Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Học hát
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Học hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Học hát
MỤC LỤC Trang A-PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1 1- Lí do chọn đề tài..............................................................................................1 2- Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1 3-Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 4- Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2 5- Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2 B-PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................3 I-Đặc điểm của phân môn âm nhạc .................................................................3 1.Cơ sở lí luận của đề tài ....................................................................................3 2.Cơ sở thực tiễn..................................................................................................3 II- Thực trạng và giải pháp ..............................................................................4 1.Thực trạng .......................................................................................................4 2. Những giải pháp nâng cao chất lượng.............................................................5 III-Kết quả và bài học kinh nghiệm.................................................................12 1.Kết quả đạt được...............................................................................................12 2.Bài học kinh nghiệm ........................................................................................13 IV- Khả năng ứng dụng của đề tài ..................................................................14 V -Kiến nghị và đề xuất ...................................................................................14 1.Kiến nghị ..........................................................................................................14 2.Đề xuất..............................................................................................................14 C-PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................16 1 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ********************* 1- Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 5 -NXB GIÁO DỤC 2- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc -Bộ giáo dục 3- Âm nhạc đối với trẻ em -Phạm Tuyên. 4-Phương pháp dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông-Phan Trần Bảng 5-Âm nhạc và PPDH (tập 1& 2) -BGD & ĐT 6-Phương pháp nghiên cứu khoa học GD -BGD & ĐT 3 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi – Thị xã Quảng Trị. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 III- PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm của phân môn học hát: 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài: Một vài đặc điểm của phân môn Học hát: - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu. - Thể hiện được sắc thái của bài hát. - Hiểu được nội dung bài hát từ đó rút ra cho mình những bài học bổ ích - Hát kết hợp gõ đệm theo 3 cách: Nhịp, phách, tiết tấu lời ca - Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc hoặc các trò chơi âm nhạc khác. - Tổ chức biểu diễn. 1.2 Cơ sở thưc tiễn: Vấn đề dạy học bộ môn âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm giáo dục hoàn thiện nhân cách cho các em. Giúp cho các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể Song năng khiếu âm nhạc không phải em nào cũng có được. Để giúp đỡ những học sinh chưa thực sự mạnh dạn thể hiện bản thân mình, hát chưa hát, chưa chuẩnGiáo viên phải tìm cho mình những biện pháp, phương pháp thích hợp để điều chỉnh, uốn nắn và giúp đỡ các em hoàn thiện mình hơn. 2. Thực trạng: 2.1 Thuận lợi: a. Về phía nhà trường: - Được sự quan tâm thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh và lãnh đạo địa phương nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng rất thuận lợi. - Nhà trường có kết nối mạng internet rất tiện cho việc tìm kiếm thông tin, có phòng học hát riêng tạo cho cô và trò có không gian học hát và biểu diễn thoải mái. - Các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy và học âm nhạc của nhà trường đầy đủ như: Đàn or-gan, máy cat-set, máy chiếu, tranh ảnh, một số nhạc cụ gõ.... Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác khá đầy đủ. b. Về phía giáo viên: - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. - Kiến thức sư phạm và kỹ năng nghề nghiệp tốt - Học hỏi những bài học và kinh nghiệm quý báu ở các bạn đồng nghiệp. - Tích cực tìm tòi những phương pháp mới vận dụng trong quá trình giảng dạy. - Cố gắng để đưa phong trào của nhà trường cũng như chất lượng dạy học bộ môn âm nhạc ngày một đi lên. - Được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin yêu. c. Về phía học sinh: 5 Qua điều tra khảo sát về kết quả học tập dối với phân môn Học hát cho thấy đại đa số các em rất thích học phân môn này. Bên cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng, gần đúng giai điệu, chưa thể hiện tốt tính chất của bài hát. 4. Giải pháp: 4.1 Tạo hứng thú cho học sinh: - Để có một tiết học Âm nhạc nói chung và giờ học hát nói riêng hiệu quả trước hết người giáo viên phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ giây phút đầu tiên khi bước chân vào lớp học bằng cách trang trí không gian lớp học theo đúng đặc trưng của bộ môn. Gồm: Tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ nước ngoài, chân dung một vài nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, bảng tổng hợp kiến thức âm nhạc, đàn Pi-a-no, một số nhạc cụ gõ khác - Khởi động tiết học bằng một bài hát, một trò chơi hay một câu truyện kể âm nhạc - Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học phải hấp dẫn, thu hút sự chú ý và gây hứng thú học nhạc của học sinh. - Chia lớp học thành nhiều nhóm với các tên gọi ngộ nghĩnh như: Nhóm Sơn Ca, nhóm Họa Mi, nhóm Vàng Anh để thuận tiện trong quá trình giáo viên gọi các nhóm biểu diễn cũng như các em nhận xét các nhóm lẫn nhau. Bên cạnh đó tạo cho các em có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau. Những em có năng khiếu thực sự, mạnh dạn tự tin khi biểu diễn sẽ giúp các bạn còn rụt rè, ngại thể hiện mình trước tập thể được hoàn thiện mình hơn. Tạo nên không khí lớp học sôi động, nhịp nhàng và đồng đều hơn. - Khi lên lớp với mục đích nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc cơ bản cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham hiểu biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan trong bài học hoặc trong cuộc sống hằng ngày... 4.2 Phương pháp dạy của giáo viên: - Trước tiên giáo viên không chỉ biết hát hay, đàn giỏi mà còn phải có nghệ thuật sư phạm và kĩ năng nghề nghiệp tốt. - Thường xuyên đổi mới để áp dụng và lựa chọn các phương pháp dạỵ học trong giờ dạy sao cho hợp lý đối với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh để các em không cảm thấy bị nhàm chán trong tiết học. - Luôn trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng nghề nghiệp. Học hỏi những phương pháp hay ở các bạn đồng nghiệp. - Quán xuyến lớp tốt và phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng cũng như những em còn chậm để hướng dẫn và kèm cặp thêm. - Một số em còn mắc nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen, hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản 7 Học sinh tập hát có sai sót là điều thường thấy, nhất là em ít tham gia ca hát, hát bài khó cũng làm các em bối rối. Bởi vậy giáo viên không nên nôn nóng, vội vàng. Sửa chữa có nhiều thủ pháp giáo viên không làm cho học sinh luống cuống và mặc cảm, cần giúp đỡ học sinh để các em cảm thấy thoải mái vượt qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh yếu. Sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu hoặc dùng đàn cho rõ ràng hơn với sự hỗ trợ của các hình dấu trên bảng hay thị phạm bằng tay gợi cho các em hiểu các âm như: “cao –thấp”, “trầm- bỗng”, “ngắn- dài”, “luyến”, “ngắt” Giáo viên tập cho học sinh cách lấy hơi và dùng hơi hợp lý. Bằng việc giáo viên phân câu, phân đoạn và kí hiệu lấy hơi sau mỗi câu hoặc ở các dấu lặng chính xác. Về phía phát âm thì với học sinh chúng ta hiện nay phát âm vẫn còn sai nhiều do tiếng địa phương ở các từ như: Xanh, anh. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải sửa sai cho học sinh về cách phát âm trong khi hát. Muốn làm tốt điều đó giáo viên phải phát âm chuẩn, hát chuẩn. 4.4.3 Phương pháp dạy hát hoà hợp tập thể: - Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy học sinh hát còn chưa được đều, em hát to, em hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Hình thức hát tập thể như: Đồng ca, tốp ca, hợp xướng, hòa giọng Giáo viên cần phải phân tích và giáo dục học sinh biết biểu hiện tính thống nhất và sức mạnh của tập thể trong tiếng hát chung, đó là tiếng hát hoà hợp là hát đều về nhịp điệu, về âm lượng. Giáo viên cần thường xuyên khích lệ những em rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp trong tập thể. 4.4.4 Phương pháp dạy hát bài mới: Sau khi luyện thanh khởi động giọng, giáo viên giới thiệu và dẫn dắt bài hát bằng những từ ngữ dùng để mô tả các hình ảnh sinh động trong bài hát ra, phải cho các em nghe giai điệu bài hát thông qua đĩa nhạc. Giáo viên nên trực tiếp hát mẫu trên nền nhạc không lời cho các em nghe kết hợp thể hiện cả các động tác phụ hoạ nhằm giúp các em cảm nhận được giai điệu, tính chất của bài hát. Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý hơn cho học sinh. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc đồng thanh lời ca của bài hát, việc giải nghĩa và luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca là việc làm không thể thiếu. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát. Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độ của bài. Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_5.doc