Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác bài tập dạy Tập làm văn trong môn tiếng Việt Lớp 5

doc 18 trang thanh 17/02/2024 2290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác bài tập dạy Tập làm văn trong môn tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác bài tập dạy Tập làm văn trong môn tiếng Việt Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm khai thác bài tập dạy Tập làm văn trong môn tiếng Việt Lớp 5
 BiÖn ph¸p Khai th¸c bµi TËp ®äc ®Ó d¹y TËp lµm v¨n trong m«n TiÕng ViÖt líp 5
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn 
và có số tiết chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt là 
cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thành thạo. Đó 
chính là điều kiện cơ bản, bắt đầu để các em tiếp cận với tri thức của các bộ môn 
khác. Mỗi phân môn ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của phân môn đó còn có 
nhiệm vụ chung của môn Tiếng Việt. Nếu phân môn Luyện từ và câu cung cấp, 
mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu thì phân môn Tập đọc cung cấp các 
kiến thức văn học, kiến thức đời sống về con người, thiên nhiên. Các bài tập đọc 
cũng chính là những bài văn thuộc các thể loại khác nhau. Tập làm văn là phân 
môn tổng hợp tri thức các phân môn đó. Mỗi một bài văn của các em là một quá 
trình tích luỹ các kiến thức đã học từ các phân môn khác. Nếu chỉ dạy với yêu 
cầu, mục đích của một tiết dạy tập đọc theo chương trình thì không thể hướng 
dẫn học sinh nắm bắt và hiểu hết giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của văn 
bản nghệ thuật trong phân môn Tập đọc. Do đó sẽ khó giúp các em cảm thụ hết 
cái hay, cái đẹp của bài tập đọc bởi một bài tập đọc chính là một văn bản nghệ 
thuật. Như thế sẽ không giúp các em nắm được bố cục, trình tự của bài tập đọc 
để các em học hỏi và vận dụng khi làm bài Tập làm văn. 
 Thiên nhiên và con người Việt Nam luôn là đề tài bất tận cho chúng ta 
khám phá. Vì vậy ở mỗi thể loại văn đều có vô số đề bài yêu cầu học sinh viết 
thành những bài văn khác nhau về tả cảnh, tả người Nhưng với học sinh tiểu 
học, hiểu biết của các em còn hạn chế, sự tưởng tượng của các em chưa phong 
phú. Có những cảnh các em chưa được biết đến, có những người các em chưa 
được tiếp xúc, có những con vật, cây cối, đồ vật các em chưa được nhìn thấy. 
Vậy nên việc cung cấp cho các em hiểu và biết được vấn đề đó thông qua các 
bài Tập đọc để làm bài Tập làm văn là một việc làm hết sức cần thiết. Đây quả 
là một vấn đề mà những giáo viên trực tiếp giảng dạy nói chung và giáo viên bồi 
dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng luôn quan tâm trăn trở.
 Xuất phát từ những lí do trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, 
đặc biệt là dạy môn Tiếng Việt, nhằm góp phần bồi dưỡng năng khiếu Tập làm 
văn cho học sinh, tôi quyết định chọn đề tài “Khai thác các bài Tập đọc để dạy 
Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5 ”.
 II. THỰC TRẠNG
 Cùng với yêu cầu đổi mới hiện nay, giáo viên phải tạo môi trường khuyến 
khích học sinh chủ động và tích cực học tập, thể hiện năng lực từng cá nhân 
nhằm khơi dậy trong học sinh tính tò mò, tự khám phá để tìm ra những kiến thức 
mới. Học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học còn giáo viên có 
quyền lựa chọn phương pháp cho từng bài học. Tránh nói nhiều, tránh làm thay 
học sinh, cần tổ chức cho học sinh cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên đó là xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học. 
 Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, bản 
thân tôi nhận thấy có những khó khăn nhất định so với yêu cầu đổi mới hiện nay 
 §Æng ThÞ Th¬ - Tr­êng TiÓu häc TrÇn Phó 1 BiÖn ph¸p Khai th¸c bµi TËp ®äc ®Ó d¹y TËp lµm v¨n trong m«n TiÕng ViÖt líp 5
 1. Đối tượng nghiên cứu
 Khối lớp 5 nói chung và lớp 5A nói riêng trường tiểu học Krông Ana năm 
học 2008 – 2009
 2. Cơ sở nghiên cứu
 Dựa vào Văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo: 
 - Công văn số 896/ BGD&ĐT – GDTH ngày 13 tháng 2 năm 2006 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh 
Tiểu học.
 - Các tài liệu hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt: 
 Phương pháp dạy học tiếng Việt của PGS - TS Lê Phương Nga, 
Nguyễn Trí.
 Chuyên đề bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt lớp 5 của Nguyễn Thị Kim 
Dung - TP. HCM.
 Qua thực tế giảng dạy hàng ngày trên lớp và qua dự giờ, học hỏi kinh 
nghiệm ở bạn bè đồng nghiệp.
 3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra
 Phương pháp luyện tập thực hành
 Phương pháp kiểm tra đánh giá
 IV. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 1. Nội dung
 Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ 
thuộc rất nhiều vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Điều chỉnh thời 
lượng giữa các tiết dạy như thế nào? Thiết kế nội dung bài dạy trong các tiết học 
buổi chính khoá, buổi tăng thêm thứ hai cũng như các buổi bồi dưỡng học sinh 
giỏi ra sao? Tất cả những điều đó đều phản ánh nghệ thuật của người giáo viên ở 
các tiết dạy trên lớp. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng các bài Tập đọc 
thuộc văn bản nghệ thuật, coi đó là những bài văn mẫu để dạy học sinh một 
phần ở tiết dạy chính khoá và phần còn lại ở buổi học tăng thêm và những buổi 
bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Với khuôn khổ nội dung của bài viết này, tôi chỉ xin đưa ra một vài ví dụ 
về phương pháp dạy Tập làm văn từ cách khai thác các bài Tập đọc của thể loại 
tả cảnh ở lớp 5. Vì đây là thể loại văn chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương 
trình, đồng thời đây cũng là đề tài vô cùng phong phú mà các nhà văn, nhà thơ 
luôn tìm tòi khám phá. Hơn nữa, thể loại văn này các em được học xuyên suốt 
bắt đầu từ lớp 2 cho đến mãi về sau.
 Mỗi nội dung tôi tiến hành qua 3 tiết:
 Tiết 1: Khai thác bài Tập đọc để vận dụng làm bài Tập làm văn
 Tiết 2: Giúp HS cảm thụ nội dung của bài Tập đọc thông qua các biện 
 §Æng ThÞ Th¬ - Tr­êng TiÓu häc TrÇn Phó 3 BiÖn ph¸p Khai th¸c bµi TËp ®äc ®Ó d¹y TËp lµm v¨n trong m«n TiÕng ViÖt líp 5
 Sự quan sát của tác giả Bài văn cho thấy tác giả đã quan sát 
 tinh tế và dùng từ ngữ miêu tả rất chọn 
 lọc, gợi cảm.
 Để viết được bài văn này hẳn tác 
 giả phải yêu thích cảnh vật và con người 
 ở làng quê.
 Tuy tác giả không trực 
 tiếp thể hiện tình yêu quê hương 
 nhưng qua cách quan sát, miêu 
 tả cảnh vật, con người tác giả đã 
 thể hiện điều đó. (Tác giả đã 
 lồng cảm xúc của mình vào từng 
 cảnh tả). Đây chính là phần kết 
 bài.
 + Tác giả đã tả cảnh làng + Tác giả tả theo trình tự từ khái 
 quê theo trình tự nào? Nhờ đâu quát đến cụ thể: câu mở đầu nêu nhận 
 mà em biết điều đó? xét khái quát, phần còn lại miêu tả chi 
 tiết nhằm minh hoạ cho nhận xét đó.
 Sau khi hướng dẫn học 
 sinh tìm hiểu bài xong, tôi giới 
 thiệu cho học sinh biết đây chính 
 là một bài văn tả cảnh, một thể 
 loại mà các em được học nhiều 
 nhất ở chương trình Tập làm văn 
 lớp 5. 
 Qua bài học, giúp các em cảm nhận được rằng: bằng nghệ thuật quan sát 
rất tinh tế, cách dùng từ chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một 
bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống 
động.
 Sau khi dạy xong tiết Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa đến tiết 
Tập làm văn tiếp theo Cấu tạo của bài văn tả cảnh tôi thấy, khi vừa mới nêu 
yêu cầu của bài tập 1: Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn 
Hoàng hôn trên sông Hương đa số học sinh đã tìm đúng các phần của bài văn.
 Chuyển sang bài tập 2: Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với 
bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa? Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về 
cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 Học sinh đã không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, hầu như tất cả 
đều tìm ra được sự khác nhau đó là:
 Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng phần của cảnh.
 Đoạn 1: Tả sự vật và các màu vàng của chúng. 
 Đoạn 2: Tả thời tiết, tả con người. 
 §Æng ThÞ Th¬ - Tr­êng TiÓu häc TrÇn Phó 5 BiÖn ph¸p Khai th¸c bµi TËp ®äc ®Ó d¹y TËp lµm v¨n trong m«n TiÕng ViÖt líp 5
con người để tâm sự gửi gắm tâm tình nên chúng trở nên sinh động. Do đó, khi 
viết văn, áp dụng vào bài viết của mình thì câu văn trở nên phong phú).
 * Điệp từ (điệp ngữ):
 + Điệp từ là gì? (Là quy tắc diễn đạt mà trong một câu, một đoạn văn 
hoặc cả bài văn, bài thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần 
những từ ngữ như nhau, những câu văn hay đoạn văn như nhau nhằm mục đích 
nhấn mạnh nội dung biểu đạt).
 + Nêu ví dụ. ... Mai sau
 Mai sau,
 Mai sau,
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. 
 + Tác dụng của điệp từ? (Nhấn mạnh, làm nổi bật ý mình muốn trình bày, 
tình cảm biểu lộ...Đồng thời giúp cho lời văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt âm 
điệu hài hòa).
 * Tìm và phân tích các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để 
làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh tả ở bài Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
 + Nêu tên những sự vật trong bài - Nêu nối tiếp.
 có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
 + Những từ chỉ màu vàng đó gọi 
 là gì? Từ đồng nghĩa
 + Nêu tác dụng của việc dùng từ 
 đồng nghĩa trong đoạn văn trên. Tác giả đã sử dụng một loạt từ 
 đồng nghĩa để chỉ các màu vàng khác 
 nhau của sự vật nhằm làm nổi bật 
 quang cảnh làng mạc ngày mùa, đồng 
 thời làm cho cảnh được tả trở nên đa 
 Đây chính là nghệ thuật dùng dạng và phong phú.
 từ đặc tả để làm một bài văn mà các 
 em cần phải học tập.
 Để bài văn tả cảnh được sinh 
 động và gợi cảm các em cần sử dụng 
 các từ đồng nghĩa nhằm làm nổi bật 
 sắc thái riêng của từng cảnh tả. Trong 
 văn miêu tả các em phải dùng từ đặc 
 tả để tập trung làm nổi bật trọng tâm 
 cảnh tả.
 + Phân tích cách dùng một vài 
 từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan Quả xoan: vàng lịm - màu vàng 
 sát tinh tế và dùng từ rất gợi cảm. của quả chín gợi cảm giác mịn và 
 mềm
 §Æng ThÞ Th¬ - Tr­êng TiÓu häc TrÇn Phó 7 BiÖn ph¸p Khai th¸c bµi TËp ®äc ®Ó d¹y TËp lµm v¨n trong m«n TiÕng ViÖt líp 5
 phải thả "hồn" mình vào trong từng 
 cảnh tả.
 Tiết 3: Thực hành làm bài văn tả cảnh cho học sinh năng khiếu trong buổi 
bồi dưỡng học sinh giỏi 
 a. Mục tiêu:
 Học sinh viết được bài văn tả cảnh dựa vào nội dung của đoạn thơ cho 
trước. 
 Đề bài :
 “Mặt trời càng lên tỏ 
 Bông lúa chín thêm vàng
 Sương treo đầu ngọn cỏ 
 Sương lại càng long lanh 
 Bay vút tận trời xanh 
 Chiền chiện cao tiếng hót 
 Tiếng chim nghe thánh thót 
 Văng vẳng khắp cánh đồng 
 Đứng chống cuốc em trông 
 Em thấy lòng phấn khởi ”
 (Thăm lúa – Hoàng Trung Thông)
 Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết lại bài văn tả cảnh 
cánh đồng lúa chín ở quê em. 
 b. Học sinh làm bài
 Với đề bài này tôi đã gợi ý học sinh bằng hệ thống câu hỏi:
 + Nội dung của đoạn thơ là gì? 
 + Đoạn thơ tả cảnh gì ?
 + Đoạn thơ miêu tả theo trình tự như thế nào?
 + Tác giả quan sát bằng các giác quan nào và tả chúng ra sao?
 + Tác giả đã sử dụng các biện pháp gì để tả ?
 + Tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào bài thơ thể hiện rõ ở câu thơ nào?
 Sau đó, bằng sự hiểu biết của mình kết hợp với nội dung của đoạn thơ, 
các em viết thành một bài văn tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em.
 Tôi lưu ý các em: 
 Có thể chọn trình tự tả theo cảm nhận của mình không nhất thiết phải tả 
theo thứ tự như trong đoạn thơ nhưng phải có đầy đủ các chi tiết của các cảnh tả 
có trong đoạn thơ. 
 Phải phân tích các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ để làm toát lên 
nội dung của cảnh tả. 
 Cần phải thả hồn của mình vào bài làm để gửi gắm tình cảm vào từng 
cảnh tả. 
 Ví dụ 2 : Bài Trước cổng trời (Tập đọc lớp 5)
 §Æng ThÞ Th¬ - Tr­êng TiÓu häc TrÇn Phó 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_khai_thac_bai_tap.doc