Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt bài văn Tả người
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt bài văn Tả người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt bài văn Tả người
A: PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề. Từ xa xưa đất nước Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học. Bao tấm gương hiếu học và đã trở thành những nhà bác học thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay truyền thống đó ngày càng được phát triển và nhân rộng thêm. Việc học tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp bách đang được toàn đảng toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề này hệ thống giáo dục là vấn đề cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần thành hình thành con người Việt Nam trong thời kì đổi mới. Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe , nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt. 1 - Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả. - Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2013 - 2014 - Học sinh lớp 5 - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2014 - 2015 - Học sinh lớp 5C - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2015 - 2016 - Học sinh lớp 5D - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2015 - 2016 Phạm vi nghiên cứu Trường Tiểu học Hiến Nam – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên. II. Ph¬ng ph¸p tiÕn hµnh 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. 1.1. Tình hình thực tế của việc dạy và học: Sau những năm giảng dạy chương trình lớp 5, qua các đợt kiểm tra bài viết của học sinh, qua dự giờ thăm lớp khối 5 tôi thấy thực trạng dạy Tập làm văn tả người lớp 5 như sau: 1.1.1.Về giáo viên: a. Thực trạng dạy những kiến thức thể loại văn Tả người ở lớp 5: - Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn...Phần lớn giáo viên lấy sách giá khoa, sách giáo viên làm chuẩn để dạy. Trong khi đó các lí thuyết về thể loại nhiều khi chưa được sách giáo khoa, sách giáo viên đề cập đến. Bên cạnh đó cũng có những giáo viên thông hiểu về các thể loại bài văn thế nhưng vì phải đảm bảo nội dung, yêu cầu của tiết học (tìm ý, làm dàn bài hay viết một đoạn) cho một đề bài cụ thể nên họ chưa chú trọng đến việc dạy lí thuyết này. Hầu hết các giáo viên mới chỉ nói qua về các yêu cầu đối với thể loại, kiểu bài đang học chứ chưa chú ý đến việc dạy 3 giáo viên đã ý thức được vấn đề này nên biết kết hợp việc dạy Tập làm văn qua các phân môn trên. Tuy vậy, một số giáo viên vẫn chưa chú ý sâu đến điều đó, dạy tiết nào biết tiết ấy nên đã bỏ qua nhiều kiến thức cũng như kĩ năng bổ ích, thiết thực cho học sinh trong Tập làm văn. Tôi đã trực tiếp dạy lớp 5 nhiều năm cùng với việc đi sâu dự giờ thăm lớp môn Tập làm văn nói chung và văn Tả người lớp 5 nói riêng tôi nhận thấy rằng: - Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết tập làm văn tả người. - Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn. - Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của 1 tiết học, chỉ quan tâm đến việc học sinh làm được, viết được đoạn, được bài theo ý cô sao cho nhanh để giải quyết các bài tập đưa ra trong tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. - Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến sửa câu, cách dùng từ trong câu, dùng từ sai của học sinh. - Chưa tạo được khí thế cho học sinh mở rộng tầm nhìn, liên hệ sâu sắc trong thực tế hoàn cảnh làm việc, hành động của người được tả để bài viết thêm phong phú, sinh động. 1.1.2.Về phía học sinh: Do hạn chế của chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy của giáo viên như đã nói ở trên, cùng với sự lơ là trong học tập của các em đã dẫn việc dạy và học Tập làm văn chưa đạt đến kết quả cao. Phần lớn các em chưa thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, do đó càng ít có sự sáng tạo. Nhiều khi chưa nắm vững được các kĩ năng cơ bản để làm bài (tìm hiểu đề, quan sát lập dàn ý, lập dàn bài, triển khai ý, liên kết ý, liên kết đoạn...) dẫn đến nhiều em còn làm bài lạc đề, sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc. Đặc biệt là có những em chưa phân tích kĩ đề bài nên chưa làm đúng yêu cầu của đề và chưa có thái độ, tình cảm như đề bài yêu cầu. 5 - Tiết trả bài chưa được giáo viên nhìn nhận với vai trò xứng đáng của nó, dẫn đến việc nhiều giáo viên còn dạy qua loa tiết này, nên chưa hình thành cho học sinh thói quen rút kinh nghiệm bài làm. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, thời gian hoàn thành. 2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Đọc tài liệu giáo dục có liên quan đến tâm lí học sinh, tài liệu, sách giáo khoa liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Đọc và tìm hiểu 1 số phương pháp dạy Tiếng việt, các tài liệu bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng việt. 2.2. Phương pháp điều tra quan sát: - Phỏng vấn học sinh các vấn đề liên quan. - Đọc và phân tích các bài văn của học sinh. - Trao đổi về phương pháp dạy với các giáo viên trong khối. 2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.5 Tạo ra giải pháp thời gian hoàn thành. Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác. Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn. Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết. Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn. - Năm học 2013 – 2014; đầu năm học khảo sát, điều tra thực trạng giảng dạy và học tập. - Cuối năm 2013 -2014 đến năm học 2014 -2015 tìm hiểu và đề ra những biện pháp khắc phục và áp dụng vào thực tế giảng dạy. - Cuối kì I năm học 2015 -2016 tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm. - Việc nghiên cứu tìm ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người được hoàn thành vào cuối học kì I năm học 2015 – 2016. 7 Tập làm văn mang tính tích hợp cao. Nó góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục đích của môn Tiếng việt, phản ánh kết quả giảng dạy và học tập của các phân môn khác và được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học. Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc dạy học Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cả Chính tả. Đây là nơi tiếp nhận và đây cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức của các phân môn trên. Bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tập làm văn. Do vậy khi dạy các phân môn của Tiếng việt, giáo viên cần khơi dạy Tập làm văn cho học sinh. 1.1. Dạy Tập làm văn qua phân môn Luyện từ và câu: Nếu ở giờ tập đọc, giáo viên đưa ra các ngữ liệu để dạy cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ và bước đầu vận dụng nó thì ở tiết này, giáo viên cho học sinh tiến hành luyện tập ứng với kiến thức vừa thu được. Qua các bài luyện từ và câu, giáo viên giúp các em hiểu biết thêm về sự phong phú của từ vựng trong cách tạo từ các lớp theo trật tự hoặc trong mối quan hệ về âm, về ngữ nghĩa. Từ đó các em được củng cố những hiểu biết trong cách dùng từ có chọn lọc vừa đảm bảo tính chính xác, vừa có tác dụng biểu cảm. Phần kiến thức này ngoài dạy ở tiết luyện từ và câu, tôi còn củng cố và hệ thống hóa bằng các loại bài tập đưa ra ở tiết luyện. Tôi đã xây dựng một số các bài tập nhằm giúp các em có nhiều vốn từ để vận dụng trong khi làm bài văn Tả người như sau: 1.1.1. Loại bài tập tìm từ theo chủ đề, đề tài. a. Dạng 1: Yêu cầu học sinh tìm từ theo chủ đề mở rộng vốn từ: - Các từ ngữ trong chương trình được sắp xếp theo chủ đề. Khi dạy các bài này, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại các từ ngữ đó và có thể tăng cường mở rộng thêm. - Ví dụ: Các em đã được học bài mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết Tuần 3, lớp 4, do vậy khi dạy bài Tổng kết vốn từ: Bài1/Tiết 31/ Tuần 16, tôi đưa ra bài tập: 9 - Tính tình của một bạn học sinh ngoan: ngoan ngoãn, dịu dàng thân thiện, cởi mở, vui vẻ, hòa nhã... - Hình dáng của một em bé: hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh, mũm mĩm, trắng hồng, nũng nịu.... Ngoài các yêu cầu tìm danh từ, động từ, tính từ giáo viên cũng cần chú ý dạy học sinh bài tập thay thế các danh từ bằng các đại từ chỉ ngôi thích hợp để câu văn không bị lặp từ. Việc dạy học sinh xác định cách dùng từ đúng với từ loại, tiểu loại của chúng bằng cách xây dựng các bài tập dựa trên ngữ liệu là các lỗi dùng từ sai của học sinh và để học sinh tự sửa, giúp các em rút ra được cách dùng từ thế nào cho đúng. Ví dụ: Sửa đoạn văn sau bằng cách dùng đại từ thay thế. Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp. Viết xong, cô giáo ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm cười. Cô giáo như muốn khuyến khích chúng em hãy viết đẹp giống như mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn nhiều lần. - Tìm các từ bị lặp lại trong đoạn văn: cô giáo, chúng em. - Hãy tìm các đại từ chỉ người hoặc các từ đồng nghĩa với các từ đó để thay thế. Học sinh đã tìm và sửa lại như sau: Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp. Viết xong, cô ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm cười. Người mẹ dịu dàng ấy như muốn khuyến khích đàn con thơ ngây hãy viết đẹp giống như mình. c. Dạng 3: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức cấu tạo từ. Ví dụ: Khi dạy bài tiết luyện tập làm bài văn Tả người tuần 17, tôi đưa loại bài tập dựa trên kiến thức từ loại mà các em đã học ở lớp 4. Cụ thể là các bài tập sau: 1). Tìm những tiếng ghép với tiếng hiền để tạo thành từ ghép chỉ tính nết của người? (hiền lành, hiền hậu, hiền từ, hiền thục...) 2). Tìm những từ chứa tiếng ” xinh” để tả hình dáng của người? 11 Bài 2: Hãy gạch chân dưới những từ dùng chưa phù hợp rồi sửa lại cho đúng. - Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang. - Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc. - Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái. - Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng. Với dạng bài tập này, tôi đã tiến hành làm như sau: 1. Phát hiện từ dùng sai 2. Sửa lại cho đúng Để giải quyết yêu cầu 1, tôi dẫn dắt để học sinh thấy được đối tượng miêu tả là ai, thái độ của người viết đối với người định tả thế nào, từ dùng ở hoàn cảnh đó đúng chưa?... Dựa vào định hướng của cô, học sinh đã xác định được những từ dùng chưa phù hợp như sau: - Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang. - Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc. - Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái. - Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng Để giải quyết yêu cầu 2, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra được các từ gạch chân ở trên dùng chưa thích hợp với đối tượng và văn cảnh tả: - Đối tượng được tả trong câu văn trên là ai? (Cô giáo, bạn bè, người thân) - Họ có mối quan hệ với em ra sao? (là thầy cô dạy mình, là bạn bè, là người thân....) - Khi muốn nói về người tốt hoặc người thân, bạn bè, nói về tình cảm của bề trên với bề dưới mà chúng ta dùng các từ gạch chân như văn cảnh trên đã thể hiện được sự kính trọng hay tôn trọng chưa? (chưa được). - Vậy ta phải thay thế chúng như thế nào? (Tìm các từ có cùng nghĩa, trái nghĩa,... để thay thế) Giáo viên cho học sinh thi đua tìm từ thay thế và tự sửa lại cho phù hợp văn cảnh. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_l.doc