Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh Lớp 5 qua tiết trả bài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh Lớp 5 qua tiết trả bài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh Lớp 5 qua tiết trả bài
Trường Tiểu học Vĩnh Hưng: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 5 qua tiết trả bài A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà xã hội đang đòi hỏi ngày một cao. Chính vì vậy nền giáo dục của nước ta đã và đang được sự quan tâm của cả xã hội. Để thực hiện việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm phát huy tích cực vai trò của người học dưới sự dẫn dắt của người thầy. Để đánh giá được khả năng của một người giáo viên thì chất lượng của học sinh vẫn là hàng đầu, là quan trọng nhất trong nền giáo dục. Kiến thức ở tiểu học đối với học sinh không phải là khó, nhưng cái khó là làm sao cho các em nhận biết, tiếp thu một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Bản thân tôi là giáo viên tiểu học nhiều năm, tôi luôn luôn học hỏi kinh nghiệm và chịu khó đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất. Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh do đó nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đối với mỗi chúng ta là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ, đặt câu chính xác, độc đáo để từ đó các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Nếu học sinh được rèn luyện kỹ năng viết văn thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cái hay cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em sẽ biết cách dùng từ đặt câu, chọn ý sao cho đúng và hay để miêu tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động, đang nảy nở, đang sinh sôi và phát triển. Như chúng ta đã biết ở lớp 5 Tiểu học, Tập làm văn không phải là một môn học độc lập mà chỉ được xem là một phân môn của môn Tiếng Việt. Nhưng xét về chức năng và nhiệm vụ thì phân môn Tập làm văn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nói và viết về một đối tượng nào đó một cách gợi tả, gợi cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của các em. Là một phân môn thể hiện kiến thức tổng hợp để hình thành không chỉ một đoạn văn mà là một bài văn hoàn chỉnh có kết cấu, bố cục chặt chẽ. Hơn nữa, phân môn Tập làm văn là môn học rất coi trọng tính sáng tạo nên ngoài việc vận dụng những kiến thức đã học đòi hỏi các em phải biết đào sâu suy nghĩ để làm bài. Đối với tiết Tập làm văn ( trả bài viết ) cho học sinh lớp 5, không chỉ là khâu “tổng kết đánh giá sản phẩm” mà còn giúp học sinh tự phát hiện những khiếm khuyết trong bài làm Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được tôi tôi tiến hành nghiên cứu từ đầu năm học 2017-2018 đến giữa học kì II của năm học 2018-2019. - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 (Các tiết trả bài) - Bài viết của học sinh qua các tiết kiểm tra định kỳ ở các lớp thực nghiệm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Trao đổi lấy ý kiến của một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nghề về phương pháp thực hiện tiết trả bài. - Đọc tài liệu, nghiên cứu lý luận. - Điều tra, phỏng vấn. - Thực nghiệm sư phạm. Quá trình trả bài trên lớp là một quy trình thống nhất với phần viết bài của học sinh và việc chấm bài của giáo viên bởi vì đánh giá bài làm học sinh là một bước hoàn thiện bài viết của các em. Tiết trả bài trên lớp có hiệu quả sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm để viết bài có kết quả hơn, tạo được sự hứng thú, giúp các em tự tin hơn trong bài viết lần sau. Vì thế, tiết trả bài tập làm văn là việc làm thường xuyên và rất cần thiết của giáo viên, do đó giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. 1.3 Sắp xếp tiết trả bài trong chương trình Tập làm văn lớp 5: Trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 học sinh được học kiểu bài văn tả cảnh và tả người. Đồng thời ôn tập văn kể chuyện, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Trong đó có: 3 tiết trả bài văn tả cảnh, 3 tiết trả bài văn tả người, 1 tiết trả bài văn kể chuyện, 1 tiết trả bài văn tả đồ vật, 1 tiết trả bài văn tả cây cối, 1 tiết trả bài văn tả con vật. Như vậy trong cả năm học học sinh được chọn trả bài viết 10 tiết với từng bộ đề cụ thể. 1.4 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết văn đối với học sinh lớp 5: Một bài văn của học sinh phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Hiểu và viết theo đúng yêu cầu của đề bài. - Bài làm có bố cục 3 phần. - Sắp xếp ý, diễn đạt và dùng từ chính xác. - Bài viết bộc lộ được những cảm nhận, những suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó học sinh còn có những khả năng sáng tạo, sử dụng tốt những biện pháp nghệ thuật, thể hiện tình cảm, cảm nhận sâu sắc của mình trong bài. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm của trường: Qua những năm giảng dạy và trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tạo điệu kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giáo dục học sinh. Ban giám hiệu nhà trường luôn đặt chất lượng học sinh lên hàng đầu, chỉ đạo rất sát sao về chuyên môn, quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình giảng dạy, đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảng tương tác thông minh, góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tổ chức tốt các đợt bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin, để từ đó giáo viên vận dụng có hiệu quả những vấn đề đổi mới phương pháp vào dạy học và giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức đầy đủ về chính trị, xã hội, có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm vững vàng để giáo dục học sinh về kiến thức cũng như các vấn đề xã hội khác. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 nhiệt tình với công việc, yêu nghề, quan tâm đến chất lượng học sinh, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm kiến thức rất chắc. Giáo viên và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo, sáng tạo để diễn tả những điều đã quan sát được, chưa biết cách thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một sự vật hiện tượng. Lỗi về dấu câu: Nguyên nhân: Học sinh không nắm chắc các thành phần của câu, cách sử dụng các dấu câu đã học. Lỗi diễn đạt: Nguyên nhân: Một số em viết câu, dùng từ, diễn đạt yếu, chưa biết sắp xếp ý; không biết lựa chọn chi tiết, những hình ảnh hay để rồi hiểu và sử dụng đúng, hợp lí, logic; tức là các em chưa biết vận dụng những kiến thức đã tiếp thu trong bài, trong giờ học vào một bài viết cụ thể của mình. Bài viết ít (hoặc không) sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa; bài văn thiếu cảm xúc. Về phía giáo viên: Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy rằng, một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm mấy đến tiết "trả bài viết" từ khâu chuẩn bị, lí do là lớp học đông học sinh, chấm bài mất rất nhiều thời gian. Khi lên lớp giảng dạy phần sửa lỗi cho học sinh còn chung chung. Thực tế qua khảo sát các giờ trả bài tập làm văn, có giáo viên ít đầu tư thời gian ghi lại vào sổ tay văn học những từ hay, ý đẹp hay những lỗi sai của học sinh về mọi phương diện. Chính vì thế, người giáo viên không sửa được cách viết văn và dùng từ chính xác cho học sinh một cách tỉ mỉ, chưa động viên hay nhắc nhở học sinh kịp thời. Một số giáo viên dạy còn đơn giản hóa. Có giờ trả bài còn nặng về ưu điểm nên học sinh chưa nắm hết cái sai của mình và lần sau lại mắc. Có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại chưa tổ chức tốt các phương pháp, hình thức dạy học gây một không khí thiếu tích cực trong giờ học và quả nhiên giáo viên làm việc nhiều còn học sinh thì thụ động tiếp thu. Vì thế nó cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến học sinh chưa thích học phân môn Tập làm văn. Đó cũng là những vấn đề tôi đề cập đến trong đề tài này với mong muốn giúp giáo viên làm tốt hơn việc sửa lỗi cho học sinh để các em rèn luyện kĩ năng viết văn, tạo tiền đề cho những cấp học tiếp theo. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT TRẢ BÀI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Tiết trả bài viết tập làm văn cần phải đạt tới yêu cầu rèn sửa kĩ năng cho học sinh . Bởi vậy các khâu khi thực hiện đều phải chuẩn bị một cách chu toàn. Để tiết trả bài có hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ, kĩ hơn các một giờ học khác. 3.1 Công việc chuẩn bị cho tiết trả bài: Chấm bài làm của học sinh: Cuối cùng của việc chấm bài là lời phê cần ngắn gọn, bao trùm ưu – khuyết điểm chủ yếu nhất, tránh cả hai khuynh hướng: không nhận xét gì hoặc nhận xét chung chung. Ví dụ về một số nhận xét của tôi trong khi chấm bài văn tả người tuần 17: - Bài viết của con rõ ràng, sạch đẹp; nội dung đầy đủ, chi tiết. - Con đã sử dụng rất tốt biện pháp nghệ thuật so sánh, diễn đạt lưu loát. Trong bài viết có nhiều ý hay, sáng tạo. Tiếp tục phát huy con nhé! Nguyễn Thu Hoài - Lớp 5A1 - Bài viết của con bố cục rõ ràng, đảm bảo nội dung. - Con đã biết lựa chọn chi tiết nổi bật khi tả hình dáng, có sáng tạo khi tả. - Lưu ý sửa một chút về lỗi chính tả con nhé! Dương Tuấn Minh - Lớp 5A1 - Bài viết đủ ba phần, con đã tả theo đúng yêu cầu của đề bài. - Phần tả hình dáng của mẹ trong bài khá chi tiết. Con chú ý bổ sung thêm một số hoạt động của mẹ khi chăm sóc và dạy bảo con cái để bài văn thêm đầy đủ. Nhớ sửa một số lỗi về dùng từ con nhé! Hoàng Thu Hiền - Lớp 5A1 - Bài viết của con có nhiều tiến bộ, nội dung đã chi tiết hơn, chữ viết rõ ràng. Tiếp tục phát huy con nhé! - Con nhớ đảm bảo bố cục bài văn và chú ý diễn đạt cho lưu loát hơn nhé! Khương Nguyễn Thanh Hoàng - Lớp 5A1 Nếu là những bài kiểm tra cuối kì phải cho điểm số thì điểm cho vào bài làm của học sinh cần chính xác, công bằng, phù hợp với nhận xét; tránh nhận xét hay nhưng điểm lại thấp và ngược lại. Điểm số phải cho ngay ngắn, rõ, đẹp, bằng mực đỏ. Chuẩn bị giáo án: Thông thường việc chữa lỗi cho học sinh rất mất thời gian để chuẩn bị. Vì vậy tôi đã lựa chọn sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết trả bài. Nhà trường đã trang bị cho mỗi lớp một bảng chiếu, hệ thống điện rất an toàn. Đặc biệt nhà trường đã đầu tư mua máy chiếu vật thể, bảng tương tác thông minh, rất thuận lợi cho việc sử dụng giáo án điện tử. Việc làm đó mang lại hiệu quả rất lớn cho tiết dạy, giáo viên không phải mất thời gian để viết bảng phụ những câu văn, đoạn văn học sinh mắc lỗi. Việc sử dụng bảng tương tác thông minh cho các tiết trả bài góp phần giúp việc sửa lỗi cho học sinh khoa học hơn và tạo ra được hứng thú cho học sinh trong giờ học. a. Những tiếng gió xào xạt ngoài kia cùng tiếng mưa rơi hòa vào nhau tạo nên một bản nhạc. b. Gió bắt đầu nổi nên. c. Cảnh vật ở đó càng thêm đẹp hơn bởi những giọt sương xa. Trong các câu trên, do không nắm được nghĩa của các từ có âm thanh gần giống nhau do đó học sinh đã sử dụng sai từ “xa” ở câu c khiến cho người đọc có thể hiểu sai nội dung cần diễn đạt. Có thể hiểu là: Cảnh vật ở đó đẹp hơn là bởi vì trông xa sẽ thấy những giọt sương xa xa lấp lánh. Ở câu a, việc viết sai hình thức cấu tạo của từ “xào xạt” cũng làm cho câu văn trở nên khác thường và người đọc, người nghe khó hiểu đúng nội dung cần diễn đạt của người viết. Khi gặp những lỗi này, tôi đã hướng dẫn học sinh khắc phục bằng cách: Cho các em nêu nghĩa của từ “xào xạt”, từ đó giải thích cho các em hiểu được không có từ “xào xạt”, do đó cần thay thế từ “xào xạt” thành từ“xào xạc” đồng thời giải thích để các em hiểu được nghĩa của từ đó. Đối với 2 câu b và c, cũng làm tương tự, cần cho học sinh nắm được rằng “nổi lên” là một từ còn “nổi” và “nên” là hai từ, “sương xa” cũng là một từ có nghĩa khác với “sương sa”. b, Dùng từ không đúng nghĩa. Đó là việc sử dụng các từ ngữ tùy tiện do không hiểu được rõ nghĩa của những từ cần miêu tả, từ đó cũng gây cho người đọc, người nghe khó hiểu trước nội dung cần thể hiện của người viết. Nguyên nhân của việc dùng từ không đúng nghĩa là do các em chưa hiểu được nghĩa của từ mình đang dùng, nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa với các từ cần tả, không nắm được ý nghĩa biểu thái của từ. Ví dụ 1: (Trả bài văn tả người tuần 17) Bà của em có đôi mắt hiền lành. Mái tóc vàng hoe và xoăn tít của mẹ trông thật đẹp! Trong trường hợp này chưa vội khẳng định từ các em dùng là thiếu chính xác, mà cần dùng câu hỏi gợi ý để học sinh phát hiện: - Từ "hiền lành” dùng chưa chính xác, vì "hiền lành” là tính từ nói về tính tình của người hoặc vật nói chung, còn ở đây tả đôi mắt người bà - giúp học sinh tìm từ thích hợp thay thế "hiền từ”. - Từ " vàng hoe” và "xoăn tít” đều là tính từ bạn dùng tả mái tóc người mẹ. Có thể bạn đã tả thực về mái tóc của mẹ mình, nhưng để cho hình ảnh trong bài văn đẹp hơn, gần gũi hơn thì cần sửa lại bằng cách giảm mức độ " vàng hoe” thành " vàng” và "xoăn tít” thành "xoăn” hoặc thay bằng từ khác như: Thay từ "vàng hoe” bằng từ "vàng, đen, màu hạt dẻ,...”, thay từ "xoăn tít” bằng từ "uốn xoăn, mượt mà, óng ả, bồng bềnh, xõa ngang vai,...” Ví dụ 2: (Trả bài văn tả cảnh tuần 5)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.docx