Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn

doc 14 trang thanh 21/10/2023 2950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT 
 PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Phân môn Tập làm văn rất quan trọng trong chương trình dạy học ở Tiểu 
học, nó không chỉ giúp cho các em hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà 
còn rèn cho các em khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn 
hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và 
năng động.
 Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy rằng đa số các em biết làm một 
bài văn hoàn chỉnh nhưng trong quá trình làm bài văn các em chưa biết dùng biện 
pháp tu từ so sánh, nhân hóa cả biện pháp liên tưởng vào các bài văn. Trong cách 
làm bài của các em chưa sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn văn mặc dù kiến thức 
này đã được học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn chưa có sự liên kết chặt chẽ, 
không theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy, bài văn của các em thường miêu 
tả lung tung, không theo một thể thống nhất. Lúc này đây các em muốn đòi hỏi ở 
người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say mê, để động viên bồi 
dưỡng các em trở thành học sinh có năng khiếu, những nhân tài có tâm hồn văn 
học. Chính vì những lý do trên tôi xin trình bày: “Một số giải pháp giúp học sinh 
lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo.
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG
 1. Thuận lợi
 - Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 được biên soạn theo các quan điểm dạy 
giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh. 
 - Sách giáo viên không trình bày kiến thức bằng những kết quả cho sẵn mà 
xây dựng hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức.
 - Giáo viên được dự giờ thăm lớp và tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, 
hội giảng của tổ chuyên môn, của trường, của cụm trường để rút ra những kinh 
nghiệm cho bản thân. 
 1
 - Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế. Khi miêu tả, các em chưa biết chọn 
lọc những nét tiêu biểu để tả nên đã biến bài văn miêu tả thành bài kể lan man. 
 - Các em còn thiếu sự trải nghiệm thực tế.
 2.3. Số liệu thống kê
 Ngay từ đầu năm học tôi thống kê chất lượng làm bài văn của học sinh lớp 
5.1 (Lớp đối tượng học sinh Giỏi) do tôi chủ nhiệm sau khi dạy hết 02 tuần ôn tập 
như sau: 
 Bảng 1: Chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 5.1:
 Số em viết đạt Số em viết đạt Số em viết Số em viết đạt 
 Tổng 
 Lớp điểm dưới 5 điểm 5 - 6 đạt điểm 7 - 8 điểm 9 - 10
 số HS
 SL % SL % SL % SL %
 5.1 34 02 5,88 20 58,82 10 29,41 0 0
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Bồi dưỡng vốn sống
 Khi thấy học sinh ngồi trước một đề văn khoảng 15 – 20 phút chưa viết 
được, tôi hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng thú viết là do 
các em đã không tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình với đối tượng miêu tả, 
kể, tranh luận, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết về 
cái đó. Nguyên nhân của tình trạng trên là việc thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc. 
Vì vậy phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. 
 Trước hết là vốn sống trực tiếp, tôi cho các em quan sát, trải nghiệm những 
gì sẽ phải viết. Ví dụ tôi hướng dẫn các em quan sát con đường từ nhà đến trường 
hoặc một dòng sông hoặc một cánh đồng trước khi yêu cầu tả nó hoặc tôi tham 
mưu với lãnh đạo nhà trường tổ chức cho các em tham quan một cảnh đẹp của địa 
phương trước khi yêu cầu các em tường thuật một buổi tham quan. Tất nhiên, tôi 
cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú của các 
em. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ sở, bắt nguồn từ 
đời sống thực. Khi các em tham quan hoặc quan sát, tôi đóng vai trò dẫn dắt, gợi 
mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan 
 3
 - Xác định trong phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những gì?
 - Có 2 đoạn: Từ “Mùa thu,.chấm dứt”
 + Đoạn 2: Sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn 
đến lúc tối hẳn.
 + Đoạn 3: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc 
hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
 - Xác định câu mở đoạn của từng đoạn. . 
 - Cho học sinh tìm hiểu sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn, sự chuyển ý 
của các câu, quá trình miêu tả về không gian, thời gian trong bài văn. . 
 * Tìm phần kết bài: “Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào 
cuộc sống ban đầu của nó” : Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn
 Tôi kết luận: Kết thúc bài vừa tả cảm xúc của mình vừa gây ra truyền cảm 
cho người đọc và kết bài theo kiểu mở rộng khiến người đọc cần phải suy nghĩ về 
cảnh mình tả, nơi mình tả.
 Để làm được bài văn hay các em phải có năng lực cảm thụ văn học, kiên trì 
rèn luyện từng bước, nhất định các em sẽ viết được những đoạn văn hay, bài văn hay 
để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúng ta.
 3. Cung cấp thêm một số vốn từ ngữ theo chủ đề
 Chương trình Tiếng Việt có các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và 
câu, Kể chuyện, Tập làm văn làm cơ sở để các em học tốt phân môn Tập làm văn. 
Tuy nhiên nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 thường không đáp ứng được 
khi dạy một thể loại Tập làm văn thì nội dung của phân môn Tập đọc và từ ngữ 
tương ứng nhằm cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ để học thể loại này là rất ít. Tất 
nhiên chúng ta đều biết rằng vốn từ ngữ của các em được tích luỹ từ lứa tuổi nhà 
trẻ, mẫu giáo và cả suốt những năm đầu ở bậc Tiểu học. Nhưng vốn từ ấy thực sự 
vẫn chưa đủ để các em làm tốt bài Tập làm văn nếu không được cung cấp thêm các 
từ ngữ theo chủ đề. Chính vì vậy để hỗ trợ các em, tôi đã soạn thêm vốn từ ngữ 
giúp các em tham khảo để làm văn.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài tập làm văn: Viết một đoạn miêu tả cảnh sông nước 
(Tiếng Việt 5 Tập 1, trang 74).
 5
 - Diễn tả tính cách: Nóng nảy, khoác lác, ba hoa, nham hiểm, xảo quyệt, 
tham lam, ích kỉ, ưa giễu cợt, cau có, gắt gỏng, hấp tấp, khắt khe, láu táu, ít nói, 
nhã nhặn, bạo dạn, vị tha, hời hợt, lười nhác, lì lợm, trầm tính, đứng đắn, thật thà, 
ôn hoà, hiền hậu, vui vẻ, nhút nhát, nghiêm nghị, dè dặt, siêng năng, thận trọng, lỗ 
mãng,
 - Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hả hê, thoả thích, sảng khoái, 
khoái chí, vui nhộn, vui đáo để, vui mừng, đắc chí,
 4. Khai thác sự sáng tạo, suy nghĩ trên cơ sở quan sát bằng hệ thống 
câu hỏi mở
 Ví dụ : Miêu tả ngôi trường (Tiếng Việt 5 Tập 1, trang 43).
 Một số câu hỏi khai thác ý đòi hỏi sự quan sát: (Phần thân bài)
 - Tả khu vực sân trường: Sân trường rộng hay hẹp ? Cây cối trồng trên sân 
đã cao lớn chưa ? Có tán toả bóng mát cho các em trong giờ chơi chưa hay chỉ là 
khu đất nắng chói chang ?
 - Tả chậu kiễng: chậu kiễng được trồng ở trước các lớp học với nhiều loài 
hoa màu sắc rực rỡ, nhiều cây xanh hay chỉ toàn những cây cỏ dại ?
 - Lớp học: Lớp học có mấy tầng ? Có thoáng mát, rộng rãi, có đèn, điện, 
quạt ? Cửa ra vào, cửa sổ như thế nào ? Bàn ghế được xếp như thế nào ?
 - Có đầy đủ phòng chức năng không ? Được trang trí như thế nào ?
 - Tả bảng thông báo: Bảng thông báo thường xuyên có những thông tin mới 
hay thường ngày chỉ là một mặt trắng xóa, im lìm ?
 - Tả các bạn đang làm gì ? Thầy cô đang làm gì ?
 5. Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết
 5.1. Rèn luyện kĩ năng nói
 Cùng với kĩ năng nghe, đọc, viết phân môn Tập làm văn ở lớp 5 dạy cho các 
em kĩ năng nói trong các giờ học văn kể chuyện, miêu tả và một số loại văn khác. 
Thông qua các bài tập thực hành luyện nói theo đề tài hoặc tình huống cho trước, 
tôi hướng dẫn các em thực hiện tốt yêu cầu sau:
 - Xác định rõ nội dung cần nói (nói về nội dung gì ? gồm những ý nào ? sắp 
xếp các ý đó ra sao ?).
 7
 được những yêu cầu rèn luyện về kĩ năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn, lời văn 
viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc ; bố cục bài văn cần chặt 
chẽ, hợp lí ở từng đoạn và cả bài. Kĩ năng viết của các em được rèn luyện chủ yếu 
qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do vậy, trong 
quá trình rèn luyện kĩ năng viết, tôi giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu sau:
 - Phân tích đề bài, xác định nội dung viết ; tìm dàn ý, sắp xếp ý để chuẩn bị 
thực hiện yêu cầu viết theo loại văn, kiểu bài đã học. 
 - Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: Viết các đoạn phần 
thân bài, viết đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), viết đoạn kết bài (mở rộng, không 
mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý, các ý trong đoạn được diễn tả theo một 
trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính.
 - Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung 
và thể hiện cụ thể: Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một 
văn bản hoàn chỉnh, bố cục chặt chẽ theo ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài). Lời 
văn trong bài cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại. Ví dụ:
 + Tả cảnh thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm ; có thể so 
sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động ; cần bộc lộ cảm 
xúc trước sự vật được miêu tả trong cảnh.
 + Tả người thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc ; từ ngữ chỉ 
hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so 
sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả.
 + Tả đồ vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dạng, đặc điểm, so sánh, 
nhân hoá làm cho đồ vật được miêu tả thêm sinh động.
 + Tả cây cối thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, hương 
thơm, mùi vị ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để gợi ra hình ảnh cây 
cối ở thời kì phát triển hay mùa khác nhau.
 + Tả con vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, màu sắc, âm thanh 
; từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, 
so sánh, nhân hoá để tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi với con 
người.
 9
 C. KẾT LUẬN
 Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên 
vận dụng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người 
giáo viên và sự chăm chỉ học tập của học sinh. Để học sinh đạt được kết quả cao 
trong học tập, ngoài kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo 
dõi những tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến, điều chỉnh 
hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là với lương tâm và trách 
nhiệm, trí tuệ và tâm huyết, mỗi người giáo viên cần biết tự rèn luyện, tự học tập, 
tự sáng tạo để trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu và rèn luyện, xứng 
đáng với niềm tin của nhân dân, góp phần trong sự nghiệp phát triển giáo dục và 
đào tạo.
 Với kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được trong thực tế giảng dạy của bản thân, tôi 
rất mong nhận sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm trong việc 
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đi lên.
 Trên đây là một số kết quả mà bản thân tôi đã đạt được tôi muốn được trình 
bày với bạn bè đồng nghiệp. Song ý kiến của tôi cũng không tránh khỏi những 
thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và 
các cấp lãnh đạo.
 Xin chân thành cảm ơn !
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.doc