Ngoài ra các hình thức hoạt động trên giáo viên còn có thể cho học sinh vận 
dụng các kiến thức vừa học như mô hình phiếu học tập: (Phiếu học tập thực chất là 1 tờ 
rời giáo viên đã chuẩn bị sẵn nội dung bài tập để học sinh làm)
 Phiếu học tập
Câu hỏi: Em hãy chuyển dòng chữ nốt sau lên khuông nhạc nhịp 3/4 (dùng hình nốt sao 
cho phù hợp số chỉ nhịp 3/4 s l s l m s l s m đ đ r s m l l l s l s s.
 - Giáo viên khuyến khích động viên tinh thần học tập của học sinh ( Nhiều học 
sinh đạt điểm 8 trở lên thì cả lớp được thưởng một trò chơi).
 * Trong chương trình môn Hát - nhạc lớp 5 còn có phần học: Thường thức âm 
nhạc. Để cung cấp những hiểu biết về văn hoá âm nhạc thường thức. Qua các mẩu chuyện 
danh nhân, thể loại âm nhạc, giới thiệu đọc ở nhà, giải thích, chú giải những khái niệm 
khó mới kết hợp phương pháp đàm thoại, đóng kịch, để làm rõ ý nghĩa của bài đọc và 
giúp các em nghe hát, nghe đọc có liên quan đến chuyện đọc và phối hợp với ảnh, chân 
dung, tranh, hiện vật
 Làm thế nào để’ dạy tốt môn Hát - nhạc đòi hỏi 1 yếu tố quan trọng đó là: người 
giáo viên cần được trang bị đủ đồ dùng, thiết bị dạy học đó là: Đàn, băng đài, tranh ảnh 
minh hoạ, phòng học cho bộ môn và tất nhiên người giáo viên phải biết hát đúng, giọng 
hát hay.
 Qua khảo sát đầu năm và qua quá trình thực hiện những phương pháp giảng dạy 
trên, tôi thấy nhờ có những biện pháp tích cực, phương pháp giảng dạy thích hợp thì chất 
lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Các em học sinh trung bình đã vươn lên thành học 
sinh khá và không có học sinh yếu. Hầu hết các em đã có nhiều tiến bộ. Kết quả khảo sát 
cuối năm đạt được như sau:
 Lớp Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%)
 5A 41% 40,6% 18,4% 0
 5B 41,3% 44,8% 13,9% 0 - Việc kết hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức giữa hoạt động của thầy 
và trò đã làm cho bài học sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Đó cũng là nhằm đáp ứng nhu cầu 
đổi mới phương pháp giảng dạy ở bộ môn Hát - nhạc nói riêng và các môn học nói chung.
 - Trong thực tế ở trường tôi và các bạn đồng nghiệp đã sử dụng những phương 
pháp - hình thức đó và đã thu được những kết quả đáng kể.
II- Những kiến nghị và đềxuảt:
1-Đối với nhà trường:
 -Cần trang bị các trang thiết bị cho giảng dạy như: Băng ghi âm các
bài hát thiếu nhi trong chương trình và ngoài chương trình, tranh ảnh minh hoạ
2-Đối với Phòng giáo dục - đào tạo:
 - Thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề về giảng dạy môn Hát - 
nhạc cho giáo viên.
 - Quan tâm hơn nữa tới việc dạy - học môn Hát - nhạc

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hat_nhac_lop_5.docx