Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 5
UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN “Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 5” Năm học 2016 - 2017 1 BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN - Tên đề tài: “Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 5” 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: - Để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc theo quy định đào tạo mới và trang bị học sinh một số kiến thức kỹ năng và phương pháp học tập, giúp học sinh tự rèn, tự tập luyện. - Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng mà có sự hứng thú học tập và có biện pháp học tập tốt. 2.Điều kiện, thời gian, đối tượng nghiên cứu: - Điều kiện: Giáo viên phải tìm hiểu kỹ nội dung, chương trình có thể sưu tầm thêm tài liệu tham khảo, tạp chí giáo dục tiểu học nâng cao sự hiểu biết cho bản thân. - Thời gian: Từ tháng 11/ 2016 - tháng 12/ 2016. - Học sinh khối 5 trường Tiểu học. 3.Đề tài đưa ra giải pháp mới: - Áp dụng một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 5. - Nâng cao khả năng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5. 4.Biện pháp hiệu quả áp dụng: - Biện pháp: Tham khảo tài liệu, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm, kiểm tra sư phạm, thống kể toán học. - Hiệu quả: Nâng cao khả năng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5 . 5. Phạm vi áp dụng: - Khối 5 trường Tiểu học. 3 hình nốt cơ bản.Việc học Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu hát. 1.5. Sang lớp 4, Âm nhạc được tách riêng, có sách giáo khoa và sách hướng dẫn riêng. Từ đây ngoài việc học các bài hát, các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc. Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Việc học Âm nhạc không chỉ đơn thuần là thông qua các bài hát nữa mà các em đã trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son. 1.6. Bước lên lớp 5, ngoài việc ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 4, chương trình Âm nhạc lớp 5 giúp các em củng cố các kĩ năng hát như: Tư thế hát, cách lấy hơi, gữi hơi, tập hát rõ lời, phát âm gon tiếng, tập hát những câu dài liền mạch, tập hát đúng những chỗ có luyến hai nốt nhạc. Hơn thế nữa, ở lớp 5 việc thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát cũng đòi hỏi cao hơn. Một bài hát không chỉ đòi hỏi các em hát đúng, mà khi thể hiện còn cần các em phải ít nhiều gửi gắm được những tình cảm của mình cũng như tình cảm của tác giả sáng tác qua giai điệu, lời ca bài hát đó. Tuy nhiên, việc thể hiện tình cảm đó không yêu cầu các em phải làm được như các ca sỹ, nghệ sỹ chuyên nghiệp. Như vậy, sang lớp 5, chương trình âm nhạc đã mở rông thêm vốn kiến thức của của các em. Tiếp tục bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Đặc biệt là giúp các em có một nền tảng kiến thức cơ bản sơ đẳng vững chắc trước khi kết thúc một cấp học, bước vào một cấp học mới, với khối lượng kiến thức cao hơn. 1.7. Bản thân là một giáo viên chuyên trách về phân môn Âm nhạc bậc tiểu học, qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình. Tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này nhưng kết quả đạt 5 cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, từng bài tập đọc nhạc. 2.3. Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học hát, tập đọc nhạc. Cũng như nghe và phân tích giai điệu của một bản nhạc khá hiệu quả mà tôi đã thực hiện tại trường. 3. Thực trạng của vấn đề 3.1. Trường Tiểu học Lê Ninh là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học. Đại bộ phận các em do ít được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen, hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của ca hát từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện các tính chất Âm nhạc. Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. 7 Lớp Số học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn sinh thành 5A 29 5 HS = 17,2 % 24HS = 82,8 % 0 HS = 0,0 % 5B 24 3 HS = 12,5% 21 HS = 87,5% 0 HS = 0 5C 32 5 HS = 15,6 % 27HS = 83% 0 HS = 0 Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài hát háy đọc một bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái hoặc đọc chuẩn xác cao độ, trường độ các nột nhạc trong bài tập đọc nhạc, vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng gần, đúng giai điệu. Việc thể hiện tính chất của bài hát là rất hạn chế. Phần đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà không đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cữ giọng, âm sắc, giai điệu... Sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. a) Xây dựng phương pháp dạy hát. + Phương pháp dạy tập hát bài mới. 9 * Mẫu 3: * Mẫu 4: * Mẫu 5: * Mẫu 6: Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát.Ở đây chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông qua truyền miệng từng câu. Để làm được điều này, sau khi đã giúp các em qua bước 11 Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọc mẫuhướng dẫn các em đọc theo mẫu. Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt. Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độ của bài. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, việcdùng tiếng đàn (Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, các em nghe cảm nhận giai điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất. Việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ giúp cho tai nghe của mình phát triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên tấu đàn, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca ra còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được bài tập. Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát ,vừa gõ đệm nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết học. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm 13 + Hát sai bản nhạc: Như vậy, các tiếng “Nhịp cầu tre lối về nhà em” các em đã hát chênh lên một cung, tức là nhầm với câu hát thứ nhất của bài. Giải quyết vấn đề này, giáo viên chỉ cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng 3 lần, sau đó hát mẫu lại câu hát đó và băt nhịp cho tập lại theo đúng bản nhạc. Cúng có thể đàn theo cao độ các em hát sai và đàn theo đúng bản nhạc để các em so sánh nhiều lần. Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho mình. Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ nhẩm theo theo tiết tấu, giáo viên đàn giai điệu, học sinh gõ, nhẩm theo tiết tấu. Nhắc lại tính chất nhạc điệu của bài. Hát, gõ đệm nhạc cụ theo nhiều âm sắc. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ nhiệm vụ cho các em. VD: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể cho nhóm 1, 2 gõ trống và vỗ tay theo phách mạnh, nhóm 3 và 4 gõ thanh phách, song loan theo phách nhe... Khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu của bài hát rồi, đẻ khắc sâu, gây ấn tượng trong tâm trí các em. Cũng để cho việc thể hiện bài hát thêm sinh động, giáo viên phải hướng dẫn các em thực hiện phụ hoạ cho bài hát. Các động tác phụ hoạ cho bài phải phù hợp với lời ca và giai điệu. Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài. Tuy nhiên, do các em còn nhỏ nên các động tác đưa vào phụ hoạ không nên tìm động tác qua khó, chỉ cần đơn giản 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_de_day_tot_mon_am_n.doc