Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học
Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 5 HỌC MÔN KHOA HỌC I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa, ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đúng vậy, lễ nghĩa bao giờ cũng đi đầu trong việc quan sát, nhìn nhận và đánh giá một con người trong giao tiếp. Tuy nhiên việc giao tiếp đó có thành công không, có hiệu quả không lại còn liên quan đến một vấn đề khác đó là văn hóa. Trình độ văn hóa giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói : “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thành người vô dụng”. Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục con người phải song song hai mặt. Đúng vậy, để việc giáo dục con người trở thành người toàn diện hai mặt là việc làm không dễ. Ngay trong thời điểm này đây, trọng trách của nhà trường, của người giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải phát huy hết năng lực của mình, phải làm sao cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, và như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng chất lượng dạy và học. Để thực hiện điều này, từ thực tế thực hiện nhiệm vụ trong nhiều năm học qua, tôi đã đúc kết được “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học” và trong năm học 2014-2015, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận : “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” (Jonh O.Brien). Đúng vậy, người giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Người giáo viên tiểu học giống như một người chăm sóc cho hạt giống nảy mầm, hàng ngày hàng giờ phải theo dõi từng sự thay đổi, từng bước phát triển của hạt giống ấy sao cho chúng thành cây non khoẻ mạnh và tiếp tục trưởng thành. 1 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học nhất là môn Khoa học là rất phong phú và đa dạng: Thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi học tập, giải quyết tình huống có vấn đề, Mỗi phương pháp dạy học đề có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy người giáo viên không nên lạm dụng phương pháp nào. Cần phải cân nhắc kĩ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy; căn cứ vào nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên; vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học cho hiệu quả. Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên hay đồ dùng học tập cho học sinh đối với mỗi tiết học là một việc làm vô cùng quan trọng, hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị rất cao. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giao cho học sinh chuẩn bị. Chẳng hạn : Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tôi cho học sinh ghi vở dặn dò: Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu hoặc tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. Đầu giờ học hôm sau, từng bàn 2 em sẽ tự kiểm tra cho nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại với tổ trưởng về việc chuẩn bị bài cũng như các tư liệu, tranh ảnh mà bạn cùng bàn với mình đã sưu tầm được. Đến đầu mỗi tiết học, các tổ trưởng sẽ thông báo lại với giáo viên. Căn cứ vào đó, tôi sẽ ghi điểm thi đua cho các tổ, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể cả lớp sẽ tuyên dương tổ nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; tổ nào điểm thấp nhất sẽ phải trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp. Việc dặn dò chuẩn bị bài cho ngày hôm sau như tôi đã thực hiện cũng có nhiều tác dụng: thứ nhất thông qua việc đọc và trả lời các câu hỏi, các em được luyện đọc chữ; thứ hai các em có thể rèn chữ viết nếu có những nội dung các em cần ghi chép lại sau khi quan sát; thứ ba tích hợp được bộ môn Mĩ thuật trong quá trình vẽ tranh; Một vài ví dụ về phần nội dung dặn dò cho các bài học: Bài 20-21. Ôn tập: Con người và sức khỏe (Hãy vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông). Mục đích là giúp các em củng cố lại một số kiến thức và kĩ năng ứng phó các tình huống trong cuộc sống mà các em có thể gặp. Bài 22. Tre, mây, song (Sưu tầm tranh ảnh; đồ vật làm từ tre, mây, song). Qua việc tìm hiểu, sưu tầm các em sẽ nắm được đặc điểm riêng của tre, mây, song cũng như cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình được làm từ các loại cây này.... Hoặc : Bài 46, 47. Lắp mạch điện đơn giản. 3 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- -Đầu tiên, tôi phát cho cả lớp mỗi em một tấm phiếu bằng cỡ tờ giấy vở, yêu cầu từng cặp học sinh vẽ 1 hình em bé và 1 người mẹ hay 1 người bố cho em bé đó. Từng cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người khi nhìn vào 2 hình có thể nhận ra đó là 2 mẹ con hoặc 2 bố con. -Sau đó, tôi thu tất cả các phiếu và tráo đều lên. *Cách tiến hành : Bước 1. Phổ biến cách chơi -Mỗi học sinh sẽ được nhận 1 phiếu, ai nhận được phiếu có hình em bé sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ cho em bé. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ thì sẽ phải đi tìm con của mình. -Ai tìm được đúng hình (trước thời gian quy định) là thắng, ai hết thời gian quy định mà vẫn chưa tìm được là thua. Bước 2. Tổ chức cho học sinh chơi như hướng dẫn. Bước 3. Rút kiến thức -Sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, giáo viên yêu cầu các em đàm thoại tìm ra kiến thức. +Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé ? +Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì ? -Vài học sinh nhắc lại bài học: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Từ đây các em trao đổi với nhau rằng mình giống bố hay giống mẹ, giống về đặc điểm nào, ngoại hình hay tính nết, ... Hoặc: Bài 38, 39 -Sự biến đổi hóa học - trang 80 - Bức thư bí mật - Tìm hiểu về sự biến đổi hóa học. *Cách tiến hành : -Giáo viên chia lớp thành các nhóm 5-6 học sinh. -Hướng dẫn cách chơi và luật chơi: Học sinh sẽ viết câu chúc mừng hoặc lời động viên học tập bằng nước cốt chanh (giấm) vào giấy trắng, đợi khô chữ rồi gửi cho nhóm bạn. Sau khi nhận thư, nhóm bạn sẽ hơ bức thư trên ngọn nén (hoặc đèn dầu) cho đến khi thấy xuất hiện nội dung bức thư đọc cho các bạn trong nhóm-lớp nghe rút kiến thức “ Sự biến đổi hóa học xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. ” ... Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, giáo viên xuống từng nhóm nhắc nhở các em chú ý an toàn kẻo xảy ra hỏa hoạn, vì khi hơ giấy trên ngọn lửa thì rất dễ bị cháy... . Cả lớp sẽ tuyên dương nhóm tìm ra nội dung bức thư bí mật nhanh nhất và an toàn nhất. Bài 9,10-Thực hành : Nói “ Không !” với các chất gây nghiện - trang 20 - Chiếc ghế nguy hiểm. Hoạt động 3. Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” *Mục tiêu : Giúp học sinh nhận ra hành vi nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. *Cách tiến hành : Bước 1. Tổ chức và hướng dẫn -Có thể sử dụng ghế giáo viên để dùng cho trò chơi này. 5 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- -Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau hãy cố gắng hơn ở lần sau... Hoặc : Bài 18 - Phòng tránh bị xâm hại - trang 38 - Sắm vai, ứng xử - Giúp học sinh biết cách ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại. Bài 20, 21 - Ôn tập : Con người và sức khỏe - trang 42 - Ai nhanh, ai đúng ? – Giúp học sinh viết hoặc vẽ được sơ đồ củng cố cách phòng tránh một số bệnh thường gặp đã học. Bài 34 - Ôn tập và kiểm tra học kì I - trang 68 - Đoán chữ - Củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khỏe”. *Tổ chức và hướng dẫn : -Tôi chia lớp thành các đội chơi. -Hướng dẫn cách chơi và luật chơi : Lớp đề cử 1 quản trò đọc câu thứ nhất : “Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là gì ?”, người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái như chữ T. Khi đó quản trò trả lời : “Có hai chữ T”, người chơi nói tiếp : “Chữ H”, quản trò trả lời : “Có hai chữ H”, ... cho đến khi trả lời được câu hỏi. kết thúc trò chơi. -Đội nào đoán nhiều câu đúng là thắng cuộc. -Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau hãy cố gắng thêm ở lần sau. ... Bài 49,50 – Ôn tập : Vật chất và năng lượng - Trang100 - Ai nhanh, ai đúng? - Củng cố về tính chất một số vật liệu và sự biến đổi hoá học. Bài 52 - Sự sinh sản của thực vật có hoa - Trang106 - Ghép chữ vào hình - Củng cố về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. *Cách tiến hành : -Tôi chia lớp thành các đội chơi. -Hướng dẫn cách chơi và luật chơi : Tiếp sức nhau đính thẻ từ ghi tên các cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và sơ đồ trống. Đội nào nhanh và chính xác các vị trí trên sơ đồ là thắng cuộc cùng với việc chỉ sơ đồ và nêu lại sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. -Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau rằng “Hãy cố gắng hơn ở lần sau các em nhé ”. Bài 63 - Tài nguyên thiên nhiên - Trang130 - Ai nhanh, ai đúng ? - Hệ thống một số nguồn tài nguyên và tác dụng của chúng. Bài 64 - trang133 - Ai nhanh, ai đúng ? - Hệ thống kiến thức về môi trường. Bài 69 - Ôn tập : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trang142 - Đoán chữ ? – Nhằm củng cố kiến thức có liên quan đến sự ô nhiễm môi trường. ... Đúng vậy, để dạy tốt môn khoa học, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan thì người giáo viên cần phải biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát; phương 7 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- +Bước 1. Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua (hoặc axit loãng). +Bước 2. Thực hành, thí nghiệm -Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận. -Tiến hành thí nghiệm : Nhỏ vài giọt giấm (hoặc axit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội Quan sát và mô tả lại hiện tượng đá vôi tác dụng với giấm (hoặc axit loãng) tạo thành một chất khác và khí các-bo-níc sủi lên. Đá cuội không phản ứng với giấm (axit). +Bước 3. Rút ra kiến thức. Bài 28. Xi măng - HS làm thí nghiệm để tìm ra tính chất của xi măng. Bài 35. Sự chuyển thể của chất - HS thực hành về sự chuyển từ thể lỏng (nước) rắn (nước đá cục) lỏng (tan ra lại thành nước). Bài 36. Hỗn hợp - HS thực hành trộn hỗn hợp muối tiêu. Bài 37. Dung dịch - HS thực hành pha dung dịch nước chanh, nước muối, nướcđường Mục đích giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa dung dịch với hỗn hợp; hiểu thế nào là dung dịch bảo hòa. Hoạt động 1. Thực hành “Tạo ra một dung dịch” *Mục tiêu : Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch và kể được tên một số dung dịch. *Cách tiến hành : Bước 1. Làm việc theo nhóm -Tôi yêu cầu các em tự chọn nhóm (5-6 em), cử nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu sau : a)Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối, tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định. Nêu tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch; nêu tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch. b)Thảo luận các câu hỏi : +Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? +Dung dịch là gì ? +Kể tên một số dung dịch mà bạn biết. Bước 2. Làm việc cả lớp -Đại diện mỗi nhóm sẽ nêu công thức pha dung dịch đường hoặc muối và mời nhóm bạn nếm thử. -Các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt, mặn của từng nhóm tạo ra. -Đàm thoại trả lời các câu hỏi mà nhóm vừa thảo luận. Bước 3. Kết luận tìm ra kiến thức bài học Bài 38-39. Sự biến đổi hóa học - HS thực hành đun đường trên ngọn lửa; xé giấy thành những mảnh vụn Giúp học sinh hiểu thế nào là sự biến đổi hóa học, sự biến đổi lí học. Bài 40. Năng lượng - HS thực hành với đồ chơi sử dụng pin để khởi động máy, còi, nhạc, ; đốt cháy ngọn nến; Bài 44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy - HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin phát điện từ cái cọn nước. Hoặc : 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc