Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 5

doc 27 trang thanh 18/02/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 5
 SKKN: Một số giải pháp “Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5”
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 PhÇn một: Thông tin tác giả 2
 PhÇn hai: Nội dung 2-22
 Chương I: Những vấn đề chung 2-6
 1. Khái quát tình hình cơ quan, đơn vị. 2
 2. Lí do của sáng kiến. 3-5
 3. Mục đích của sáng kiến. 5
 4. Phương pháp nghiên cứu. 6
 5. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí. 6
 Chương II: Néi dung cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm 6-20
 1. Thực trạng của sáng kiến. 7
 2. Nội dung sáng kiến. 8
 2.1 Giải quyết vấn đề. 10
 2.2 Khả năng áp dụng. 20
 2.3 Phạm vi, đối tượng áp dụng. 21
 2.4 Kết quả chuyển biến. 21
 Chương III: Kết luận chung và kiến nghị 21 - 23
 Tài liệu tham khảo 24
Trường TH&THCS Hòa Cuông - 1 - GV: Hà Thị Thanh Bình SKKN: Một số giải pháp “Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5”
 2. Lý do chän sáng kiến kinh nghiệm: 
 Thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hoá, toàn dân lại đang bước sang một 
nền văn minh mới. Vì vậy giáo dục đào tạo phải thích ứng với sự phát triển của 
thời đại. Có nghĩa là phải đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả 
về thể chất cũng như tinh thần, có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của 
cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục 
họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã 
hội, có sức khoẻ, biết lao độngmà cũng phải giáo dục họ biết nhìn nhận, phân 
biệt, thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. 
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng 
những âm thanh hết sức biểu cảm. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát 
từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn đó tạo nên những hình tượng âm nhạc có 
tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, làm rung động lòng người, hướng con người tới 
cái đẹp, cái tốt, cái chân thực. Với sức mạnh tiềm ẩn đầy lôi cuốn đó, hoạt động 
âm nhạc đã trở thành nhu cầu của mỗi con người. Vì vậy, giáo dục thẩm mĩ, 
trong đó có bộ môn Âm nhạc cho con người là không thể thiếu được.
 Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự 
phát triển xã hội, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói 
riêng đã được các cấp, các ngành có liên quan đặc biệt chú ý, quan tâm. Hệ 
thống chương trình đã liên tục được chỉnh lý, bổ sung và đã đưa các bộ môn 
nghệ thuật (trong đó có Âm nhạc) và coi đây là môn học bắt buộc. Trong nhà 
trường phổ thông, đặc biệt là ở tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em trở 
thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các 
em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh 
thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đú giúp các 
em học tốt các môn học khác, để làm phong phú vốn hiểu biết của các em, để 
các em ngày càng trở thành con người phát triển toàn diện hơn, như Bác Hồ 
kính yêu đã từng nói :
 “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Trường TH&THCS Hòa Cuông - 3 - GV: Hà Thị Thanh Bình SKKN: Một số giải pháp “Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5”
Thông qua phân môn Tập đọc nhạc, giáo viên nâng cao khả năng đọc nhạc chính 
xác, khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh. Giúp các em nhận biết khái niệm 
Âm nhạc, là phương tiện để tiếp thu các hoạt động âm nhạc. 
 Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn 
Âm nhạc trong trường Tiểu học hoặc việc gây hứng thú học môn âm nhạc. 
Nhưng trong môn Âm nhạc có phân môn Tập đọc nhạc, ngoài việc có năng lực 
cũng cần phải có sự tư duy: vừa đọc đúng tên nốt, vừa phải thể hiện đúng cao 
độ, trường độ, sau đó hát lời ca theo giai điệu đó, nên việc tạo hứng thú cho các 
em trong việc học Tập đọc nhạc cũng là vấn đề tôi đang và cần quan tâm. Vì đối 
với những em không có năng khiếu thì ngại hoặc sợ tập đọc nhạc. Làm thế nào 
để tất cả các em đều thích học tập đọc nhạc. 
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã lựa chọn vấn đề: Một số Giải 
pháp tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5. 
3. Mục đích nghiên cứu
- Từ thực tiễn và lý luận tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm gây hứng thú 
cho học sinh trong khi học phân môn Tập đọc nhạc, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy và học môn âm nhạc nói riêng, các môn học khác nói chung.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh để rút ra kinh 
nghiệm cho phù hợp.
- Đưa các biện pháp tạo hứng thú vào phân môn Tập đọc nhạc để giờ dạy đạt 
hiệu quả hơn.
- Khai thác tính khả thi và hiệu quả mà các biện pháp đem lại.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ và kĩ năng hoạt động của bản thân.
- Nắm vững cao độ và trường độ các bài Tập đọc nhạc để lựa chọn phương pháp 
phù hợp và hiệu quả.
 4. Ph­¬ng ph¸p dïng ®Ó tiÕn hµnh.
- Phân tích, tổng hợp.
Trường TH&THCS Hòa Cuông - 5 - GV: Hà Thị Thanh Bình SKKN: Một số giải pháp “Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5”
 Đối với học sinh lớp 5, các em đã có nhiều thay đổi về tâm sinh lý lứa 
tuổi, các em ngại biểu diễn hay vận động một bài hát trước đám đông và xem 
như môn Âm nhạc chỉ là một môn phụ. Cho nên việc hướng dẫn các em biểu 
diễn một bài hát hay và đẹp mắt đã là một vấn đề rất khó, việc hướng dẫn thực 
hiện tốt một bài Tập đọc nhạc càng khó hơn, bởi lẽ Tập đọc nhạc là một phân 
môn khó mà các em cần biết giải mã tất cả các tên nốt trước khi đọc bài. Đặc 
trưng của bộ môn nghệ thuật là phải tạo được sự hứng thú, say mê trong tiết học, 
tạo không khí lớp học vui tươi, thoải mái, tạo cho các em tính tự giác, tích cực 
hoạt động; vì vậy giáo viên là người vô cùng quan trọng trong việc xóa đi sự 
nặng nề của giờ học và thu hút sự chủ động tham gia của học sinh, giúp các em 
tự tìm kiếm kiến thức nhằm năng cao chất lượng giảng dạy. Tập đọc nhạc là nền 
tảng để các em hát đúng, chuẩn xác, đòi hỏi có thái độ nghiêm túc, đúng đắn. Vì 
vậy để các em có hứng thú học và học tốt, đòi hỏi ở người giáo viên về cách 
truyền đạt, phương pháp sáng tạo, sự thu hút, tạo hứng thú cho học sinh. Đây là 
quá trình đòi hỏi sự rèn luyện lâu dài, vững bền, mang tính căn bản và hệ thống. 
Giáo viên cần từng bước giúp các em thấy tự tin, nắm được kiến thức, kỹ năng 
cơ bản. Để từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài 
Tập đọc nhạc.
 Trên cơ sở lý luận đó, qua thời gian công tác tại trường cùng với việc điều 
tra thông tin về việc hứng thú học phân môn này. Bằng sự quan sát thực tế, tôi 
thấy hứng thú của các em dành cho phân môn chưa nhiều. Bởi bản chất của quá 
trình học Âm nhạc là tư duy trừu tượng. Đối với các em không có năng khiếu 
thường hay mất tập trung trong giờ học, các em còn rụt rè, lúng lúng khi cô giáo 
yêu cầu đọc bài tập đọc nhạc, hoặc còn khiêm tốn, sợ sai. Nhiều em còn ghi tắt 
tên nốt bên dưới để học thuộc lòng, để chống đối... Điều đó đã làm tôi quan tâm, 
làm thế nào để các em thích học phân môn này? Để giải quyết vướng mắc đó, 
ngoài những gợi ý trong sách hướng dẫn, tài liệu giảng dạy, tôi đầu tư thời gian 
tìm ra cách dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi tôi công tác. Vận dụng 
Trường TH&THCS Hòa Cuông - 7 - GV: Hà Thị Thanh Bình SKKN: Một số giải pháp “Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5”
nhưng nó cũng có đòi hỏi người học phải yêu thích nó, đam mê nó và có đôi 
chút năng khiếu, điều này không phải ai, học sinh nào cũng học được. Học môn 
Âm nhạc sẽ mang đến cho các em những giây phút thư giãn, thoải mái sau các 
tiết học căng thẳng. Thông qua những câu hát lời ca, những động tác vận động 
phụ hoạ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, 
cảm xúc của riêng mình, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, 
từng câu nhạc. 
 Âm nhạc không chỉ tác động tới tình cảm của học sinh mà đồng thời còn 
hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Các tác phẩm âm nhạc ca 
ngợi thiên nhiên đất nước, con người. Gợi ở học sinh tình yêu quê hương, yêu 
Tổ quốc, lòng kính yêu sâu sắc đối với Đảng, Bác Hồ, tình cảm với cha mẹ, thầy 
cô, lòng yêu quý, giữ gìn tình bạnNhững bài ca truyền thống giáo dục các em 
lòng biết ơn những người chiến sỹ đó chiến đấu, hy sinh anh dũng cho độc lập 
tự do của Tổ quốc. Mang lại cho các em ấn tượng sâu sắc về truyền thống cách 
mạng của nhân dân Việt Nam, hiểu được cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân 
tộc mình.Các tác phẩm âm nhạc nước ngoài, những bài đọc thêm giới thiệu 
một số danh nhân âm nhạc trên thế giới đã mở rộng tầm hiểu biết của học sinh 
về các dân tộc, các nước khác, giáo dục các em tinh thần, thái độ lao động nói 
chung và tinh thần, thái độ lao động nghệ thuật nói riêng. Bên cạnh đó còn giáo 
dục học sinh thái độ sống khiêm tốn, hoà nhập trong cộng đồng, vun đắp tình 
hữu nghị quốc tế
 Quá trình cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ của học 
sinh,
 đòi hỏi học sinh phải quan sát, chú ý, ghi nhớ và có độ nhạy bén. Trí tuệ học 
sinh phải hoạt động tích cực giúp các em tập trung nghe nhạc, so sánh độ cao 
thấp, dài ngắn của các âm thanh để nhận biết các hướng tiến hành của giai điệu. 
Trong quá trình tập hát cũng như tập đọc nhạc, trí nhớ của học sinh được rèn 
luyện bằng các thao tác tư duy trừu tượng. Các hoạt động âm nhạc liên tục luân 
Trường TH&THCS Hòa Cuông - 9 - GV: Hà Thị Thanh Bình SKKN: Một số giải pháp “Tạo hứng thú học phân môn Tập đọc nhạc lớp 5”
- Các bài tập đọc nhạc đều có lời ca, không dài quá 16 nhịp 2/4, 3/4.
- Các bài tập đọc nhạc lớp 5 có tiêu đề như sau:
 + Tiết 3: TĐN số 1 “Cùng vui chơi”
 + Tiết 5: TĐN số 2 “Mặt trời lên”
 + Tiết 11: TĐN số 3 “Tôi hát son la son” (Vũ Thanh)
 + Tiết 13: TĐN số 4 “Nhớ ơn Bác” (Phan Huỳnh Điểu)
 + Tiết 20: TĐN số 5 “Năm cánh sao vui” ( Hà Hải – Phong Thu)
 + Tiết 22: TĐN số 6 “Chú bộ đội” (Hoàng Hà)
 + Tiết 25: TĐN số 7 “Em tập lái ôtô” (Đoàn Phi)
 + Tiết 27: TĐN số 8 “Mây chiều” 
Các bài tập đọc nhạc lớp 5 hầu hết được viết ở nhịp 3/4 với tính chất nhịp 
nhàng, vừa phải. Cao độ dừng ở thang 5 âm, thấp nhất là đô 1, cao nhất là nốt la. 
Bài dễ đọc, tuy các âm có chỗ nhảy quãng 4 và quãng 5. Lời ca phù hợp với lứa 
tuổi của các em.
 + Bài số 4, số 5, số 6, số 7 đều được trích trong những bài hát mà các em đã 
quen giai điệu. Tuy nhiên có những quang cách xa như quãng 8, quãng 6, quãng 
5 và chuỗi âm liền bậc nhưng qua bậc hạ át mà các em cần được luyện tập kĩ.
 + Bài số 8 Mây chiều
 Vừa phải - nhịp nhàng
 Tiếng sáo diều vọng về qua luỹ tre.
 Trong mây chiều đàn chim én bay về.
 Bài tập đọc nhạc số 8 được viết ở nhịp 3/4 nhưng sẽ “phức tạp” hơn bài 
số 2 ở 2 ô nhịp đầu và quãng 4. Tiết tấu bài này cũng đơn giản, nhưng vẫn đòi 
hỏi phải được luyện kĩ về thang âm, các quãng và vững về loại nhịp 3/4. Để thực 
sự tạo được sự hứng thú trong một tiết dạy phân môn Tập đọc nhạc, trước hết 
giáo viên cần có sự say mê với tiết dạy và tạo hứng thú ngay từ khi bước vào lớp 
với một tinh thần thoải mái và nụ cười mến trẻ. 
Trường TH&THCS Hòa Cuông - 11 - GV: Hà Thị Thanh Bình 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_phan.doc