Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

doc 46 trang thanh 12/11/2023 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu 
tả cho học sinh lớp 5
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 5
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Lương Thị Dung nữ
 Ngày/ tháng/ năm sinh: 20/ 12/ 1974
 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh 
Môn – Hải Dương.
 Điện thoại: 01299185956
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh
 Xã: Lê Ninh – Huyện : Kinh Môn – Tỉnh: Hải Dương
 Điện thoại: 03203823181
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5C trường Tiểu học Lê Ninh
 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ 
chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng 
dạy môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt phần dạy về các bài văn miêu tả; có lòng 
nhiệt tình, say mê giảng dạy. 
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2016 - 2017
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG 
 SÁNG KIẾN
 Lương Thị Dung
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD& ĐT
 1 3. Nội dung sáng kiến
 Nội dung sáng kiến có đề cập đến thực trạng vấn đề dạy và học văn miêu 
tả cho học sinh lớp 5. Sáng kiến chỉ rõ được những khó khăn đối với giáo viên 
và học sinh khi dạy và học văn miêu tả, tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn 
đến những khó khăn. Từ đó đưa ra được những giải pháp, biện pháp thiết thực 
nhằm tháo gỡ những khó khăn, nâng cao năng lực viết văn miêu tả cho học 
sinh. Cái mới của sáng kiến là đưa ra được những giải pháp đối với giáo viên 
và học sinh theo từng nhóm đối tượng dựa trên năng lực nhận thức của các em 
để nhằm giảm độ khó cũng như phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Sự 
sáng tạo của sáng kiến là đưa ra những giải pháp nhằm kích thích học sinh tích 
cực trong học tập, tạo tâm lí thoải mái, hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết 
học. Sáng kiến có thể áp dụng được rộng rãi đối với tất cả các kiểu bài văn 
miêu tả ở lớp 4, 5 và có thể áp dụng phù hợp với các đối tượng học sinh trong 
lớp nhằm nâng cao năng lực viết văn cho mọi đối tượng học sinh.
 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
 Qua việc áp dụng giảng dạy thực nghiệm trên lớp, tôi nhận thấy những giải 
pháp mà sáng kiến đưa ra đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh tháo gỡ khó 
khăn, nâng cao chất lượng viết văn miêu tả. Các tiết Tập làm văn đã diễn ra nhẹ 
nhàng, thoải mái hơn, không còn là nỗi lo lắng đối với giáo viên và học sinh. Hầu hết 
học sinh đã có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, các em cơ bản nắm được bố 
cục của một bài văn miêu tả, biết cách quan sát và lựa chọn chi tiết cho bài văn miêu 
tả. Đặc biệt nhiều em đã biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, câu văn giàu hình ảnh 
trong miêu tả để bài văn mang sắc thái riêng, sinh động và hấp dẫn hơn.
 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
 - Giáo viên cần nắm vững mục tiêu của từng tiết dạy, thấy được sự liên 
hệ giữa các kiến thức trong bài dạy .
 - Nắm vững nội dung chương trình, xác định đúng mục tiêu, chuẩn kiến 
thức kĩ năng của từng bài.
 - Nắm vững đặc điểm trình độ học sinh lớp mình dạy, xác định rõ từng 
đối tượng học sinh trong lớp.
 3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 Tập làm văn là một phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu 
học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy Tập 
làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho 
học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong 
cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học 
và phân môn khác của môn Tiếng việt cung cấp cho các em một hệ thống các 
kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện 
các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ 
thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn Tập 
làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình ... đã thể hiện những hiểu biết 
thực tế, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn 
Tập làm văn. 
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 4, 5 bậc Tiểu học, thể loại văn miêu 
tả chiếm vị trí quan trọng, là một trong những nội dung chủ yếu của phân môn 
Tập làm văn. Các kiểu bài miêu tả giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con 
người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó 
giúp các em có tâm hồn văn học, có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống 
con người. 
 Bài tập làm văn nói chung và bài văn miêu tả nói riêng ở lớp 5 là sản 
phẩm của sự vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng tiếp nhận trong quá 
trình học tập, từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho 
học sinh. Kết quả cuối cùng của dạy Tập làm văn là hiệu quả của những bài 
văn. Do nhận thức nổi bật của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể, khả năng diễn 
đạt của các em còn hạn chế. Vì vậy, Tập làm văn là môn học khó học đối với 
học sinh, khó dạy đối với giáo viên. Mặc dù các đề bài tập làm văn ở sách giáo 
khoa đưa ra đã được chọn lọc rất kĩ càng, nội dung yêu cầu gần gũi và sát thực 
với đời sống, học tập, lao động và sinh hoạt của các em. Các đề bài văn miêu tả 
được sắp xếp có hệ thống (theo dạng mở). Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy 
 5 Bài tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, 
góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới 
mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
 Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ 
năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và 
học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững 
chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
 Dạy Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Nó góp 
phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận 
lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học 
khác. Nếu như các môn học và các phân môn khác của Tiếng Việt cung cấp 
cho các em hệ thống các kiến thức, kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết) thì phân môn 
Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức rèn luyện các kĩ 
năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn. Nó góp phần mở rộng 
vốn sống, rèn luyện tư duy lô gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm 
xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
 Các kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí quan 
trọng trong sáng tác văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày bởi lẽ: 
muốn mọi người hiểu biết, nhận ra những điều mình đã thấy, chúng ta phải biết 
miêu tả. Dạy học sinh biết cách làm văn miêu tả sẽ giúp cho các em phát triển 
và mở rộng vốn từ, tập vận dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biện pháp tu từ (so 
sánh, nhân hóa) làm cho câu văn, bài văn sinh động, hấp dẫn, bồi dưỡng các 
em tình cảm yêu mến sự vật xung quanh ta ( kể cả con người). Từ đó góp phần 
hình thành nhân cách của các em.
 Chính những văn bản nói và viết mà các em có được từ phân môn Tập làm 
văn đã thể hiện được những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng tiếng 
Việt mà các em đã được học ở môn Tiếng Việt và các môn học khác. Sản phẩm 
của bài văn miêu tả là các bài văn viết hoặc nói trong chương trình sách giáo 
khoa quy định. Để làm được các bài tập này đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng 
nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng lựa chọn các hình ảnh, 
 7 cách miêu tả.
 + Viết một đoạn văn miêu tả từng phần hoặc hoàn chỉnh đoạn văn theo 
dàn ý cho trước.
 + So sánh các cách mở bài, kết bài, viết đoạn mở bài, đoạn kết bài cho 
bài văn theo yêu cầu.
 + Viết bài văn miêu tả theo đề bài cho trước.
 Một vấn đề khó cho học sinh giải quyết các bài tập là các tiết học trong 
chương trình thiếu sự liền mạch.
 - Các tiết luyện tập viết bài văn còn ít, chỉ có 1 tiết luyện tập rồi sau đó 
kiểm tra do vậy kĩ năng liên kết đoạn viết bài của học sinh còn hạn chế.
 3.2. Khảo sát phương pháp dạy học qua Sách giáo viên (SGV).
 SGV là một trong những loại tài liệu quan trọng cho giáo viên tham khảo 
nó đã trở thành cuốn cẩm nang trong dạy học đối với không ít giáo viên. 
Nhưng trên thực tế khảo sát, nghiên cứu SGV nội dung phần tập làm văn, tôi 
nhận thấy sách giáo viên phần lớn chỉ đưa ra lời giải cho các bài tập chứ chưa 
chỉ rõ con đường, cách thức để giúp cho HS hoàn thành bài tập đó. Có những 
bài sách giáo viên chỉ nêu các hoạt động (cá nhân, nhóm) hoặc nêu các công 
việc có tính chất thường xuyên ở các tiết học như:
 + Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập.
 + Giáo viên hỏi học sinh về yêu cầu bài tập.
 + Học sinh làm bài.
 + Học sinh trình bày.
 + Lớp, giáo viên nhận xét.
 Tất cả chỉ là một khung chung cho đại đa số các bài tập, bởi vậy mà giáo 
viên không tự đưa ra lời hướng dẫn gợi ý cụ thể và vì vậy chỉ có một số ít học 
sinh có thể đưa ra các lời giải.
 SGV mới chỉ đưa ra những đoạn văn mẫu mang tính chất tiêu biểu chứ 
chưa quan tâm đến trình độ học sinh có thể đạt tới. Chính vì vậy mà không ít 
giáo viên cũng coi đó là cái mẫu chuẩn để gò ép học sinh theo mẫu và dẫn đến 
 9 - Vốn từ ngữ của học sinh chưa phong phú, các em không biết dùng từ 
ngữ gợi tả, gợi cảm thậm chí còn dùng từ lặp lại khi miêu tả. Vốn từ ngữ của 
các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. Các em chưa 
biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
 - Sự diễn đạt còn nhiều hạn chế dẫn đến bài văn, đoạn văn chỉ là sự liệt 
kê những đặc điểm của đối tượng miêu tả. Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài 
dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một 
vài chi tiết cụ thể nổi bật.
 - Học sinh học rất nhiều kiến thức mới, trong khi đó trình độ của các em 
thì hạn chế, một số em còn ngại suy nghĩ, chép đáp án mẫu, sao chép bài mẫu 
của người khác. Với cách làm bài ấy các em không cần biết đến đối tượng miêu 
tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về đối tượng được tả.
 - Học sinh miêu tả hời hợt, chung chung không có một sắc thái riêng biệt 
nào đối với đối tượng miêu tả. Vì thế bài làm ấy không sâu sắc, đọc lên thấy 
mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu lại do kinh nghiệm sống của mình, không biết 
cách quan sát nên không có được nhận xét gì cụ thể.
 - Bài viết của học sinh còn mắc lỗi chính tả.
 3.3.2.2. Về phía giáo viên
 - Trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên còn hạn chế, bài giảng lệ 
thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường 
trình bày bài giảng dập khuôn máy móc theo các công việc có tính chất thường 
xuyên ở các tiết học. 
 - Phương pháp dạy học của một số giáo viên vẫn còn theo kiểu đồng loạt 
tiến hành lần lượt theo thứ tự các bài tập trong sách giáo khoa mà chưa chú ý 
đến từng đối tượng học sinh, dẫn đến tình trạng học sinh bị gò ép kiến thức sao 
chép theo mẫu một cách máy móc.
 - Tài liệu tham khảo của giáo viên còn ít nên giáo viên khó có thể tìm 
được biện pháp dạy tốt. 
 11 trình dạy - học một thể loại văn miêu tả.
 Dạy- học văn miêu tả thường theo một quy trình như sau: Dạy quan sát- 
sắp xếp ý, lập dàn bài - dạy làm phần mở bài, kết bài - làm bài viết - trả bài. 
Những nội dung quan sát, lập dàn bài, làm miệng ở lớp 5 thường được lồng vào 
trong tiết luyện tập. Đó là quy trình đầy đủ khi dạy văn miêu tả. Tuy nhiên ở 
một số thể loại văn miêu tả, do thời gian hạn chế nên có thể lược bỏ một bước 
nào đó.
 Để dạy tốt loại bài này thì quy trình trên được đặt vào hệ thống chung khi 
phân tích, xem xét và đánh giá. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được thái độ 
nôn nóng, vội vàng dẫn đến tham lam, nhồi nhét trong giảng dạy. Chúng ta sẽ 
thấy yên tâm hơn trước kết quả cụ thể của từng tiết học. Nói cách khác mỗi tiết 
học cần được tiến hành tới mức tốt nhất việc thực hiện các yêu cầu và nội dung 
đã đề ra. Tuy nhiên làm thế nào để nắm được mục tiêu, yêu cầu và nội dung 
từng tiết dạy, đòi hỏi người giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa để hiểu 
được dụng ý của người viết sách. Khi xác định mục tiêu tiết dạy, giáo viên cần 
kết hợp giữa sách giáo khoa, sách giáo viên và điều chỉnh nội dung dạy học. 
Việc xác định đúng mục tiêu, yêu cầu và đặt các tiết học trong một quy trình sẽ 
góp phần giúp các em hiểu lí thuyết, hình thành các kĩ năng làm một thể văn 
miêu tả.
 4.2. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi học bài mới:
 Đây là một khâu quan trọng không thể thiếu, là yếu tố quyết định phần lớn 
sự thành công trong tiết dạy. Những nội dung học sinh cần chuẩn bị gồm:
 4.2.1. Ôn lại các kiến thức kĩ năng có liên quan, xem trước những yêu cầu 
cần làm trong tiết học để bước đầu định hướng những công việc mình sẽ làm 
trong giờ học.
 VD: Khi dạy về cấu tạo bài văn tả cảnh thì yêu cầu HS ôn lại cấu tạo của 
bài văn miêu tả ở lớp 4; khi học cấu tạo bài văn tả người thì yêu cầu HS xem lại 
kiểu bài tả cảnh đã học từ đó các em thấy được mối liên hệ giữa cấu tạo, các 
cách mở bài, kết bài của các kiểu bài văn miêu tả. 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_v.doc