Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả

doc 15 trang thanh 09/01/2024 2061
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với 
học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết 
trong giao tiếp hàng ngày. Dạy - học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ 
năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt 
hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên, nó tích hợp nhiều mảng kiến thức một cách toàn diện 
về văn học, khoa học, xã hội và vốn sống, vốn hiểu biết của người học nên đây 
là một phân môn có thể nói là khó nhất trong chương trình học, đòi hỏi người 
học phải biết biến tấu những mảng kiến thức đó thành những kĩ năng kĩ xảo như 
việc dùng từ đặt câu, cách dựng đoạn, cách liên kết các đoạn với nhau để tạo 
thành một văn bản thực thụ. Riêng học sinh lớp 5 được dạy các kĩ năng về kể 
chuyện, miêu tả người, cảnh vật. Bên cạnh đó, học sinh còn được rèn kĩ năng 
thuyết trình, trao đổi, làm báo cáo thống kê và nâng cao các kĩ năng viết thư, 
điền vào giấy tờ in sẵn đã hình thành từ các lớp dưới. Trong đó, văn miêu tả 
chiếm thời lượng rất nhiều so với quỹ thời gian. Trong giảng dạy, không ít giáo 
viên còn băn khoăn một số công đoạn để hoàn thiện bài văn, đó là phần mở bài, 
kết bài ; mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. 
Đây là một nội dung hoàn toàn mới mẻ đối với giáo viên. Trong khi đó, sách 
giáo khoa và các tài liệu dạy học chỉ cung cấp cho giáo viên một số kiến thức sơ 
đẳng về khái niệm các cách mở bài, kết bài nên khi lên lớp giáo viên còn lúng 
túng, gặp nhiều vướng mắc. Để bài viết của các em đạt hiệu quả cao đòi hỏi cả 
người dạy và người học hiểu được khái niệm, cấu tạo của từng phần trong dàn 
bài văn miêu tả. Trong đó, phần kết bài là một trong những yếu tố quan trọng 
giúp học sinh kết thúc vấn đề một cách nhẹ nhàng, là lời nhắn gửi, lưu lại ý 
tưởng của bài văn, mang theo cảm xúc sâu sắc, trong lòng còn giữ lại những kí 
ức đẹp đẽ và tạo ấn tượng cho người đọc. Xuất phát từ những yếu tố vừa nêu 
trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 viết đoạn kết 
bài trong bài văn miêu tả” xin được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Giúp học sinh lớp 5:
 - Biết những ưu điểm và hạn chế của mình khi viết đoạn kết bài trong bài 
văn miêu tả và có biện pháp tốt cho việc viết đoạn văn kết bài.
 - Có tiền đề viết tốt văn miêu tả ở các lớp sau.
 2. Giúp giáo viên:
 1 PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lí luận: 
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, kiểu bài văn miêu tả chiếm một 
thời lượng khá lớn nhằm củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn 
miêu tả thông qua những loại bài cụ thể (văn tả cảnh, tả người,...); ôn tập lại 
những loại bài văn miêu tả đã học ở lớp 4. Mà ta đã biết: Miêu tả là phải dùng 
ngôn ngữ, lời văn sống động có hình ảnh làm hiện ra trước mắt người đọc, người 
nghe bức tranh cụ thể về một đối tượng mà mình miêu tả chứ không phải đưa ra 
những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng. Tuy nhiên hình 
ảnh một cánh đồng, một đòng sông, một gốc đa,... mà văn miêu tả gợi ra, chứ 
không phải là bức tranh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về. Nó là sự kết 
tinh của nhận xét tinh tế, những cảm xúc sâu sắc từ đáy lòng người viết khi quan 
sát cuộc sống. Văn miêu tả được học nhiều ở bậc Tiểu học (đặc biệt ở lớp 4 và 
lớp 5) vì nó phù hợp với nhận thức của học sinh ở lứa tuổi này, góp phần phát 
triển ngôn ngữ và giáo dục tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, 
hình thành nhân cách cho học sinh.
 Trong dạy Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, việc dạy cho học 
sinh viết mở bài, xây dựng các đoạn thân bài là quan trọng, thì việc giúp học sinh 
viết đoạn kết bài cũng là khâu không kém phần quan trọng, đòi hỏi học sinh phải tư 
duy linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các cách 
viết khác nhau để nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về đối tượng mình miêu tả. Kết 
bài có nhiệm vụ nêu cảm xúc, suy nghĩ ấn tượng tốt đẹp của đối tượng miêu tả ở 
thân bài. Kết bài đòi hỏi ngắn gọn, ít ý nhưng phải rõ ràng, kết lại nội dung, không 
lan man rộng dài. Nếu kết bài nói đâu đâu tách rời thân bài thì nội dung cả bài văn 
cũng vô nghĩa chẳng để lại ấn tượng cho người đọc, người nghe.
 Kết bài có hai cách: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. 
 Kết bài không mở rộng là kết thúc vấn đề mình đã tả. Với kiểu kết bài 
này, học sinh bình thường cũng dễ dàng làm được đúng yêu cầu. 
 3 Dạy viết văn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên, mỗi 
nhà trường. Trong giáo dục, trẻ em ở nơi này, nơi khác có khác nhau về điều 
kiện sống và học tập nhưng trong các em đều có khả năng viết văn.
 Tuy quan trọng như vậy nhưng qua dạy học và tìm hiểu thực tế của học sinh 
lớp 5 tôi thấy hầu hết các em chưa hiểu cách viết kết bài, phần lớn thường viết rập 
khuôn theo mẫu, lời văn thiếu hình ảnh. 
 Chẳng hạn khi dạy bài: Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài) 
tuần 8, yêu cầu học sinh luyện hai cách viết kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài 
không mở rộng đã học ở lớp 4. Nhưng khi vận dụng viết một đoạn kết bài cho 
bài văn: Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hầu hết các em viết kết 
bài không mở rộng: “Con đường từ nhà em đến trường là thế đấy”.
 Hoặc “Con đường từ nhà đến trường thật thân thiết với em”.
 Đối với kết bài mở rộng học sinh viết: “Để con đường mãi đẹp, em sẽ giữ con 
đường luôn sạch sẽ”. Hoặc “Em sẽ bảo các bạn phải giữ con đường luôn luôn sạch 
đẹp”. Bên cạnh đó một số em viết kết bài mở rộng nhưng lại đi xa đối tượng mình miêu 
tả. 
 Với đề bài trên, qua khảo sát lớp 5A có kết quả như sau:
 Mức độ trung 
 Số Mức độ tốt Mức độ khá Mức độ yếu
 Lớp bình
 HS
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 5A 33 4 12,1% 7 21,2% 13 39,4,4% 9 27,3%
 Nhưng cũng với đề bài trên ở mức độ cao hơn là yêu cầu học sinh viết 3 
đến 4 cách kết bài khác nhau thì hầu hết học sinh không viết được.
 Kết quả khảo sát học sinh khá giỏi như sau:
 Số Viết được một Viết được hai Viết được ba Viêt được bốn 
 HS kết bài kết bài kết bài kết bài
 Lớp
 khá 
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 giỏi
 5A 12 6 50% 4 33% 2 17% 0 0%
 5 Ví dụ 2: Vừa nói lên tình cảm yêu quý con đường của bạn học sinh, ca ngợi 
công ơn của các cô bác công nhân và những hành động thiết thực để thể hiện tình 
cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
 Ví dụ 3: Khẳng định cây đa là biểu tượng của làng mình và lòng tự hào về 
nó mỗi khi đi xa.
 Ví dụ 4: Vừa nói lên tình cảm yêu quý cây đa của tác giả, vừa nhắc lại 
những kỷ niệm tuổi ấu thơ gắn với cây đa.
 Giáo viên: Trong các ví dụ trên, kết bài nào là mở rộng, kết bài nào là không mở 
rộng?
 - Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng khác nhau ở chỗ nào?
 - Ở ví dụ 1, ví dụ 2 mục đích đều khẳng định tình cảm của mình với con 
đường nhưng em thấy đoạn kết bài nào hay hơn? Vì sao?
 Giáo viên chốt: Ở ví dụ 2 và ví dụ 4 ta thấy kết bài hay hơn ví dụ 1 và ví dụ 3 
vì nó còn nói lên được tình cảm, tác dụng, ý nghĩa của cây đa, con đường đối với 
mình và mọi người, đồng thời cũng nêu lên được những việc làm thể hiện tình cảm 
đó. Với những câu văn có hình ảnh, có cảm xúc đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người 
đọc.
 2. Dựa vào các gợi ý cho sẵn giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn kết 
bài mở rộng
 Ví dụ: Dựa vào 3 gợi ý sau đây hãy viết ba đoạn kết bài khác nhau cho bài 
văn: Tả cây bàng ở sân trường.
 a. Em rất yêu cây bàng ở trường em.
 b. Cây bàng có rất nhiều ích lợi. Em xem nó là người bạn.
 c. Mai đây, phải rời xa mái trường Tiểu học thân yêu, em vẫn không sao 
quên được hình ảnh cây bàng giữa sân.
 Giáo viên dẫn dắt học sinh viết kết bài bằng hệ thống câu hỏi: 
 - Cả 3 gợi ý trên đều nhằm mục đích gì? (nói lên tình cảm gắn bó với cây 
bàng)
 7 năm tới. Chúng em cũng từ giã những ngày vui chơi bổ ích để đón mừng một 
năm học mới.
 Ví dụ 2: Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng 
hồ reo đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc đến trường. Nhiều lúc 
ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: “Chú mày ơi, ta yêu chú 
mày lắm! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc!”
 Ví dụ 3: Mùa xuân này đến sớm, hoa bằng lăng nở rộ. Em đã bước sang học 
kỳ 2 lớp 5. Nhìn hoa bằng lăng tím hồng, em càng thấy con đường tuổi thơ thêm hữu 
tình, em càng thêm yêu ngôi trường Tiểu học. 
 Giáo viên cho học sinh nhận xét:
 - Ba ví dụ trên kết bài được bắt đầu bằng những từ nào? (Mùa hè, mỗi 
sớm, mùa xuân)
 - Ba từ đó chỉ gì? (Thời gian, thời tiết)
 - Để kết bài bằng cách nêu thời gian, thời tiết ta dùng những từ ngữ nào? 
(sáng, chiều, mùa xuân, mùa hè, hè năm ngoái, mai sau,...)
 Giáo viên chốt: Kết bài có thể bắt đầu bằng cách nêu thời gian, thời tiết. 
Mở đầu bằng các từ: Sáng, chiều, mùa xuân, mùa hè, hôm nay, mai sau,...
 Giáo viên cho học sinh luyện viết kết bài bằng cách nêu thời gian, thời 
tiết.
 3.2. Kết bài bằng cách nêu địa điểm miêu tả
 Giáo viên đưa ra một số ví dụ: 
 Ví dụ 1: Đầu làng em, nơi có gốc đa già toả bóng. Nơi chúng em vui chơi những 
trưa hè, nơi tìm về của những đứa con xa quê. Cây đa chính là niềm tự hào của người 
dân quê em.
 Ví dụ 2: Giữa sân trường đối diện với văn phòng là cây dừa lửa. Cây dừa đã 
đứng ở đây từ bao giờ chẳng ai rõ. Nhưng biết rằng chúng tôi luôn nhớ về trường 
với hình ảnh: Cùi dừa trắng thơm, cốc nước mát ngọt lừ. Cây dừa đã làm cho cảnh 
trường tôi thêm đẹp.
 Cho học sinh nhận xét:
 9 Nghé cày giúp mẹ, nghé nên thân người.”
 Con nghé hoa hiền lắm, đáng yêu lắm. Mai kia, nó sẽ lớn lên, biết kéo cày 
bừa giúp trâu mẹ. Nó sẽ lớn lên cùng tuổi thơ của em.
 Ví dụ 2: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh
 Thầy u mình với chúng mình chân quê.”
 Đúng vậy, cây chanh đã mang đậm tình quê. Lá chanh làm hương vị bữa 
ăn thêm đậm đà của thú phong lưu đồng ruộng. Cô gái quê muời bảy, mười tám 
tuổi, tóc dài đen nhánh, gội đầu bằng lá chanh trước lúc đi chơi. Chao ôi! Cây 
chanh đã gắn liền với cuộc sống người dân quê từ bao giờ.
 Ví dụ 3: “Cỏ là tóc rối bời của đất
 Đất gửi tình yêu cho hương cỏ ngọt ngào”
 Thật đúng thế! Cứ bốn mùa mặt đất không khi nào vắng cỏ. Cỏ sữa, cỏ mật bao 
phủ khắp nơi. Con nghé ọ, con bê vàng nhởn nhơ trên đồng cỏ. Không có đồng cỏ, 
thảm cỏ thì tiếng sáo diều của trẻ chăn trâu bay về đâu? Sẽ ra sao khi trên trái đất 
không còn một loài cây tên là cỏ? Tuổi thơ của em lớn lên từ thảm cỏ.
 - Kết bài ở ví dụ 1 để nói gì? (suy nghĩ của người tả về chú nghé)
 - Kết bài ở ví dụ 2 mục đích gì? (sự gắn bó của cây chanh với người dân 
quê)
 - Kết bài ở ví dụ 3 mục đích gì? (suy nghĩ của người viết về thảm cỏ)
 - Ba kết bài này có điểm gì giống nhau? (đều kết bài bắt đầu bằng các câu thơ, câu ca 
dao)
 Giáo viên chốt: Ngoài các cách kết bài trên thì kết bài bắt đầu bằng các câu 
thơ, câu ca dao cũng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, gây cảm xúc bất ngờ cho người 
đọc.
 3.5. Kết bài bằng cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm.
 Ví dụ 1: Tre đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Đó là người bạn tâm 
tình của nhiều thế hệ. Người làng tôi, ai đi xa cũng nhớ về cây tre, nhớ về luỹ tre 
làng xanh mát yêu thương, nơi ghi lại không biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp của một 
thời thơ ấu.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_v.doc