Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác ở học sinh Lớp 5

docx 8 trang thanh 09/12/2023 1661
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác ở học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác ở học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác ở học sinh Lớp 5
 Một số biện pháp nâng cao ý thức tự giác
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài.
 Công cuộc đổi mới đồng bộ và toàn diện giáo dục nói chung và ở bậc Tiểu 
học nói riêng, để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp 
hóa- hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục của các nước phát triển 
trong khu vực và trên thế giới, vấn đề đặt ra là từng bước đổi mới phương pháp 
dạy và học sao cho hiệu quả cao. Và một trong những tư tưởng đổi mới Giáo dục- 
Đào tạo hiện nay là giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết 
của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong Luật 
Giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh 
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản 
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư 
cách và trách nhiệm công dân”.
 Đã nhiều năm, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
là nhiệm vụ luôn luôn song song vói các công việc trong công tác cũng như cuộc 
sống của người giáo viên- đảng viên. Cũng chính vì điều này, bản thân tôi đã có 
thêm những kinh nghiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là đối với học 
sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy. Đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh 
tiểu học nói riêng thì vấn đề giáo dục đạo đức tốt cho học sinh là công việc đặc 
biệt quan trọng được đặt ra, bởi đây là bậc học nền móng của các cấp học trên. 
Hơn nữa, ở cấp học nào thì giáo dục đạo đức cũng là việc làm thường xuyên và 
quan trọng không thể thiếu. Vì “Trong giáo dục, không những phải có tri thức phổ 
thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, 
tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài, như ông bụt ngồi trong chùa, 
không giúp gì được ai”. ( Hồ Chí Minh)
 Vì những lẽ đó, hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy lớp 5 tại 
một trường trên địa bàn còn rất khó khăn về điều kiện kinh tế- xã hội và nhận thức 
về hành vi đạo đức chuẩn mực của các em ở đây còn nhiều hạn chế nên tôi đã 
chọn đề tài này để nghiên cứu.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều 
tra thực trạng của công tác giáo dục học sinh lớp 5, phân tích nguyên nhân, tìm ra 
những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung và cho 
học sinh lớp 5 vùng khó khăn nói riêng. Để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo 
đức cho học sinh lớp 5 vùng khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 5, trường Tiểu học 
 ( vùng có điều kiện kinh tế- xã hội còn rất khó khăn). 
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
 - Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 
5, trường Tiểu học .. nói riêng và lớp 5 vùng khó khăn nói chung trong 
năm học ...
 1 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ 
năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
 Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản của học sinh được 
hình thành ở tiểu học và được sử dụng suốt cuộc đời của mỗi con người. Học sinh 
tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, 
cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, 
các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, giáo dục tiểu học là 
nền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân 
cách và sự phát triển toàn diện con người. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá 
trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định, vì thế làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo 
sự phát triển bền vững của đất nước.
 II.2. Thực trạng.
 a. Thuận lợi- khó khăn.
 * Thuận lợi:
 Trường Tiểu học  nằm trên địa bàn ., là một thôn có điều kiện kinh 
tế và địa lí cũng như về mọi mặt nhìn chung tương đối thuận lợi hơn các thôn khác 
trong xã. Bên cạnh đó, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cũng 
như các cấp chính quyền ở địa phương, Ban giám hiệu trẻ- nhiệt tình- năng động 
cùng với đội ngũ giáo viên phần lớn là giáo viên trẻ, có trình độ đạt chuẩn và trên 
chuẩn, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Học sinh ở đây tương đối ngoan và còn 
nhỏ nên còn dễ uốn nắn, giáo dục.
 * Khó khăn:
 Mặc dù được sự quan tâm của các cấp nhưng cơ sở vât chất của nhà trường 
vẫn còn chưa được đầy đủ. Ví dụ: Phòng học chưa đủ 1 lớp/ phòng, nhiều phòng 
đã xây dựng từ rất lâu, chất lượng không còn được đảm bảo tốt cho việc dạy và 
học. Phòng truyền thống, phòng hội đồng của nhà trường chưa có nên những buổi 
sinh hoạt tập thể về chuyên môn của giáo viên hoặc học sinh trong tuần còn gặp 
nhiều khó khăn. 
 Học sinh của trường gồm nhiều dân tộc khác nhau ( Tày, Nùng, Chứt, Thái, 
Kinh); khối 5 với tổng số 74 học sinh, trong đó học sinh dân tộc 33 em- chiếm 
44,6 % số học sinh trong khối, riêng lớp 5B do tôi chủ nhiệm với tổng số 18 học 
sinh, trong đó nữ 11em, dân tộc 03 em và 06 em thuộc con gia đình hộ nghèo. 
Chính vì điều này mà việc giáo dục cho các em về kiến thức cũng như đạo đức 
còn khó đồng đều về chất lượng và thời gian tiếp thu của học sinh. Hơn nữa, hầu 
hết các em là con em thuộc gia đình có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hộ 
nghèo,nên việc đề ra các khoản thu quỹ tự nguyện từ phụ huynh học sinh để 
phục vụ thêm cơ sở vật chất cho nhà trường là rất chậm và khó khăn.
 Các em đi học là hầu hết phải tự đi bộ hoặc đạp xe đạp tới trường ( một số 
em nhà ở xa trường, một số khác thì nhà lại ở cách trường vài con suối, ngọn 
đồi,) chứ không hoàn toàn được đón đưa bằng các phương tiện của cha mẹ như 
các em ở những nơi có điều kiện kinh tế khá giả. Hơn nữa, sự quan tâm đến việc 
học cũng như vấn đề giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho các em là rất 
hạn chế vì hầu hết 100% phụ huynh học sinh có nghề làm nông nên điều kiện về 
 3 đưa các em đến những hành vi đạo đức tốt và đúng chuẩn mực. Ngoài gia đình thì 
giáo viên là người có nhiều điều kiện nhất để trang bị cho các em những kỹ năng 
sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp để làm hành trang cho các em bước tiếp lên cấp 
học trên.
 * Biện pháp: Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về đề tài tôi có 
đề xuất một số biện pháp sau: 
 + Biện pháp 1: Tìm hiểu tâm lý học sinh.
 Giáo dục đạo đức phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, giáo viên phải có 
sự hiểu biết về tâm lý giáo dục, tìm hiểu kỹ tâm lý, nhu cầu của đối tượng học 
sinh mà mình cần giáo dục. Như vậy, bằng những vốn kiến thức đã được học ở 
trường sư phạm về tâm lý học cộng với kinh nghiệm giảng dạy đạo đức cho học 
sinh tiểu học những năm qua để vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh 
một cách có hiệu quả nhất. Khi học sinh thấy cô giáo tâm lý và là chỗ cho các em 
có thể bày tỏ tâm sự của mình thì đó chính là một lợi thế để giáo viên hiểu về học 
sinh nhiều hơn và sẽ có cách trao đổi, giáo dục đạo đức cho các em thuận lợi rất 
nhiều.
 + Biện pháp 2: Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp.
 Giáo dục đạo đức phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần 
tìm hiểu thực tế hoàn cảnh gia đình của từng học sinh bởi các em có hoàn cảnh 
gia đình không hoàn toàn giống nhau. Có em thì đầy đủ kinh tế, gia đình hạnh 
phúc; có em thì có cha mẹ nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình hết sức khó khăn, 
thiếu thốn; có em lại có hoàn cảnh gia đình éo le không cha mẹ (do hạnh phúc gia 
đình bị đổ vỡ); có em lại mang căn bệnh hiểm nghèo, có những em lại là học sinh 
dân tộc thiểu số và có vốn tiếng Việt rất hạn chế. Nếu giáo viên nhiệt tình, tâm 
huyết, hết lòng vì học sinh và hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh mà mình phụ 
trách thì việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là vấn đề phải than phiền.
 + Biện pháp 3: Trao đổi với đồng nghiệp.
 Để làm tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc trao đồi với đồng 
nghiệp về kinh nghiệm giáo dục học sinh, về tình hình của lớp mà giáo viên năm 
trước chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp 4. Mặt khác, trao đổi với tổng phụ trách Đội, 
giáo viên bộ môn,  để hiểu hơn về học sinh và từ đó có cách giáo dục phù hợp 
và hiệu quả hơn.
 + Biện pháp 4: Sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho phù hợp.
 Với những học sinh chưa ngoan, những học sinh hay có những hành vi đạo 
đức chưa tốt thì cần xếp cho các em có chỗ ngồi ở gần bàn giáo viên, ngồi ở những 
vị trí bàn mà giáo viên dễ quan sát và giúp đỡ nhất. Không xếp cho các em thuộc 
đối tượng này ngồi cùng một bàn hoặc ngồi gần sát nhau. Nhưng chúng ta cũng 
không để các em bị cách ly hoặc cô lập với các bạn khác. Nếu như vậy vô tình 
giáo viên đã làm cho các em đó có những hành vi tệ hơn nữa.
 + Biện pháp 5: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp giỏi.
 Bồi dưỡng, xây dựng được một đội ngũ cán sự giỏi thì sẽ giúp cho giáo 
viên đỡ vất vả rất nhiều trong công tác quản lý học sinh. Bởi các em đó sẽ giúp 
giáo viên kèm cặp, hướng dẫn, trao đổi và giúp đỡ các bạn trong lớp để xây dựng 
nề nếp lớp tốt hơn, vì lẽ “học thầy không tày học bạn”. Các bạn cán sự lớp giỏi, 
ngoan, mẫu mực thì sẽ làm tấm gương để các bạn khác noi theo.
 5 - Qua quan sát, theo dõi và tổng kết thì thấy còn một số học sinh chưa 
ngoan, cụ thể:
 .
 - Một số học sinh đi học chưa chuyên cần hoặc nghỉ học không có giấy xin 
 phép, cụ thể:
 - Số học sinh nói tục, chửi thề hoặc thường xuyên nói trống không đã tổng 
 hợp được như sau:
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu.
 Sau khi áp dụng các biện pháp, giải pháp mà bản thân cho là phù hợp với 
học sinh của mình thì tôi thấy các em đã thật sự rất ngoan. Các em đã có ý thức 
tự giác cao và nhiệt tình hơn trong các phong trào của lớp, của trường.
 Hầu hết các em trong lớp biết tự giác lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn.
 100% số học sinh trong lớp không còn hiện tượng, chửi thề.
 100% số học sinh trong lớp đi học chuyên cần, nếu có đau ốm không thể đi 
học thì đã gửi giấy xin phép hoặc nhờ người nhà gọi điện thoại xin phép cô giáo.
 Tập thể lớp luôn đoàn kết và sát cánh nhau trong mọi hoạt động; biết yêu 
thương, đùm bọc nhau lúc khó khăn, hoạn nạn và hỏi thăm, chúc tụng nhau những 
ngày lễ tết, dịp vui nào đó.
 Mỗi buổi sáng đến trường các em đều háo hức, vui tươi.
 Phụ huynh học sinh cũng rất phấn khởi tin tưởng giáo viên, hầu hết phụ 
huynh trong lớp đã có sự kết hợp kịp thời với giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu, 
uốn nắn và giáo dục đạo đức đúng chuẩn mực cho các em. Cụ thể, cuối học kì I ( 
năm học .) vừa qua về chất lượng hai mặt giáo dục của lớp đạt như sau: 
 ..
 Ngoài ra,về hoạt động của trường và Liên đội, lớp cũng đạt được nhiều kết 
quả đáng biểu dương nhờ vào sự nhận thức tốt từ vấn đề giáo dục đạo đức cho các 
em. Măc dù gia đình các em rất khó khăn và bản thân các em cũng phải cố gắng 
lắm mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhưng đây cũng chính là thành công 
khởi đầu đáng mừng vì tính tự giác và biểu hiện vâng lời cô giáo của học sinh 
trong lớp.
 ..
 Bên cạnh đó, với sự tích cực rèn “ nết người” nên lớp 5B đã có 1 học sinh 
dân tộc từ chữ viết chưa đẹp ở các năm học trước, đến năm học này đã phấn đấu 
học theo tiêu chí giáo viên đưa ra “ Nét chữ, nết người” và đã đạt giải Nhì vở 
sạch- chữ đẹp cấp trường, tham gia cấp huyện đạt giải Ba ( chữ viết đẹp trong đợt 
Giao lưu Tiếng Việt vừa qua). Với ý thức tự giác rèn luyện thân thể nên một em 
nữ đã đạt giải Ba trong hội thi Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện vừa qua.
 Hơn thế nữa, từ đầu năm học đến nay, các em luôn phấn đấu rèn giữ nề nếp 
thật tốt để luôn giữ xếp loại thi đua tuần đứng thứ nhất, thứ hai mỗi tuần.
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_tu_gi.docx