Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh) cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập làm văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh) cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh) cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập làm văn
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tư do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến huyện Hòn Đất Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày, Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) TT tháng, tác danh độ đóng góp năm sinh chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Văn Tấn 20/06/1986 Trường Giáo Cử nhân 100% TH&THCS viên Giáo Mỹ Thái dục Tiểu học Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh) cho học sinh lớp 5/1 trong giờ Tập làm văn ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Thái, năm học 2021-2022. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Văn Tấn, giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Thái. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tác nghiệp giáo dục (áp dụng sáng kiến này vào dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 5) - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 11/10/2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Tình trạng giải pháp đã biết: Học sinh trên địa bàn xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất hằng ngày còn gặp nhiều khó khăn trong việc đến trường, đặc biệt các em ít được tiếp xúc ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động trải nghiệm, quan sát trực tiếp. Đầu năm học 2021-2022, bản thân được phân công dạy lớp 5/1, ở điểm trường kênh 14. Lớp tôi giảng dạy có 40 em học sinh, trong đó có 16 học sinh nữ. Giảng dạy được một thời gian tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn khi các em viết văn tả cảnh sau: *Thuận lợi: Bản thân qua thực tế qua giảng dạy nhiều năm cho học sinh lớp 5 nói chung cũng như học sinh lớp 5/1 năm học 2021-2022 nói riêng, tôi nhận thấy học sinh lớp 5 ở giai đoạn này các em hay tìm tòi, học hỏi những điều mới mẻ, tính thơ ngây chân thực của cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thường ngày nên thuận lợi cho giáo viên truyền tải kiến thức. Chương trình phân môn học có tính phát huy khả năng chủ động học tập của học sinh. Nội dung, kiến thức môn học giúp các em rèn luyện kĩ năng làm hình thức dạy học khi dạy phân môn này, giúp học sinh phân tích đề bài tốt hơn trước khi làm bài văn tả cảnh. (40/40 em đạt tỉ lệ 100%). (ii) Giúp học sinh có kĩ năng diễn đạt câu văn đúng ngữ pháp và sử dụng dấu câu trong khi diễn đạt câu trong bài văn tả cảnh. (40/40 em đạt tỉ lệ 100%). (iii) Giúp cho các em học sinh rèn kĩ năng quan sát khi viết bài văn tả cảnh vật. (40/40 em đạt tỉ lệ 100%). (iv) Giúp cho các em viết văn tả cảnh có cảm xúc chân thật và có tính nghệ thuật. (40/40 em đạt tỉ lệ 100%). Nội dung các giải pháp: Tên các giải pháp: Để khắc phục những khuyết điểm và hoàn thành mục tiêu đã nêu như trên, bản thân đã sử dụng một số nhóm giải pháp như sau: (i) Giải pháp 1: Giáo viên đổi mới cách ra đề và nâng cao năng lực phân tích đề cho học sinh. (ii) Giải pháp 2: Rèn kĩ năng diễn đạt câu văn đúng ngữ pháp và sử dụng dấu câu trong khi diễn đạt câu trong bài văn tả cảnh (iii) Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng quan sát khi viết bài văn tả cảnh. (iv) Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả cảnh vật có cảm xúc chân thật và có tính nghệ thuật. Triển khai các giải pháp: (i) Giải pháp 1: Giáo viên đổi mới cách ra đề và nâng cao năng lực phân tích đề cho học sinh. Để kích thích hứng thú của các em, tôi mạnh dạn thay đổi cách ra đề giúp học sinh có định hướng rõ ràng khi viết, không mơ hồ khi bắt tay vào việc làm bài. Ví dụ: Thay vì yêu cầu học sinh tả một loài hoa mà em yêu thích nhất. Tôi mạnh dạn ra đề như sau: “Để lại sắc vàng trong nắng Cúc vẫy tay chào mùa thu Để lại hương nồng trong gió Ngọc lan khẽ bước qua mùa” Từ ý thơ trên, em hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất. Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn các em xác định những yêu cầu của đề bài, cần gạch dưới những từ ngữ trọng tâm gắn liền những câu hỏi để khai thác đề một cách chi tiết. Ví dụ: Hãy tả sân trường của em vào sáng thứ hai. Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi như: Đề bài thuộc thể loại nào? Tả những gì trên sân trường? Em tả những phần nào của cảnh sân trường? Khi gặp những trường hợp trên, tôi thường viết những câu văn này ra bảng phụ và đưa lên bảng lớp và hướng dẫn cho học sinh cả lớp trao đổi, sửa chữa: - Cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. - Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng, cây phượng. Tương tự như vậy, bằng những ví dụ cụ thể, tôi hướng dẫn và rèn liên tục, thường xuyên để tạo thói quen và giúp cho các em có một kiến thức vững chắc về diễn đạt câu và sử dụng dấu câu trong câu văn khi làm bài tập làm văn. (iii) Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng quan sát khi viết bài văn tả cảnh. Để hướng dẫn các em viết được bài văn miêu tả hay, sinh động, giàu hình ảnh,đòi hỏi người viết phải có vốn từ ngữ phong phú, phải có kĩ năng quan sát thật tinh tế. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh quan sát cảnh vật, tôi thường xuyên tổ chức cho các em quan sát đối tượng miêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với những bài văn tả cảnh đẹp quê hương, trường lớp,và tận dụng, khai thác tối đa các giác quan của học sinh khi quan sát như: Thị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác,Nhờ những gợi mở và những liên tưởng thú vị học sinh sẽ có nhiều chi tiết nổi bật để tả cảnh. Chẳng hạn khi học tiết Tập làm văn tuần 3 và tuần 4 sách hướng dẫn Tiếng Việt 5 tập 1: “Luyện tập văn tả cảnh”. Để học sinh tả được cơn mưa một cách chân thực, giàu hình ảnh, tôi đã dẫn học sinh ra ngoài lớp học cùng thầy trực tiếp đứng và quan sát cơn mưa, vậy bằng thị giác các em sẽ thấy được những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy hạt mưa rơi, thấy cây cối, con người (trước, trong và sau cơn mưa)... Bằng xúc giác các em cảm nhận thấy: Gió thổi làm xua tan cái nóng mà nhường chỗ cho luồng khí mát lạnh. Bằng thính giác các em nghe thấy tiếng gió thổi xào xạt trong từng tán lá, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng kêu của ếch nhái...mới khai thác hết được những cung bậc tình cảm trong tâm hồn non nớt của các em. Để từ đó dâng tràn một cảm xúc mãnh liệt, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng được các em thổi hồn vào bài văn. Cơn mưa như một hiện tượng vô tri, vô giác bỗng chốc trở thành kỉ niệm khó quên trong tâm hồn các em. Song song đó, tôi còn rèn cho các em kĩ năng sử dụng sổ tay để ghi chép lại những gì mình quan sát được làm cơ sở cho việc lập dàn ý bài văn. Để giúp các em có khả năng quan sát yếu, tôi thường đưa ra những bức tranh phong cảnh (tả bằng màu sắc hội hoạ) hoặc một cảnh vật cụ thể nào đó,để các em tập tả lại bằng văn. Ngoài ra, khi các em quan sát cảnh vật, tôi thường tìm đến và nêu những câu hỏi gợi ý để cùng các em chia sẻ, khám phá cảnh mình sẽ quan sát miêu tả: Em quan sát thấy những gì ? Em có thể dùng những từ ngữ nào để miêu tả chúng?... Để hướng dẫn quan sát cảnh vật, tôi thường lưu ý cho các em: khi quan sát cần quan sát tỉ mỉ. Muốn tìm ra được cái mới, cái riêng, sự sáng tạo của cảnh vật để đưa vào bài văn của mình cần viết, các em phải quan sát kĩ, quan sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa sẽ không tìm ra ý hay cho bài văn. Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung như: Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời sự tinh tế của nhà văn khi khéo léo sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh để thể hiện sự đáng yêu của cây hoa Ti gôn. Cây cối trong khu vườn cùng chung sống quấn quýt bên nhau tạo thành một quần thể sinh vật có sự giao thoa nhau bằng tình cảm như những con người trong một gia đình. Người viết không chỉ khéo léo sử dụng hàng loạt những biện pháp tu từ mà còn táo bạo sử dụng hàng loạt động từ mạnh: “Bật ra, xòe ra” để miêu tả sức sống mãnh liệt, sự sinh sôi nảy nở của cây cối trong vườn. Từ đó các em thấy được ích lợi của cây cối, thiên nhiên xung quanh mình. Mảnh vườn nhỏ đã mang đến cho ngôi nhà Thu một bầu không khí trong lành và một khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Tình yêu thiên nhiên sẽ tự nảy nở và lớn lên trong tâm hồn các em một cách tự nhiên mà không hề gượng gạo, áp đặt. Chính sự hình thành và bồi dưỡng cảm xúc đó là thể hiện được tình cảm chân thật của mình trong từng câu, từng đoạn, tình cảm có thể là yêu, ghét chân, thiện mĩ. Để học sinh viết văn miêu tả cảnh vật có cảm xúc chân thật và có tính nghệ thuật, tôi luôn coi trọng những sản phẩm của các em làm ra, dù những sản phẩm đó chưa thực sự hoàn hảo như ta mong đợi. Nhưng không có nghĩa là chúng ta dễ dãi đối với cái sai của học sinh. Chẳng hạn: Khi miêu tả về con đường đến trường có em đã nói lên cảm xúc của mình như sau: “Con đường trơn, nhiêu ổ gà, người đi đường than thở. Xe chạy bắn nước tung tóe lên người đi đường làm bẩn hết bộ quần áo đẹp của em. Con đường này thật đáng ghét”. Đây là cảm xúc dù rất thực của học sinh, vì thế tôi hướng dẫn và uốn nắn ngay cho các em biểu hiện thái độ tế nhị kín đáo phù hợp khi diễn đạt, chỉ ra những thiếu sót và hướng cho các em tự sửa chữa như: “Con đường từ nhà đến trường tuy trơn và nhiều ổ gà nhưng em tin một ngày không xa các bác, các cô chú lãnh đạo sẽ cùng nhân dân tu sửa và làm đẹp lại nó để chúng em hàng ngày đến trường được thuận tiện hơn”. Để giúp học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc trong quá trình miêu tả, chưa viết được câu văn có hình ảnh, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ đã học vào việc viết văn tả cảnhTôi thường xuyên ôn tập các biện pháp tu từ và cho học sinh tập đặt các câu có sử dụng biện pháp tu từ. Với mỗi một bài văn miêu tả, tôi thường đặt những câu hỏi gợi ý về cảm xúc để dẫn dắt các em như: Em cảm thấy điều gì? Em cảm thấy như thế nào? Em nghĩ gì về khung cảnh này? Em nhớ đến điều gì?... Ngoài ra, khi các em làm bài, tôi nhẹ nhàng gợi ý từ từ để giúp các em tập vận dụng và diễn đạt vào bài làm của mình. Hoặc khi phát hiện các em biết cách diễn đạt, cách dùng từ ngữ, ý văn hay, tôi sẽ động viên, khích lệ các em tiếp tục phát huy. - Những thông tin cần được bảo mật: Không. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Về phía giáo viên: Đòi hỏi giáo viên phải là người có sự tâm huyết với việc rèn học sinh viết văn tả cảnh và phải có thời gian thực hiện bền bỉ, lâu dài. Đặc biệt nên động viên học sinh ngay cả khi viết tốt, chưa được tốt. Cần thay đổi quan niệm về trật tự, kỷ luật trong học tập: thay đổi theo hướng cho phép các em tự do hơn. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Bảng 1 BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHI CHƯA ÁP DỤNG GIẢI PHÁP Học sinh trên địa bàn xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất hằng ngày còn gặp nhiều khó khăn trong việc đến trường, đặc biệt các em ít được tiếp xúc ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động trải nghiệm. Đầu năm học 2021-2022, bản thân được phân công dạy lớp 5/1, ở điểm trường kênh 14. Lớp tôi giảng dạy có 40 em học sinh, trong đó có 16 học sinh nữ. Giảng dạy được một thời gian tôi nhận thấy các em có khó khăn sau khi viết văn tả cảnh: Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Tổng số % Tổng số % Số học sinh có năng lực phân tích 18 45% 22 55% đề bài khi viết văn. Số học sinh biết diễn đạt câu văn 24 60% 16 40% đúng ngữ pháp Số học sinh có kĩ năng quan sát khi 15 25 62,5% 37,5% viết bài văn tả cảnh Số học sinh viết bài văn tả cảnh có 21 cảm xúc chân thật và có tính nghệ 19 47,5% 52,5% thuật. Qua nội dung khảo sát và các số liệu trên ta thấy: Học sinh phân tích đề bài chưa có kĩ năng, chưa có kĩ năng diễn đạt câu văn đúng ngữ pháp và sử dụng dấu câu khi đặt câu văn để miêu tả cảnh vật. Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật,khả năng quan sát của học sinh không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn thiếu định hướng, thiếu tinh tế. Chính vì vậy, học sinh chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp, nên nội dung câu văn các em diễn đạt còn thiếu tính chân thực chưa thu hút được người đọc người nghe. XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_viet_van.docx