Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5
Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh từ lâu đã được coi là ngôn ngữ chung của thế giới. Ngày nay nó là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó. Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, đổi mới đất nước, Nhà nước đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều công ty liên doanh, hợp tác giữa Việt Nam với các công ty nước ngoài cũng rất phát triển. Điều đó làm cho Tiếng Anh càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong giao tiếp. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhà nước ta đã đưa Tiếng Anh vào giảng dạy như môn học chính thức ở các cấp học, ngành học trong đó có cấp Tiểu học nhằm giúp các em bước đầu được tiếp xúc, lĩnh hội và phát triển một số kĩ năng cơ bản, tạo tiền đề tốt cho tương lai. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết, người giáo viên cần có kiến thức và các kĩ năng sư phạm tốt. Và để có một tiết dạy thành công thì giáo viên phải biết tìm ra nhiều phương pháp dạy học mới, biết kết hợp nhiều yếu tố làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý theo phương pháp truyền thống. Với quan điểm này, các thủ thuật dạy học cũng như hoạt động trên lớp cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng hơn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, môn Tiếng Anh theo chương trình mới được thiết kế theo 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết cụ thể và rõ ràng cho từng tiết học. Mỗi kĩ năng mang tầm quan trọng riêng của nó và cũng được thiết kế đa dạng theo nhiều dạng bài như: Phần nghe gồm Listen and repeat, Listen and write, Listen and complete Phần đọc hiểu gồm Read and answer, Read and complete, Read and write, Read and tick.... Qua quá trình giảng dạy chương trình Tiếng Anh lớp 5, tôi nhận thấy phần đọc hiểu là phần học quan trọng vì thường các bài đọc hiểu bao gồm các kiến thức đã học, dụng ý của tác giả cho phần học này là giúp các em ôn lại phần từ mới và mẫu câu đã học nhưng không phải là ôn một cách riêng lẽ, mà là kết hợp trong một tình huống cụ thể. Ngoài ra, các bài đọc hiểu giúp các em các kĩ năng thu thập, chắt lọc thông tin, nội dung và xử lí nội dung đó vào việc áp dụng thực tế. Vì thế tôi nhận thấy phần đọc hiểu tương đối khó và khá nhàm chán nếu như giáo viên không tìm được phương pháp dạy phù hợp. Phần lớn các bài đọc hiểu thường khá dài, hình ảnh minh họa gần như là không có, các câu hỏi được đưa ra một cách đơn điệu, một số bài tương đối khó hoặc quá dễ, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Một số bài học sinh chỉ cần nhìn vào câu hỏi và lướt qua bài một lần là có thể trả lời ngay được mà không cần đọc lại lần thứ hai GV: Trần Thị Hương Trà – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 1 Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong thời kì đổi mới đất nước, mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng nên Tiếng Anh có vai trò cực kì quan trọng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình Tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ các lớp 3, 4, 5 cấp Tiểu học, thậm chí ở những trường có điều kiện, môn Tiếng Anh được thực hiện chương trình làm quen ngay từ lớp 1. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Đề án 2020) với mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vì thế vai trò của giáo viên dạy Tiếng Anh thực sự rất quan trọng, vừa giúp các em nắm vững vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, những dạng bài, kiểu bài, vừa phải tìm tòi những phương pháp hay, phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học để giúp các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Trong quan điểm mới về dạy học hiện nay, người thầy không phải là người truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh tự khám phá ra kiến thức. Không khí thoải mái và thư giãn sẽ được tạo ra bằng cách cho học sinh vừa học vừa chơi, cho các em tự đoán nghĩa của từ, của bài học qua tranh ảnh, các mẩu chuyện mà không ép buộc các em học theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Chính vì thế, việc áp dụng đề tài của bản thân vào việc giảng dạy là một việc làm rất cần thiết và đúng đắn. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong môn Tiếng Anh, phần đọc hiểu là phần học quan trọng và tương đối khó nên luôn được giáo viên và học sinh quan tâm, tìm các phương pháp để học tốt. Các bài đọc hiểu thường đầy đủ nội dung, bao quát được các vấn đề đã học bao gồm từ mới và cấu trúc ngữ pháp. Sau khi học xong học sinh có thể củng cố và nắm vững toàn bộ nội dung bài học. Tuy nhiên, phần đọc hiểu thường rất khô khan, ít tranh ảnh minh họa, ít đồ dùng bổ trợ việc dạy học. Và với mục tiêu, phương pháp dạy học truyền thống “ giáo viên là trung tâm”, ghi chép nhiều, kiểm tra bài cũ bằng hình thức viết lại từ mới, cấu trúc với mọi kĩ năng, giáo viên thường tìm cách làm sao đó cho học sinh chỉ cần làm được bài tập mà chưa quan tâm đến việc học sinh có thấy hứng thú khi học hay không, sau khi học và làm xong bài tập sẽ vận dụng được nó như thế nào vào thực tiễn. Vì thế, thực trạng của học sinh là học và làm được các bài tập nhưng theo kiểu bắt buộc, làm cho xong nhiệm vụ để tránh bị GV: Trần Thị Hương Trà – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 3 Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 Khi đưa ra các giải pháp, biện pháp tôi muốn giúp giáo viên và học sinh hứng thú hơn với việc dạy và học phần đọc hiểu. Giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tốt nhất để kích thích học sinh trong quá trình học, giúp các em nắm được kiến thức bài và biết vận dụng chúng vào một số tình huống giao tiếp đơn giản. Học sinh hiểu rõ các dạng bài đọc hiểu và tìm ra cách học phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Việc áp dụng nhiều biện pháp dạy phần đọc hiểu như sử dụng tranh ảnh, đồ dùng, công nghệ thông tin hay chơi các trò chơi là những hoạt động mà học sinh thích nhất trong quá trình học, bởi nó không gây căng thẳng hay tạo sự nhàm chán mà nó luôn tạo sự mới mẻ, sáng tạo và hứng thú. Như chúng ta thấy, học sinh luôn tìm mọi cách và tranh thủ mọi thời gian để được chơi, các em không thích ghi quá nhiều trong một bài vì nó sẽ làm các em cảm thấy bị gò bó, nhiều em ghi bài chậm sẽ tỏ ra chán nản và mệt mỏi. Còn khi chúng ta tạo cho các em một môi trường học thoải mái như cho các em học qua các hình ảnh, các đoạn phim, các trò chơi thì các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động, đồng thời các em cũng thể hiện tính cách, cảm xúc cũng như ý thức trong việc tham gia các hoạt động như thế. Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp dạy học phần đọc hiểu có hiệu quả cao. Và trong một tiết dạy chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy vào bài dạy và đối tượng học sinh. Thông thường các kênh hình bắt mắt, các mẫu chuyện hay, các trò chơi thú vị hay một tiết học bằng máy chiếu sẽ làm sống động tiết dạy và khích lệ sự tò mò trong quá trình học của học sinh, đồng thời chúng tạo điều kiện cho học sinh phát huy trí tuệ và tính sáng tạo, tích cực trong các em. b.1. Xác định tầm quan trọng của việc dạy học tốt phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh Như chúng ta đã biết, đọc là một kĩ năng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Nó giúp chúng ta nhận biết và thu thập thông tin. Trong việc dạy học, đọc hiểu giúp giáo viên và học sinh nắm bắt và tiếp nhận những thông tin quan trọng liên quan đến kiến thức bài học. Học sinh đọc và hiểu được bài thì mới có thể nắm vững và nhớ lâu được kiến thức mình đã học. Phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh 5 là phần học quan trọng nên luôn được giáo viên và học sinh quan tâm, tìm các phương pháp để học tốt. Các bài đọc hiểu thường đầy đủ nội dung, bao quát được các vấn đề đã học bao gồm từ mới và cấu trúc ngữ pháp. Sau khi học xong, học sinh có thể củng cố và nắm vững toàn bộ nội dung bài học. Phần đọc hiểu giúp học sinh hình thành nhiều kĩ năng quan trọng như: biết tóm tắt nội dung thông tin, biết chắt lọc những nội dung quan trọng, biết phản xạ trước những tình huống khác nhau liên quan đến bài đọc Thông thường, phần đọc hiểu trong sách Tiếng Anh 5 bao gồm: Read and tick (đọc và đánh dấu tích), Read and write T or F (đọc và viết đúng hoặc sai), GV: Trần Thị Hương Trà – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 5 Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 vụ khác như: Read and do the tasks, Read and tick T or F, Read and number the pictures, Read and answer Nếu bài đọc có hình ảnh rõ ràng và truyền tải được nội dung thì giáo viên có thể sử dụng trực tiếp hình ảnh đó. Nếu không giáo viên sẽ tìm hình ảnh phù hợp, liên quan đến nội dung bài học để giới thiệu cho các em. Sau đó, giáo viên sẽ cho học sinh khai thác bức tranh, sử dụng những câu hỏi quen thuộc với các em, liên quan đến nội dung cần truyền thụ và đặc biệt câu hỏi không được thách đố, phải rõ ràng, dễ hiểu giúp các em có thể trả lời được, bước đầu tạo sự tự tin cho các em. Ví dụ: 3. Read and answer (Unit 3: A birthday party – Tiếng Anh 5 ) Nhiệm vụ của học sinh là đọc hai tấm thiệp mời sinh nhật của bạn Lan Hương và bạn Peter Brown và trả lời 6 câu hỏi liên quan. Thay vì trực tiếp khai thác về tấm thiệp mời của 2 bạn, tôi sẽ kích thích trí tò mò của các em bằng cách đưa ra một tấm thiệp mời sinh nhật khác, chưa điền thông tin và dẫn dắt các em vào bài như sau: GV: Trần Thị Hương Trà – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 7 Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5 tìm. Giáo viên: (Chỉ vào trò chơi trốn tìm) Các em có biết đây là trò chơi gì không? Học sinh: Trò chơi trốn tìm ạ. Giáo viên: Trò chơi này thường chơi ở đâu ? Học sinh: Chúng em thường hay chơi ở sân trường, trong lớp học, hoặc trong nhà ạ. Giáo viên: Các em thường chơi với ai và chơi như thế nào? Học sinh bắt đầu kể, vì là trò chơi quen thuộc nên học sinh sẽ rất hứng thú để kể. Trò chơi có khoảng bao nhiêu người, hình thức chơi thế nào? Sau khi cho một vài bạn kể cách chơi, giáo viên chốt lại và nói: Vậy chúng ta thử xem các bạn trong sách có chơi trò trốn tìm giống chúng ta không nhé và cho các em mở sách ra đọc bài. Như vậy, giáo viên đã tạo ra cho các em một động lực để đọc bài và đặt ra nhiệm vụ cho các em khi đọc bài. Sau khi dẫn dắt vào bài, để các em đọc bài suôn sẻ, hiểu hết nội dung và không cảm thấy bế tắc khi gặp từ mới thì trước khi các em đọc bài, giáo viên giới thiệu từ mới (nếu có) hoặc ôn lại từ mới, các mẫu câu đã học có trong bài. - Sử dụng hình thức kể chuyện kết hợp hình ảnh minh họa. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này để kích thích sự hứng thú của học sinh khi vào bài, đồng thời kết hợp dạy từ mới và mẫu câu cho học sinh. Với tâm lí thích nghe, nhìn của học sinh, khi giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện kèm theo những hình ảnh minh họa cụ thể, những cử chỉ điệu bộ thể hiện nội dung câu chuyện sẽ thu hút được sự tập trung sự chú ý của học sinh, dẫn dắt các GV: Trần Thị Hương Trà – Đơn vị: Trường TH Trần Phú 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_phan_doc_hi.doc