Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn Lớp 5
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 MỤC LỤC Tên nội dung Trang I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. Phần nội dung 1.Cơ sở lí luận 5 2. Thực trạng 5 a) Thuận lợi, khó khăn 6 b) Thành công, hạn chê 6 c) Mặt mạnh, mạnh yếu 7 d) Nguyên nhân 7 e) Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu 8 3. Những giải pháp, biện pháp tiến hành 8 3.1. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 8 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8 3.2.1. Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh 10 3.2.2. Hướng dẫn tìm hiểu các bài văn tả cảnh sách giáo khoa 11 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 22 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 23 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 24 III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận 24 2. Kiến nghị 25 Tài liệu tham khảo 27 Giáo viên : Đinh Xuân Trường – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 1 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 hướng dẫn, dìu dắt người học từng bước. Chấm bài thì dễ dàng tìm ra sai sót nhưng làm sao cho học sinh khỏi sai sót thì nhiều khi phần lớn chúng ta lại không chỉ ra được một cách đầy đủ đúng hướng cho học sinh. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt từ các phân môn khác, vừa phát huy và hoàn thiện các kết quả đó. Để thực hiện vai trò này, phân môn Tập làm văn ở lớp 5 có những mục tiêu sau: + Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. + Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. + Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. + Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa: có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc.... 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng học sinh lớp 5, trường Tiểu học Trần Phú – Krông Ana – Đăk Lăk, từ tháng 8 năm học 2013 - 2014 đến nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 nói chung và thể loại văn tả cảnh nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý luận. + Phương pháp quan sát, điều tra. + Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn làm văn tả cảnh. + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp phân tích các các bài văn mẫu. + Phương pháp trình bày bằng miệng. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua tiết trả bài. Giáo viên : Đinh Xuân Trường – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 3 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 chất lượng đầu năm học này, đã có 60,0% học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn, dẫn đến môn Tiếng Việt của lớp tôi yếu 30,0%. a) Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: - Học sinh lớp 5 lớn hơn hết so với các lớp dưới nên nhận thức tốt hơn, có khả năng tưởng tượng phong phú hơn, biết nhìn nhận và thâu tóm những hình ảnh vào tri thức và nhớ có hệ thống hơn so với các em lớp dưới. Gần như đa số các em đã biết sử dụng dùng từ đặt câu, viết như thế nào cho trọn ý, các em lĩnh hội nhanh và biết sử dụng các biện pháp tu từ để đưa vào bài tập làm văn của mình. - Giáo viên được học bồi dưỡng thường xuyên về phân môn Tập làm văn qua các đợt học chuyên môn, được dự giờ thăm lớp để học hỏi qua đồng nghiệp, - Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Đa số học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức tìm tòi. - Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Học sinh sống ở vùng nông thôn gần gũi với thiên nhiên, đồng ruộng, sông nước, hồ, nương rẫy - Bản thân là giáo viên nhiều năm liền giảng dạy lớp 5, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. * Khó khăn: - Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả. - Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. - Chưa có sự liên kết giữa các đoạn văn trong bài. - Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. - Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, quan sát sự vật còn hời hợt. b) Thành công, hạn chế * Thành công: - Học sinh lớp 5 đã được học và tìm hiểu về văn miêu tả ở lớp 4 như: Tả đồ vật, cây cối, con vật... nên dễ cho việc tìm hiểu văn tả cảnh ở lớp 5. - Học sinh lớp 5 đã biết đọc và cảm thụ những cái hay, cái đẹp của các bài văn mẫu nên các em viết đã có những câu văn liên tưởng thú vị. Giáo viên : Đinh Xuân Trường – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 5 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. e) Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu Trong năm học 2013 - 2014 vừa qua, tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp 5C với sĩ số là 32 học sinh. Qua kết quả thi khảo sát đầu năm, tôi thống kê được chất lượng học phân môn Tập làm văn như sau: Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Dưới 5 điểm TSHS SL TL SL TL SL TL SL TL 32 4 12,5% 5 15,7% 18 56,3% 5 12,5% Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy, cô giáo. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh không đạt yêu cầu ? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh học yếu Tập làm văn là do nhiều yếu tố tác động. 3. Những giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn dạng văn tả cảnh ở lớp 5 là: + Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết quan sát, lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. + Phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy và hoàn thiện kết quả đó. + Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic và tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. - Bồi dưỡng vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp - Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, Giáo viên : Đinh Xuân Trường – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 7 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 + Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh. + Phân tích các bài văn mẫu. + Quan sát, lập dàn ý chi tiết. + Viết từng đoạn văn + Viết thành bài văn hoàn chỉnh. + Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài. Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, tôi thường hướng dẫn học sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu sau: 3.2.1. Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Muốn dạy học sinh làm văn tả cảnh đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn tả cảnh, đặc điểm thể loại văn tả cảnh, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn tả cảnh sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả và tìm hiểu các bài văn mẫu trong sách giáo khoa lớp 5 rồi thực hiện các bước sau: + Rèn kĩ năng cho học sinh cảm thụ cái hay của một đoạn văn hay một bài văn mẫu thông qua việc đọc bài văn thật hay( GV hoặc HS đọc tốt trong lớp). + Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh. Ví dụ : Khi tìm hiểu bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài: “Hoàng hôn trên sông Hương” - Phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung bài. + Bài văn có mấy đoạn? ( 4 đoạn gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thân bài và một đoạn kết bài) + Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung chính của từng đoạn. + Phần mở bài và kết bài tác giả viết theo cách nào? Vì sao? + Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn tác giả tả về cảnh vật nào? Tác giả quan sát sự vật đó vào thời gian nào, bằng giác quan nào? Khi tả sự vật đó tác giả đã sử dụng các từ ngữ nào? - Sau khi học sinh đã phân tích câu hỏi giáo viên có thể hướng dẫn các em tìm hiểu cấu tạo bài văn như sau: + Mở bài: (Cuối buổi chiều...yên tĩnh này): Cảnh hoàng hôn đang lắng xuống trên thành phố Huế yên tĩnh. + Thân bài: (Mùa thu.....chấm dứt) Xác định trong phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những gì. (2 đoạn) Giáo viên : Đinh Xuân Trường – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 9 SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 + Tiếp đó hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi đã nêu trong bài tập: - Tác giả đã tả những sự vật nào trong buổi sớm mùa thu? + Những sự vật trong buổi sớm mùa thu được tác giả miêu tả là: mây xám đục; vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những sợi cỏ thẫm nước; người trong làng gánh lên phố những gánh rau, gánh hoa; bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên đồng lúa mùa thu đang kết đòng... - Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ? + Cảm giác của da ( xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏ đẫm nước làm mát lạnh bàn chân. + Mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, mưa loáng thoáng rơi, người gánh rau và hoa, bầy sáo liệng, mặt trời mọc... - Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. + Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. - Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy nghệ thuật quan sát với sự chọn lọc chi tiết và từ ngữ tả cảnh của tác giả bài văn. Sau khi học sinh chọn được các sự vật cần tả trong bài giáo viên hướng dẫn các em cách miêu tả các sự vật ấy như thế nào cho phù hợp. * Ví dụ: Bài “Luyện tập tả cảnh”- sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 21. - Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích 2 văn bản “Rừng trưa” và “Chiều tối” để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn. - Cách tiến hành bài này là: + Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn. + Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát. + Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài văn. Có thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó. Chẳng hạn: Bài“Rừng trưa” Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ; Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ. Bài “Chiều tối” Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen...; ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ... Giáo viên : Đinh Xuân Trường – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_t.doc