Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh Lớp 5

doc 31 trang thanh 15/12/2023 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh Lớp 5
 “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5”
 _________________________________________________________________________
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh - có 
vai trò vô cùng quan trọng. Môn Tiếng Anh được xem là một trong những môn 
học chính thức và là một trong ba môn thi bắt buộc trong các kì thi tốt nghiệp 
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Ngoài ra, đây cũng là môn học gần như bắt 
buộc trong các trường học chuyên nghiệp. Một số trường lấy chuẩn Tiếng Anh làm 
một trong các điều kiện cho sinh viên muốn tốt nghiệp ra trường  Vì thế, Đảng 
và Nhà Nước đã có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy và học ngoại ngữ. Môn 
Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy như môn học chính thức ở các cấp học, ngành 
học trong đó có cấp Tiểu học nhằm giúp các em bước đầu được tiếp xúc, lĩnh hội 
và phát triển một số kĩ năng cơ bản, tạo tiền đề tốt cho tương lai. 
 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được 
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công 
việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách 
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm 
chất.
 Để đạt được mục tiêu trên, trước hết, người giáo viên cần có kiến thức và 
các kĩ năng sư phạm tốt. Và để có một tiết dạy thành công thì giáo viên phải biết 
tìm ra nhiều phương pháp dạy học mới, biết kết hợp nhiều yếu tố làm sao phát huy 
được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn 
luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp 
chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý theo phương pháp 
truyền thống. Với quan điểm này, các thủ thuật dạy học cũng như hoạt động trên 
lớp cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng hơn để có thể vận dụng một cách 
linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp và đạt hiệu quả cao. 
 Hiện nay, môn Tiếng Anh theo chương trình mới được thiết kế theo 4 kĩ 
năng nghe, nói, đọc, viết cụ thể và rõ ràng cho từng tiết học. Mỗi kĩ năng mang 
tầm quan trọng riêng của nó và cũng được thiết kế đa dạng theo nhiều dạng bài. 
Tuy nhiên, trong dạy học hiện nay, kĩ năng nghe và nói vẫn là hai kĩ năng được 
quan tâm nhất bởi nó phù hợp với xu hướng của thời đại giao tiếp. Và với mục tiêu 
dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” hiện nay thì việc làm thế nào để giúp học 
sinh vừa hứng thú học, vừa thực hành được hai kĩ năng trên là một câu hỏi đặt ra 
đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu những 
 GV: Trần Thị Hương Trà - Trường Tiểu học Trần Phú 1 “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5”
 _________________________________________________________________________
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Mục tiêu giáo dục tiểu học là bước đầu đào tạo ra những chủ thể biết chủ 
động, sáng tạo, sớm thích nghi, hòa nhập với thế giới xung quanh và góp phần vào 
phát triển đất nước trong tương lai. Vì vậy, việc dạy và học môn Tiếng Anh trong 
trường tiểu học hiện nay được các cấp quan tâm và chú trọng. 
 Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 1400/QĐ-TTg, 
phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Đề án 
2020) với mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống 
giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp 
học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình 
độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh 
vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao 
đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, 
học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại 
ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước”. Với tinh thần và mục tiêu mà đề án đưa ra giúp ta 
thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh hiện nay. Từ đó ta cũng 
nhận thấy được vai trò của giáo viên dạy tiếng Anh trong các cấp học (đặc biệt là 
bậc tiểu học) họ vừa là người giúp các em nắm vững vốn từ vựng, cấu trúc ngữ 
pháp, những dạng bài, kiểu bài, vừa phải tìm tòi những phương pháp hay, phù hợp 
với lứa tuổi của học sinh để giúp các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. 
Trong quan điểm mới về dạy học hiện nay, người thầy không phải là người truyền 
thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh tự 
khám phá ra kiến thức. Không khí thoải mái và thư giãn sẽ được tạo ra bằng cách 
cho học sinh vừa học vừa chơi, cho các em cùng nhau đoán nghĩa của từ, của bài 
học qua tranh ảnh, các mẩu chuyện, hoạt động tập thể mà không ép buộc các em 
học theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Đúng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền 
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến 
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát 
triển năng lực. Chính vì thế, việc sử dụng các hình thức hoạt động nhóm trong các 
 GV: Trần Thị Hương Trà - Trường Tiểu học Trần Phú 3 “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5”
 _________________________________________________________________________
 Với việc dạy học tập trung vào việc học từ mới, ngữ pháp và kĩ năng viết mà 
không quan tâm tới hướng dạy giao tiếp nên tiến trình bài dạy cũng như các 
phương pháp dạy học truyền thống không còn phù hợp với xu hướng hiện nay, đặc 
biệt là với tâm lí học sinh tiểu học. 
 Trước tình hình trên, bản thân tôi cảm thấy cần phải đổi mới phương pháp 
dạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh và mục tiêu giáo dục hiện nay, đó là: 
không để học sinh học theo kiểu rập khuôn nhàm chán; Tổ chức các hoạt động cho 
các em vừa học, vừa chơi, vừa được nói chuyện, trao đổi, thảo luận với thầy cô và 
các bạn khác; Tổ chức chơi trò chơi, kể chuyện theo tranh và tìm tòi những cái mới 
 Bên cạnh đó, khối 5 trường Tiểu học Trần Phú dạy học theo mô hình trường 
học mới VNEN nên việc phân chia nhóm và học theo nhóm gặp rất nhiều thuận 
lợi. Học sinh đã quen với cách học này ở những môn học khác nên các em hiểu rõ 
cách hoạt động, làm việc, mục đích và hiệu quả của hoạt động nhóm. Chính vì nắm 
bắt được tâm lí, xu hướng giáo dục và sự thuận lợi trong việc hoạt động nhóm 
hàng ngày nên bản thân đã mạnh dạn áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy của 
mình.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Các giải pháp, biện pháp được nêu ra trong đề tài giúp giáo viên và học sinh 
hứng thú hơn với việc dạy và học môn Tiếng Anh. Đồng thời giúp các em nắm 
được kiến thức bài, sử dụng kĩ năng nghe, nói tốt, biết giúp đỡ và bổ trợ cho nhau 
trong quá trình học tập và biết vận dụng chúng vào một số tình huống giao tiếp đơn 
giản trong cuộc sống. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1. Xác định tầm quan trọng của việc dạy học theo hoạt động nhóm
 Như chúng ta đã biết, hoạt động nhóm là một hình thức tổ chức dạy học mà 
trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong 
những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Từng 
thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn 
có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. 
 Hoạt động nhóm sẽ tạo cho học sinh có nhiều cơ hội thể hiện ý tưởng của 
mình, mở rộng tầm suy nghĩ, rèn kỹ năng giao tiếp. Việc tổ chức cho học sinh làm 
việc theo nhóm là tạo được môi trường thuận lợi để hình thành nhân cách và phát 
triển kỹ năng sống của các em. 
 GV: Trần Thị Hương Trà - Trường Tiểu học Trần Phú 5 “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5”
 _________________________________________________________________________
 Khi chia nhóm, thường thì giáo viên sẽ chia nhóm theo yêu cầu và mục đích 
của bài học theo nhiều hình thức như nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm ngẫu nhiên (theo 
đếm số) nhóm nam – nữ, nhóm theo dãy bàn  nhưng phải đảm bảo các thành viên 
nhóm gồm đa dạng về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh và phẩm chất.
 Chọn nhóm trưởng điều hành nhóm:
 Căn cứ vào khả năng, năng lực của học sinh, giáo viên sẽ cử một bạn làm 
nhóm trưởng. Và nhiệm vụ này có thể thay đổi theo thời gian, theo nhóm được lập 
để tránh việc một số bạn làm việc quá nhiều, một số bạn không làm việc, ỷ lại cho 
các bạn khác. Thường nhóm trưởng sẽ nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt 
động nhóm, giải quyết các mâu thuẫn và chốt lại ý kiến của các thành viên trong 
nhóm nên thường nhóm trưởng là người có năng lực, đặc biệt là năng lực quản lí 
và được sự tín nhiệm của cả nhóm. Sau đó, nhóm trưởng sẽ giao nhiệm vụ cho một 
thành viên khác trong nhóm chịu trách nhiệm ghi chép, tổng hợp ý kiến của các 
thành viên trong nhóm và một bạn đại diện nhóm trình bày kết quả, ý kiến và giải 
đáp các thắc mắc. Bạn báo cáo viên là người phải tự tin, có khả năng nói lưu loát 
và có kiến thức. Tất cả các thành viên sẽ trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống 
nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 Về hướng dẫn tổ chức và hoạt động nhóm:
 Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm học tập tùy theo số lượng của 
lớp (thường từ 4 đến 5 nhóm), cho các em tự đặt tên cho nhóm. Mỗi nhóm gồm đa 
dạng các học sinh và hoạt động dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Và điều quan 
trọng là tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm, cùng nhau làm 
việc, nêu ra ý kiến, tránh tư tưởng ỷ lại các bạn khác.
 Giáo viên giao nhiệm vụ của bài tập:
 Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, 
mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ rã vấn đề. Có thể hỏi thêm những câu 
hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa. Các vấn đề 
đưa ra cho học sinh hợp tác nhóm có thể đa dạng về hình thức như luyện nói, luyện 
đọc từ, phân vai kể chuyện, đọc hiểu và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa hoặc vào 
phiếu học tập... 
 Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em khi cần thiết:
 Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm và chắc chắn các nhóm đã hiểu rõ 
nhiệm vụ, giáo viên cho các nhóm thảo luận và hoàn thành. Trong quá trình các 
nhóm thực hiện nhiệm vụ, việc quan trọng nhất là giáo viên phải quan sát, theo dõi 
hoạt động của các nhóm, nhắc nhở những bạn chưa chú ý hay chưa hợp tác tốt, 
 GV: Trần Thị Hương Trà - Trường Tiểu học Trần Phú 7 “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5”
 _________________________________________________________________________
 Nguyên tắc 5: Thái độ làm việc nghiêm túc, có tính thuyết phục.
 b.3. Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học
 Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người 
truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các 
hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục 
tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của môn học. Trên lớp, học sinh hoạt 
động là chính, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Nhưng để có một tiết học sôi nổi, 
đúng nghĩa, các hoạt động nhóm linh hoạt, đạt được hiệu quả tốt thì trước đó, khi 
soạn giáo án, chuẩn bị bài trước khi đến lớp giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời 
gian rất nhiều như: Xác định rõ mục đích bài học, lên kế hoạch hoạt động nhóm, 
chuẩn bị đồ dùng học tập (tranh ảnh, phiếu học tập, bài giảng trình chiếu) mới có 
thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, 
trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên 
phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm tốt, có lòng yêu nghề 
và sự kiên nhẫn mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh.
 Bản thân tôi, qua thời gian giảng dạy, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như 
tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học, nghiên cứu các 
tài liệu liên quan đã rút ra được một số kĩ năng tổ chức và sử dụng hoạt động nhóm 
đối với học sinh lớp 5 như sau:
 b.3.1. Hoạt động nhóm đôi (theo cặp) – pair work.
 Đây là hình thức hai người trao đổi với nhau (có thể là hai bạn ngồi kế bên 
hoặc không gần nhau, có thể là thầy với trò nhằm tránh sự lặp lại nhàm chán) để 
thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Trong quá trình 
thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các tình huống, học sinh sẽ giúp đỡ nhau một 
cách tích cực. Hình thức này tôi thường sử dụng trong việc luyện đọc từ mới, mẫu 
câu, luyện đọc bài hội thoại ngắn, viết những câu trả lời ngắn, luyện kĩ nói hoặc 
kiểm tra bài cũ.
 Hoạt động theo nhóm đôi thường không mất thời gian tổ chức, không xáo 
trộn chỗ ngồi, không gây ồn ào hay lộn xộn mà vẫn huy động được học sinh làm 
việc cùng nhau. Vì vậy đây là hình thức nhóm mà tôi thường chọn.
 Ví dụ: Kiểm tra bài cũ. 
 Tôi thấy hầu hết các giáo viên thường gọi một vài học sinh lên bảng hoặc 
viết các từ mới và mẫu câu đã học vào giấy kiểm tra để kiểm tra xem học sinh về 
nhà có học bài không. Nhưng với bản thân, tôi thường kiểm tra các em bằng việc 
cho các em chơi trò chơi hoặc tạo tình huống giao tiếp.
 GV: Trần Thị Hương Trà - Trường Tiểu học Trần Phú 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_n.doc