Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 MỤC LỤC A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................Trang 2 B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ...............................................................Trang 3 1. Thuận lợi .......................................................................................Trang 3 2. Khó khăn .......................................................................................Trang 3 C/ NỘI DUNG .....................................................................................Trang 4 I/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ...................................................Trang 4 1. Rèn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài mới ......................Trang 4 2. Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh ..................................Trang 6 II/ KẾT QUẢ ...................................................................................Trang 14 1. Về học sinh ...............................................................................Trang 14 2. Về giáo viên ..............................................................................Trang 15 III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................................................Trang 15 C/ KẾT LUẬN ...................................................................................Trang 17 Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 mình bằng những câu văn hay, sử dụng từ chưa hợp lý, ý tưởng còn khô khan, chưa dồi dào, phong phú. Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh không chỉ có kĩ năng viết đúng ngữ pháp mà còn phải có kĩ năng viết văn hay. Do đó, ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra và bắt đầu thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập làm cho lớp tôi và thời gian dần trôi những biện pháp ấy được tôi đúc kết thành những kinh nghiệm nhỏ nhưng đối với tôi là rất quý báu và là hành trang để tôi tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hơn trên con đường dạy học của mình. Tôi xin được chia sẻ qua nội dung của đề tài “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5”. B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 1. Thuận lợi : - Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh. - Có thư viện với nhiều đầu sách và lịch cho học sinh mượn sách rõ ràng, có chỗ để học sinh có thể đọc sách vào giờ giải lao. 2. Khó khăn : - Lớp tôi đang phụ trách là lớp học 1 buổi nên thời gian học ở trường ít hơn so với lớp 2 buổi. - Đa số các em đều là con em gia đình lao động nghèo nên việc kèm cập các em học tập ở nhà của gia đình còn hạn chế. - Các em là trẻ em ở vùng nông thôn nên việc đọc sách báo vẫn còn ít. C/ NỘI DUNG : I/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1/ Rèn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài mới : Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 ai đó gây lỗi với bạn như vô ý giẫm chân lên chân bạn thì ánh mắt biểu hiện của bạn ta sao? Khi bạn ấy phạm lỗi thì thái độ bạn ấy lúc nhận lỗi thế nào?... * Ví dụ 2 : Tả một người thân của em trong gia đình. Nếu các em chọn tả ông hoặc bà của em, các em thấy ông bà là người gần gũi thương yêu chúng ta hàng ngày, vậy khi quan sát em thấy ánh mắt ông (bà) ra sao ? (đôi mắt dịu hiền, ánh lên vẻ trìu mến). Cũng đôi mắt ấy, khi các em bị điểm kém vì không thuộc bài thì ánh mắt thế nào (ánh mắt buồn bã, lo âu). Tôi còn dùng hệ thống câu hỏi để kích thích sự tưởng tượng khêu gợi óc tò mò, dựng lại hình ảnh sự vật mà các em quan sát trước, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các em. Từ đó, học sinh có hứng thú chuẩn bị bài đầy đủ và tỉ mỉ để lên lớp học tốt. + Động viên học sinh phải thuộc ghi nhớ vì đó là những kiến thức cô đọng nhất để hình thành kĩ năng thực hành. Mục ghi nhớ trọng tâm là dàn bài đại cương, các em sẽ dựa vào đây để lập dàn bài chi tiết. Qua dàn bài chi tiết, học sinh sẽ nói và viết văn tương đối thuận lợi, đi đúng yêu cầu trọng tâm và bố cục đầy đủ, rõ ràng. Vì tôi nhận thấy ở đa số các em chưa phân biệt được rõ ràng bố cục của bài văn, các em còn lơ mơ khi đi vào viết bài văn hoàn chỉnh mà chưa thật sự nắm chắc cách bố cục của thể loại văn mình đang học. Sự chuẩn bị bài đầy đủ, tỉ mỉ giúp các em học tập, làm văn hiệu quả hơn, viết đúng với yêu cầu của đề bài hơn. 2/ Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh : a. Khắc phục viết sai ngữ pháp : Ngay từ các lớp nhỏ, các em đã tự học : “Khi nói và viết phải thành câu thì người nghe và người đọc mới hiểu được”. Vậy mà các em vẫn cứ viết sai ngữ pháp, câu què, cụt khi thì thiếu chũ ngữ hoặc vị ngữ thậm chí có khi thiếu cả hai thành phần chính. Bởi vậy, giáo viên thường khắc phục hiện tượng này trong tiết trả bài tập làm văn. Giáo viên đưa ra những câu văn học sinh viết còn sai lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm cách sửa, điều chỉnh cho đúng. Bản thân thiết nghĩ khi giáo viên hướng dẫn cả lớp sửa, thường những em viết sai lại không biết mình viết sai, không biết câu văn mà giáo viên đưa ra đó là của mình. Vì Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 - Tôi yêu cầu học sinh : Em hãy xác định C-V trong câu thứ hai của em ? (học sinh lúng túng). - Tôi gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ : Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào (Ai ? Cái gì ? Con gì ?) - Trong câu của em có phần trả lời cho câu hỏi đó không ? (không có) - Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? (Làm gì ? là gì ? thế nào ?) - Vậy trong câu này có vị ngữ không ? (có) - Đâu là vị ngữ ? (trông cũng xinh xắn, dễ thương). - Vị ngữ này trả lời cho câu hỏi nào ? (trả lời câu hỏi “thế nào?”) - Vậy câu thứ hai của em thiếu bộ phận nào ? (bộ phận chủ ngữ). - Hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp - Học sinh tự sửa “Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật. Cái nào cũng xinh xắn và dễ thương” - Tôi yêu cầu những em viết sai ngữ pháp về nhà ôn lại, học thuộc phần ghi nhớ về chủ ngữ - vị ngữ ở lớp Bốn, đến lớp trả bài cho tổ trưởng, tổ trưởng báo cáo lại cho tôi. Quan điểm của tôi ở phần này là không đợi đến khi học sinh viết sai rồi mới khắc phục sửa chữa, mà giáo viên cần giúp các em khắc phục tận gốc việc dẫn đến viết sai ngữ pháp của học sinh. Đó là phải thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố để “lấp chỗ hỏng” kiến thức cho các em. Bởi lẽ các em không nắm hoặc nắm không chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản về câu ở các lớp dưới dẫn đến việc các em viết sai ngữ pháp, không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Vì thế, hằng ngày trong việc dạy tiếng Việt, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh lĩnh hộ kiến thức, kĩ năng của bài mới kết hợp với việc ôn luyện kiến thức, kĩ năng đã học một cách linh hoạt, sáng tạo. Thực tế chứng minh, chỉ khi học sinh nắm vững những kiến thức, kĩ năng đã học thì các em mới có điều kiện thuận lợi để tiếp thu bài mới được dễ dàng và hiệu quả. Bởi vậy, ở bất kì phân môn nào của môn Tiếng Việt hay bất kì tiết học nào có vận dụng kiến thức cũ và liên quan đến kĩ năng viết của học sinh, tôi cũng có thể cho các em ôn luyện lại những kiến thức mà các em đã học từ các lớp dưới. * Ví dụ : Bài : “Mở rộng vốn từ : Tổ quốc”. (Luyện từ và câu) Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh để đặt câu có hình ảnh. Biết sử dụng những biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý tưởng, tâm tư tình cảm của mình gửi gắm trong lời văn, ý văn. Vì thế, để góp phần giúp học sinh viết được những câu văn hay, tôi cho học sinh học tập so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn, phát hiện những câu văn hay để học tập và ghi vào sổ tay văn học của mình. * Ví dụ : 1. Trước tầm nhìn của em, cánh đồng trải dài mênh mông với một màu xanh ngút ngàn vẫn đang im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. (Tả cánh đồng lúa chín - Huỳnh Thái). 2. Đầu gà to bằng nắm tay, khô khằn như chỉ có da bọc xương. Trên đỉnh đầu nhô lên một cái mào to hình răng cưa sần sùi, đỏ thắm như bông hoa mào gà. Đôi mắt đo đỏ, lừ đừ, lộ vẻ dữ tợn. Mỏ gà to bằng ngón tay út của em và có màu vàng nhạt. Cái cổ thon dài rất linh hoạt, lúc nào cũng lắc lư, ngẩng lên, hạ xuống như một cánh tay lực lưỡng, hiếu động. (Tả con vật em yêu thích “Con gà trống” – Lý Kim Vinh) 3. Nhánh sông Sài Gòn chảy qua lưu vực chợ Bình Dương, mọi người ở đây vẫn quen gọi là sông Bạch Đằng. Dòng sông hiền hòa uốn lượn sau chợ Thủ Dầu Một trông như một dải lụa đào mềm mại. (Tả dòng sông - Trần Đình Duy) 4. Mỗi búp huệ nhìn từ xa như những hạt ngọc thon thon, xinh xinh bằng đầu ngón tay út của thiếu nữ. Trên mỗi cành huệ có búp xoè nở, búp thì he hé mỉm cười còn những búp ở ngọn thì vẫn ôm sát vào nhau đợi chờ. (Tả một loài hoa mà em yêu thích – Lâm Gia Nghi) + Trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập làm văn, ở bất kì thể loại nào, tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ và phát huy vốn văn chương của mình. Các em có dịp phát triển năng lực diễn đạt, khả năng tư duy sáng tạo và trí thông minh qua nhiều hình thức thi đua với các bạn trong nhóm cũng như trong toàn lớp học. Cụ thể tôi thực hiện như sau : Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 - Ngoài sân, bé Lan đang chập chững tập đi. - Ngoài kia, bé Lan đang chập chững tập đi trông dễ thương quá! - Ô kìa ! Bé Lan đang lẫm chẫm bước đi trông thật đáng yêu Ở hình thức thi đua này, học sinh đã được học tập trong một môi trường rất tích cực. Tâm lý các em rất thích được khen và nhất là khen trước tập thể lớp. Em nào cũng muốn được cô và các bạn biết đến câu văn của mình. Em nào cũng muốn thể hiện tài năng của mình trước sự chứng kiến của cả lớp. Vì thế, các em đã đem hết khả năng và vốn từ ngữ ra thi thố với các bạn. Từ đó các em không chỉ phát triển được khả năng tư duy ngôn ngữ, trí thông minh và óc sáng tạo mà càc em còn được rèn luyện về kĩ năng dùng từ đặt câu, biết lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hóa để đạt được những câu văn sinh động hấp dẫn. c. Rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng văn cho học sinh : - Theo định hướng đổi mới việc dạy và học hiện nay là : Học sinh tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. Do vậy, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, trước sự phát triển của đất nước ta hiện nay thì việc rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự mình chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa, thời gian các em học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô trên lớp rất là ít ỏi so với thời gian các em ở bên gia đình. Do đó, việc trang bị cho các em năng lực tự học là một việc làm phù hợp với su thế đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại. Trong việc tổ chức học tập trên lớp, tôi luôn khuyến khích các em tự chiếm lĩnh nội dung bài thông qua những hình thức thi đua cá nhân, tập thể, (nhóm) góp phần phát huy năng lực tự học của các em. Tôi luôn nhắc nhở, động viên các em cần phải rèn luyện thói quen tự học tự nghiên cứu, đọc sách báo kể cả những lúc ở nhà không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô. Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2007 - 2008 1. Về học sinh : - Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn này, các em không còn có biểu hiện ngại học mỗi khi nhắc đến nó. - Học sinh học tập trong không khí tự nhiên thoải mái, tích cực và hào hứng nhất là vào tiết làm bài miệng, ngoài việc các em nêu lên ý kiến diễn đạt của mình mà các em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách chân thật nhất. - Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng diễn đạt, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em yếu cũng đã nhận thức được để thực hiện bài văn thì ta phải thực hiện như thế nào đúng nhất về phần cấu tạo của thể loại văn đó mặc dù ý diễn đạt của em yếu vẫn còn hạn chế theo mức đọ của em. - Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong văn viết các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm về đặt câu, đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn, đoạn văn và bài văn thêm sinh động. - Kết quả học tập của học sinh ở phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm tra được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể : Tổng số học sinh lớp 5/2 : 24/17 Loại Giỏi Khá TB Yếu Đầu 3/2 12,5% 8/6 33,3% 8/7 33,3% 4/2 16,6% năm GKI 6/4 25% 8/5 33,3% 9/7 37,5% 3/1 12,5% HKI 8/7 33,3% 9/8 37,5% 6/1 25% 1/1 2,4% GKII 9/7 37,5% 10/9 41,6% 5/1 20,8% 0 2. Về giáo viên : Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Dung Trang 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc.doc