Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5
Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5 MỤC LỤC Tên mục Trang I. Phần mở đầu.....................................................................................................1 I.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .........................................................................2 I.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2 I.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 I.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2 II. Phần nội dung .................................................................................................2 II.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................2 II.2. Thực trạng......................................................................................................3 II.3. Giải pháp, biện pháp ......................................................................................5 II.4. Kết quả.........................................................................................................16 III. Phần kết luận, kiến nghị.............................................................................16 III.1. Kết luận ......................................................................................................16 III.2. Kiến nghị ....................................................................................................17 Tài liệu tham khảo ..............................................................................................19 Trường Tiểu học Krông Ana 1 Đỗ Thị Thu Hà Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5 các cấp. Qua nhiều năm giảng dạy môn Âm nhạc tiểu học, nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, đặc biệt là Hs Lớp 5, thực hiện đổi mới các phương pháp dạy - học, trao đổi với đồng nghiệp, tôi mạnh dạn trình bày "Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5" với mong muốn tất cả các em học sinh Lớp 5 có hứng thú, niềm đam mê thực sự để khám phá kho tàng kiến thức rộng lớn của môn học mang tính nghệ thuật này. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu Áp dụng một số biện pháp trong các hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa để học sinh Tiểu học có hứng thú, niềm đam mê, yêu thích học môn Âm nhạc. Nhiệm vụ Áp dụng các biện pháp đó vào các tiết dạy nhằm tạo được tâm lí thoải mái, hào hứng, nâng cao ý thức học tập mỗi khi đến tiết Âm nhạc, đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kĩ năng sáng tạo, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, góp phần học tốt các môn học khác. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp sư phạm nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 trong các tiết học Âm nhạc. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu HS Lớp 5 - Trường TH Krông Ana. Năm học 2014 - 2015 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp so sánh Phương pháp khảo nghiệm Phương pháp điều tra Trường Tiểu học Krông Ana 3 Đỗ Thị Thu Hà Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5 - Khả năng tiếp thu bài của học sinh không đồng đều. 2.2 Thành công- hạn chế Thành công: - Vận dụng được nhiều phương pháp giảng dạy, áp dụng với các đối tượng HS. - HS đã có ý thức tự giác hơn khi học tiết Âm nhạc, hăng say phát biểu. - HS chịu khó tìm tòi, sáng tạo hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, nắm tốt các kiến thức Âm nhạc của chương trình. Hạn chế: - Cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc sử dụng ĐDDH, phương pháp dạy học trực quan còn chưa được thường xuyên. 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu Mặt mạnh: - Phát huy tối đa ĐDDH sẵn có. - Tạo được môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú. Mặt yếu - Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ý thức vượt khó chưa cao. - Một số gia đình hướng con em vào các môn học như Toán, Tiếng Việt, vì vậy còn xem nhẹ bộ môn Âm nhạc. - Đồ dùng dạy - học cho bộ môn chưa đầy đủ. 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động * Nguyên nhân của thành công - Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo và Nhà trường đã tạo điều kiện tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Âm nhạc như đàn Organ, một số nhạc cụ gõ đệm. - Đa số học sinh ngoan, yêu thích học môn Âm nhạc Trường Tiểu học Krông Ana 5 Đỗ Thị Thu Hà Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5 đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học. Ngoài ra, còn có rất nhiều phương pháp kích thích hứng thú cho các em như: tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thực hành Ví dụ như thay vì yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trong lớp biểu diễn bài hát thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra sân trường cho các em biểu diễn với không gian rộng rãi, điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc mới mẻ và chắc chắn tiết học sẽ sinh động hơn, đồng thời sẽ giúp các em hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống, hình thành niềm đam mê đối với tri thức và hướng tới "Chân - Thiện - Mĩ" - cái đích cuối cùng của giáo dục. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì "Không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó". Đối với học sinh Tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê đối với việc kiếm tìm những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Đó là chìa khoá quan trọng giúp các em mở cánh cửa đam mê với tri thức - nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các phương pháp, kĩ năng thu được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao đổi với các giáo viên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong giảng dạy giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của Âm nhạc, từ đó làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn các em có thể học tốt các môn học khác. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Môn Âm nhạc lớp 5 gồm 3 phân môn: Học hát, học Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức (Kể chuyện Âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ), để thu hút sự chú ý học tập và tạo hứng thú cho HS thì khi dạy mỗi phân môn - Giáo viên phải thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu hoặc cho các em xem những Clip gây được sự hào hứng, đồng thời giáo viên chủ động trong quá trình hướng dẫn các em luyện tập. Các đồ dùng dạy học được chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn. Chép sẵn bài hát vào bảng phụ hay dạy tiết học trình chiếu sẽ đỡ mất thời gian trên lớp. Giáo viên linh động áp dụng mỗi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau để không gây ra sự nhàm chán, từ đó học sinh học tập Trường Tiểu học Krông Ana 7 Đỗ Thị Thu Hà Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5 2. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Để kích thích tính tự giác tích cực, độc lập và tạo hứng thú cho học sinh thì GV cần phải biết lựa chọn những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với môn học và đối tượng học sinh trong lớp. Đối với lớp 5 trường tôi đang công tác, thì đối tượng học sinh tương đối đồng đều về chất lượng. Có nhiều em có năng khiếu hát, múa và Tập đọc nhạc rất tốt. Vì vậy tôi thường chọn hình thức tổ chức dạy học theo nhóm - tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò hợp tác, trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: biết lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình, ngoài ra, học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và ngược lại. Tôi thường xuyên cho HS hoạt động theo nhóm trong các tiết dạy, nhất là các tiết ôn tập bài hát và Tập đọc nhạc. Ví dụ: Tiết 20: Ôn tập bài hát Hát mừng. Ở HĐ 2: Tập biểu diễn Tôi thường phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh bằng cách: động viên khuyến khích HS xung phong biểu diễn các động tác phụ họa đã chuẩn bị ở nhà (có thể cá nhân hoặc nhóm). Sau đó cho lớp bình chọn bạn biểu diễn đẹp, tiếp theo cho lớp thảo luận nhóm, có thể chọn những động tác biểu diễn của các bạn hoặc tự sáng tạo các động tác khác sao cho phù hợp với nội dung bài hát. Tổ chức thi đua biểu diễn theo nhóm, giám khảo cũng chính là các em, từ đó các em có thể so sánh và học tập những động tác hay, cách biểu diễn từ nhóm bạn, không tạo ra cho các em cảm giác thua bạn, tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng, các em sẽ hứng thú, sẵn sàng để tiếp tục bước vào nội dung học tiếp theo. Trường Tiểu học Krông Ana 9 Đỗ Thị Thu Hà Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5 Tùy vào từng nội dung bài học. Tôi thường cho HS chơi những trò chơi sau: * Tiết học bài mới, hoạt động hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3, tôi hướng dẫn từng cặp 2 HS quay mặt vào nhau, miệng đếm 1-2-3 nhịp nhàng kết hợp với gõ đệm theo phách của nhịp ¾ như sau: - Phách 1 (mạnh): Từng HS tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng. - Phách 2 (nhẹ): Vỗ tay phải HS này vào tay trái HS kia. - Phách 3 (nhẹ): Vỗ tay trái HS này vào tay phải HS kia. Hoặc HD hát đối đáp là cách hát chia ra “phần xướng” (hát 1 người) và “phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát “phần đáp”. Hoặc hướng dẫn HS hát nối tiếp: chia lớp thành 2 nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát: Ví dụ: + Nhóm A hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô + Nhóm B hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố + Nhóm A hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh... + Nhóm B hát câu 4: Náo nức tiếng cười, say sưa yêu đời....... Với các hoạt động trên, HS rất hào hứng, bởi các em được làm việc theo nhóm, có sự hợp tác của các bạn, những em HS không có năng khiếu cũng cảm thấy tự tin nắm được kiến thức, những em có năng khiếu thì khẳng định được mình. * Tiết Ôn tập bài hát: Để tạo hứng thú và sự bất ngờ cho HS, trước khi giới thiệu bài tôi cho HS chơi trò chơi: "Xem tranh đoán bài hát": Tôi treo tranh minh họa cho bài hát và cho HS thi đua đoán tên bài hát, tác giả. Sau khi HS đoán đúng tên bài hát và tác giả tôi mới giới thiệu vào bài mới. Hoặc trò chơi: "Ghép tranh đoán bài hát": tôi chuẩn bị bức tranh nội dung miêu tả bài hát rồi cắt ra nhiều mảnh rồi cho HS thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ghép bức tranh lại nhanh và chính xác nhất. Ghép xong yêu cầu HS đoán tên bài hát và tác giả của bài hát. Ví dụ: Tiết 23:Ôn tập bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác Trường Tiểu học Krông Ana 11 Đỗ Thị Thu Hà
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_mon.doc