Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5 A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Giáo dục Tiểu học là bậc học mang tính chất nền móng để các em tiếp cận các bậc học cao hơn. Tuy nhiên Tin học là một môn khô và khó. Vì vậy, một số anh chị em giáo viên còn lúng túng không biết tổ chức một tiết dạy sao cho đúng với yêu cầu, đặc trưng riêng của môn học mà nhẹ nhàng lại đạt hiệu quả dạy và học cao. Từ nhận thức đó, sau nhiều năm giảng dạy môn Tin học lớp 5 và đặc biệt là những năm đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học tôi thường xuyên học hỏi ở đồng nghiệp, tìm cách sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho có hiệu quả cao hơn. Để đạt mục tiêu trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Nó có những tác động tích cực đối với học sinh như: kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; tăng cường hiệu quả học tập; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh; yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau; tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm; tăng cường động cơ học tập; khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. Ngoài ra, các em cảm thấy việc học thoải mái hơn, mạnh dạn hơn chứ không phải là gò ép học tập thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5”. 2. Mục tiêu Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã cố gắng nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5 đồng thời giúp các em học sinh lớp 5 nâng cao hứng thú trong việc học môn Tin học, có ý thức tự học, cùng với bạn tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, tự rèn, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng là phù hợp nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Sáng kiến này giúp giáo viên nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5. Từ đó có những thay đổi phù hợp nhằm phát huy năng lực của học sinh, rèn kỹ năng thực hành hiệu quả. 4. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu Sáng kiến này được áp dụng, vận dụng trong bộ môn Tin học năm học 2020 - 2021 ở học sinh lớp 5/3 trường Tiểu học Hiếu Thành. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp quan sát. Phương pháp điều tra. * Học sinh: - Địa phương là một vùng thuần nông nên điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vì vậy rất ít học sinh có máy tính tại nhà, các em chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu. Do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của các em vẫn còn mang tính chậm chạp và thụ động. - Phần lớn các em học sinh chưa có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. Một số em còn có thái độ ham chơi, không hứng thú trong việc học tập nên khi thực hành không tập trung, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Về nội dung và thời gian thảo luận: Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểm của lớp học. 3.2. Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng: Vai trò của giáo viên: Thứ nhất: Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo viên cần: - Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không được tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận. Giáo viên cần phải di chuyển, quan sát và giám sát mọi hoạt động của lớp. - Chú ý lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời. - Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm. Thứ hai: Trong tiết học, giáo viên phải chú ý nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”. Thứ ba: Giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để khi vấn đề giáo viên đặt ra lại là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại, nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp. Thứ tư: Giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích và gợi ý cho học sinh trong quá trình thảo luận nếu thật sự cần thiết. Thứ năm: Giáo viên định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể, và nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định. Thứ sáu: Giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối, ngại ngùng khi phải nói Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến những nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết luận. Cách 2: Chia nhóm theo bàn Với cách chia nhóm này giáo viên sẽ cho học sinh quay bàn lại với nhau, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện trong thời gian nhất định (cho học sinh quan sát hoặc tìm hiểu vấn đề) kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học. Ví dụ: Bài 1 Những gì em đã biết, phần hoạt động của học sinh giáo viên sẽ chia nhóm theo cách cho hai bàn quay lại với nhau và cùng thảo luận nhiệm vụ của giáo viên giao. Ở hoạt động T1 giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện. Mỗi nhóm sẽ làm một nhiệm vụ và không trùng nhau. Ở phần hoạt động này giáo viên giao nhiệm vụ trước cho các nhóm chuẩn bị những công việc cần thiết để chuẩn cho nội dung thảo luận trong nhóm ở tiết học. Nhóm 1: Thu thập thông tin về chủ đề Tết dương lịch 1/1(giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 2:Thu thập thông tin về chủ đề Vì người tàn tật 18/4 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 3: Thu thập thông tin về chủ đề Quốc tế thiếu nhi ngày 01/06 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 4: Thu thập thông tin về chủ đề ngày khai trường 05/09 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 5: Thu thập thông tin về chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Cách 3: Chia nhóm theo sở thích Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau. Ví dụ: Trước khi học Bài 3 Thủ tục trong Logo. Giáo viên chia nhóm HS nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung trước, sau đó vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Nhóm 1: Tìm hiểu cách khởi động và thoát khỏi thủ tục trong Logo. Nhóm 2: Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình. Nhóm 3: Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi. Nhóm 4: In ra màn hình lời chào với tên của em. Cách 4: Chia nhóm theo cách để học sinh giúp đỡ nhau 3.4. Trình bày kết quả thảo luận: Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ tocó thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Cho HS ghi nội dung bài học vào vở. 4. Kết quả 4.1. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy: - Học sinh tiếp thu nhanh hơn, khá nhẹ nhàng (cả lý thuyết và thực hành) không khí lớp học thoải mái cởi mở giữa thầy và trò. - Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết... - Củng cố kiến thức của học sinh ở cấp độ nhớ, hiểu một cách hữu hiệu. - Bản thân tôi cảm thấy rất hài lòng khi áp dụng phương pháp dạy học mới vào dạy môn Tin học. Vì tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và yêu thích tìm tòi trong quá trình học, các em biết vận dụng kiến thức đã học vào các môn học khác. - Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng môn Tin học lớp 5/3 của trường Tiểu học Hiếu Thành đã đạt được ở học kỳ I năm học 2020 - 2021: Đầu năm học 2020 - 2021 Cuối học kỳ I Tỉ lệ Mức đạt được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Hoàn thành tốt 9/28 32,1% 21/28 75,0% Tăng 42,9% Hoàn thành 19/28 67,9% 7/28 25,0% Giảm 42,9% Chưa hoàn thành 0/28 0% 0/28 0% 0% - Điều này mang lại niềm khích lệ rất lớn với những giáo viên như tôi. 4.2. Hiệu quả về mặt giáo dục Làm việc nhóm giúp cải thiện kinh nghiệm, kỹ năng của các thành viên tốt hơn. Hình thành cho các em một số phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động hiện đại như: - Giải quyết vấn đề nhanh hơn. - Thúc đẩy sự sáng tạo. - Tăng năng suất công việc. - Làm việc nhóm giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc. - Cải thiện kỹ năng giải quyết xung đột. 5. Khả năng nhân rộng Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy ở đơn vị trường tôi cũng như một số trường bạn cùng tổ chuyên môn Tin học trong huyện Vũng Liêm đã đạt được nhiều thành công nhất định. Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt môn học tăng cao. Tên đồng nghiệp đã vận dụng TT Đơn vị Ký tên sáng kiến kinh nghiệm của tôi 1 Nguyễn Thị Cẩm The TH Hiếu Thành 9 2 A Thị Thúy Phượng TH Huỳnh Văn Lời 9 Ý kiến của trường Kinh nghiệm này đã được thông qua HĐKH Của trường và thực hiện có kết quả tốt. Xếp loại:. Hiếu Thành, ngày tháng năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Tư
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_tinh_sang_tao_trong_hoat_dong.docx