Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hiệu quả tiết trả bài văn viết Lớp 5

docx 25 trang thanh 08/02/2024 1261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hiệu quả tiết trả bài văn viết Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hiệu quả tiết trả bài văn viết Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hiệu quả tiết trả bài văn viết Lớp 5
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK SONG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HIỆU QUẢ TIẾT TRẢ 
 BÀI VĂN VIẾT LỚP 5
 Lĩnh vực: Dạy học
 Tác giả: Vũ Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Thanh Hằng,
 Vũ Thị Quyên, Hồ Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Kim Loan
 ĐẮK SONG, THÁNG 3/2016 MỞ ĐẦU
 I/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tập làm văn là môn học có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng 
tạo; giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, 
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. 
Cùng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, 
Tập viết, Tập làm văn góp phần bồi dưỡng năng lực sản sinh văn bản cho học sinh; 
bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng 
Việt; thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy 
sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.
 Các bài làm văn trong chương trình gắn với chủ điểm của tuần học. Tiết trả 
bài văn viết có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh 
bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Đây chính là khâu cuối 
cùng để hoàn thiện kĩ năng sản sinh văn bản - làm văn của học sinh.
 Qúa trình dạy học tiết trả bài văn viết ở lớp 5, trường tiểu học Chu Văn An 
huyện Đắk Song, Đắk Nông đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo, tổ chuyên môn 
khối 5 và giáo viên đã chú trọng đầu tư chuyên môn, chất lượng tiết trả bài văn viết 
bước đầu đã có sự chuyển biến. Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học tiết trả bài văn 
viết ở lớp 5 trường Tiểu học Chu Văn An còn nhiều bất cập. Nhiều giáo viên còn tư 
tưởng “ngại” khi được dự giờ, kiểm tra chuyên môn hay thao giảng tiết Trả bài văn 
viết. Việc hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá và điều chỉnh bài viết của giáo viên 
còn chung chung; ôm đồm. Mức độ vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học vào việc 
kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh câu từ, bài viết của học sinh còn hạn chế. Học sinh 
còn nhiều lúng túng khi nhận diện những lỗi sai nhất là những lỗi sai về sử dụng từ 
ngữ, biện pháp liên kết câu trong đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ để miêu tả,... Do 
đó, chất lượng bài viết của học sinh ít có sự tiến bộ. Hành văn lủng củng, trùng lặp, 
lan man, thiếu trọng tâm,...
 Từ tầm quan trọng của và thực tế dạy học tiết trả bài văn viết trong phân môn 
Tập làm văn ở lớp 5, trường Tiểu học Chu Văn An chọn đề tài “Một số biện pháp tổ NỘI DUNG
 I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Một số yêu cầu về kiến thức kĩ năng trong phân môn Tập làm văn
 - Kiến thức: Bước đầu biết nhận diện và sử dụng một số biện pháp liên kết 
câu trong nói và viết. Biết cách làm bài văn tả người, tả cảnh
 - Kĩ năng: Biết tìm ý cho đoạn văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả; biết 
dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn. Biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh, 
tả người. Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ. Biết viết một số văn 
bản thông thường: đơn, biên bản, báo cáo ngắn, chương trình hoạt động
 (Quy định về Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, ban hành kèm theo 
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT).
 2. Vị trí, vai trò của phân môn Tập làm văn và tiết trả bài trong phân 
môn Tập làm văn lớp 5.
 - Tập làm văn giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng 
Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt 
động của lứa tuổi; góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh 
những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên 
và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu 
tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; thực hiện mục 
tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy sử dụng tiếng Việt 
để giao tiếp, tư duy, học tập.
 - Các bài làm văn gắn với chủ điểm của tuần học. Tiết trả bài văn viết có mục 
đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ 
năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn 
thiện kĩ năng làm văn của học sinh.
 3. Hệ thống chương trình:
 + Tập làm văn lớp 5 có tổng số 62 tiết (không kể 4 tuần ôn tập giữa học kỳ và 
cuối học kỳ), trong đó có 10 tiết trả bài văn viết, cụ thể được phân bố như sau: Trong các kĩ năng trên, Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp là nội 
dung kĩ năng được thực hiện thông qua các tiết học trong đó tiết trả bài là tiết học 
thực hiện tốt nhất việc rèn luyện kĩ năng này. Qua tiết học này, học sinh có kĩ năng 
đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; 
rèn luyện kĩ năng sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Trên cơ sở nhận xét bài 
viết của bản thân và bạn, học sinh có thể đưa ra được cách sửa chữa phù hợp những 
lỗi chính tả, dùng từ, viết câu hoặc diễn đạt súc tích, gãy gọn.
 5. Dụng ý trình bày mạch kiến thức trong SGK
 Bài Tập làm văn tiểu học nói chung và Tập làm văn nói riêng được cấu trúc 
trong trục chức năng của sách giáo khoa Tiếng Việt, trục được lấy làm khung cho 
từng tuần, từng đơn vị học. Cụ thể được cấu trúc trong sách giáo khoa như sau (theo 
thứ tự): Tập đọc, chính tả, Luyện từ và Câu, Kể chuyện, Tập đọc, Tập làm văn, 
Luyện từ và Câu, Tập làm văn (Lớp 4,5).
 Như vậy, một bài Tập làm văn được biên soạn là một bài rèn kĩ năng cuối 
cùng trong một tuần học sau các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể 
chuyện, Tập viết. Việc sắp xếp này là hợp lí bởi Tập làm văn được coi là kĩ năng hệ 
quả từ kĩ năng ở các phân môn trước đó (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt và 
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (2006), Nxb Giáo dục).
 Về cấu trúc của bài học làm văn cụ thể, ta thấy các đặc điểm như sau:
 - Bài học phù hợp với chủ đề của đơn vị học (tuần học).
 - Gồm các bài tập, mỗi bài tập đều có gợi ý giải bài tập, giữa các bài tập có 
mối liên hệ chặt chẽ.
 - Đảm bảo rèn kĩ năng giao tiếp bằng lời (nghe, nói), bằng chữ viết (đọc, 
viết).
 - Nội dung bài học thiết thực, là những vấn đề có tính chất thời sự (bảo vệ 
môi trường,...) và vĩnh cửu (tình cảm gia đình, quê hương đất nước).
 Xét về cấu trúc tiết trả bài trong hệ thống các bài tập làm văn, đây là tiết học 
được thực hiện cuối cùng sau tiết viết bài văn của học sinh. Cụ thể: 43 người. Trong đó CBQL: 03; giáo viên: 36, tỉ lệ 1,33 giáo viên/lớp, có đủ giáo 
viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên chuyên ngành; nhân viên: 04, trong đó có nhân 
viên y tế, thiết bị thư viện, kế toán, văn thư hành chính. Đa số cán bộ, giáo viên còn 
trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác nhiên, còn một số giáo viên mới ra trường chưa 
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
 Về cơ sở vật chất, trường có 16 phòng học, 03 phòng học chức năng, 01 nhà 
đa chức năng, 01 phòng thư viện-thiết bị, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học theo mô 
hình T30 và tổ chức hoạt động giáo dục. Hiện nay, dù còn nhiều khó khăn, thiếu 
thốn nhưng nhà trường đã trang bị được một số thiết bị phục vụ hoạt động quản lí, 
học tập và giảng dạy, trong đó có hệ thống máy tính văn phòng đã kết nối Internet, 
có 03 máy chiếu Projecto; xây dựng được tủ sách thư viện với 3950 sách giáo khoa 
và tham khảo; đầu tư mua sắm được một số đồ dùng dạy học (chủ yếu là tranh ảnh) 
phục vụ giảng dạy (mỗi tổ khối có 01-2 bộ ).
 Công tác chuyên môn đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo. Bên cạnh việc 
tổ chức thực hiện đúng chương trình giáo dục, dạy học theo quan điểm tích hợp, dạy 
học có điều chỉnh giảm tải, đánh giá học sinh theo quy định, nhà trường còn quan 
tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc triển khai xây dựng và tổ 
chức sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra nội bộ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng 
dạy.
 Địa bàn tuyển sinh của trường là thị trấn Đức An (chiếm 2/3 số học sinh toàn 
trường) và các xã lân cận như Nam Bình, Nâm Njang, Đắk NDRung, Trường Xuân 
và Thuận Hà (chiếm 1/3 số học sinh trong toàn trường). Với địa bàn tuyển sinh rộng, 
nhiều học sinh phải đi học bằng xe buýt với nhiều khó khăn, vất vả. Hơn thế điều 
kiện kinh tế và dân trí không đồng đều. Đa số phụ huynh học sinh làm nông nên thời 
gian đưa đón, hướng dẫn học tập và tổ chức cho con em tham gia các hoạt động 
ngoại khóa, sinh hoạt tập thể tại trường còn hạn chế. Với đặc thù là huyện mới thành 
lập nên tập trung dân cư từ nhiều vùng miền khác nhau đến lập nghiệp. Do đó, học 
sinh chịu ảnh hưởng của nhiều phương ngữ khác nhau.
 Từ đặc điểm chung đã nêu, việc tổ chức dạy học nói chung, dạy học tiết trả kiện để trau dồi khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và ứng dụng các kiến thức đã học vào 
cuộc sống hàng ngày.
 2. Thực trạng dạy học tiết trả bài trong phân môn Tập làm văn lớp 5
 2.1. Thực trạng dạy tiết trả bài
 Với đặc thù là phân môn rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao 
tiếp, việc dạy học tập làm văn nói chung, dạy học tiết trả bài văn viết nói riêng đã 
được nhà trường và giáo viên quan tâm chú ý. Với nội dung kiến thức tổng hợp và 
thời gian tổ chức hoạt động dạy học có hạn nên việc tổ chức dạy học tiết trả bài ở 
trường trong thời gian qua thường được giáo viên tổ chức theo quy trình:
 - Nhận xét lại kết quả làm bài theo nhận xét của giáo viên để nêu những lỗi 
chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu,.. .mà nhiều học sinh còn mắc.
 - Sửa lỗi bài văn viết. Trên cơ sở nhận xét của giáo viên, học sinh tự kiểm tra 
xem mình đã mắc nhắc lỗi nào, tự sửa lại theo cách hiểu của bản thân. Sau khi học 
sinh đã sửa lỗi cá nhân, hoặc nhóm đôi, giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả và 
kết hợp với ghi chép sau chấm bài để đưa ra các nội dung cần sửa chữa trước lớp. 
Tuy nhiên, ở khâu này giáo viên thường đi theo thứ tự các loại lỗi: chính tả, dùng từ, 
liên kết câu, diễn đạt ý,...Cách làm này còn ôm đồm, dàn trải, chưa tập trung, học 
sinh có ít thời gian để hoàn thành các nội dung khác, dễ biến thành tiết dạy chính tả, 
hay luyện từ và câu,.
 - Nghe đọc đoạn văn, bài văn hay. Ở bước này, mỗi giáo viên có một cách 
lựa chọn riêng. Có giáo viên thường cho học sinh tự bình chọn trong nhóm để đọc, 
có giáo viên tự chọn để giới thiệu, học sinh nghe và đánh giá, bình chọn, nêu ra 
những điểm cần học tập trong cách viết bài của bạn. Với cách này, học sinh chỉ được 
nghe, chưa được nhìn - đọc để có điều kiện phân tích câu từ, cách sắp xếp, dẫn dắt, 
liên kết ý của bạn. Do vậy, những nhận xét, đánh giá bình chọn của học sinh mang 
tính chủ quan cao, chưa có sức thuyết phục và chưa làm cho người nghe thấy được 
cái hay của đoạn bài là gì.
 - Viết lại một đoạn văn trong bài. Trong phần này, giáo viên thường cho học 
sinh tự chọn và viết lại một đoạn văn mà mình thấy chưa hay, chưa tốt. Sau khi học + Với vốn sống, vốn từ, khả năng diễn đạt hạn chế nên học sinh thường hay 
mắc lỗi dùng từ như: lặp từ - học sinh không biết dùng từ ngữ thay thế (ví dụ: cái 
cặp của em làm bằng da. Cái cặp của em màu xanh da trời. Cái cặp có 3 ngăn,...); từ 
ngữ để miêu tả không tương ứng với đặc điểm của sự vật, hoặc vừa không mô tả 
đúng với đặc điểm vừa diễn đạt lủng củng (ví dụ: Qủa ổi to bằng cổ tay em. Cây ổi 
như một chàng trai hùng vĩ. Những cánh tay của cây ổi dài ra trông như những chú 
rắn ngoằn ngoèo,..(Bài làm của học sinh lớp 5C- tuần 29); Hàm răng của con chó 
nhọn hoắt trông thật là huyền bí...(Bài làm của học sinh lớp 5C-Tuần 32); lỗi câu 
như: câu cụt lủn, chưa đầy đủ bộ phận (Ví dụ: Tối đến là đi bắt chuột,... - Bài làm 
của học sinh lớp 5C - Tuần 32; sắp xếp ý thiếu logic, diễn đạt ý lủng củng, thiên về 
kể lể, thiếu hình ảnh gợi tả, gợi cảm, ít liên tưởng (Ví dụ: Cô giáo em năm nay 
khoảng 40 tuổi. Cô có đôi mắt to, đen. Tóc cô duỗi thẳng. Môi cô đỏ. Răng cô trắng,
 .............Cô giáo em tên là Hằng (Bài làm của học sinh lớp 5B tuần 34)); còn sao
chép văn mẫu,...Hơn nữa, trên thực tế dù giáo viên đã có nhận xét hoặc gạch chân 
từ ngữ, câu văn, đoạn văn mắc lỗi nhưng nhiều học sinh vẫn không thể nhận diện rõ 
ràng các lỗi đã mắc và cách sửa cho phù hợp. Vì vậy, nhiều em khi được yêu cầu 
viết lại câu văn, đoạn văn vẫn không có nhiều cải thiện. Do đó, chất lượng bài viết 
của học sinh chưa cao. Cụ thể, kết quả thống kê chất lượng bài tập làm văn cuối học 
kỳ I, năm học 2014-2015 của 144 học sinh khối 5 theo các mức độ như sau:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hieu_qua_tiet.docx