Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát

doc 7 trang thanh 18/02/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 _____________
 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NĂM HỌC 2018 - 2019
 _____________
 I. Sơ lược bản thân
 Họ và tên: Ngô Xuân Vinh Năm sinh: 1983
 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Âm nhạc
 Nhiệm vụ được phân công: Dạy Âm nhạc
 Đơn vị: Trường Tiểu học An Nhơn
 Chức vụ: Giáo viên
 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 biểu diễn tốt các 
bài hát.
 II. Nội dung
 1. Thực trạng trước khi có sáng kiến 
 1.1. Thực trạng 
 Đã từ rất lâu Âm nhạc là một môn học nghệ thuật trở thành một 
trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông bắt 
đầu ở các lớp tiểu học. Âm nhạc được con người chúng ta ví von như 
nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần giúp học sinh cảm nhận 
những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc sống Âm nhạc. Nhưng mục đích 
của Âm nhạc trong giáo dục phổ thông không phải đào tạo các em trở thành ca 
sĩ, nhạc sĩ, mà chủ yếu thông qua môn học này các em được lĩnh hội những kiến 
thức ban đầu về văn hóa âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới 
tinh thần thoải mái, góp phần phát triển nhân cách, bồi dưỡng tình cảm đạo đức 
trí tuệ, giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn. Đồng thời mang lại sự 
hứng thú, niềm phấn khởi trong học tập, giúp các em hòa mình vào tập thể, càng 
thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Bởi vậy việc dạy Âm nhạc cho học 
sinh tiểu học nói chung và dạy cho các em biết cách biểu diễn hoàn 
chỉnh một bài hát ở học sinh lớp 5 nói riêng cũng rất quan trọng. Qua đó 
còn giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm 
nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát 
và thói quen tập hát đúng. Mặc khác biểu diễn tốt bài hát còn tạo cho học 
sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc giáo dục năng lực cảm 
thụ Âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, giúp các em mạnh dạn, tự 
tin, sáng tạo trong cách biểu diễn. Từ đó làm cho đời sống tinh thần của 
trẻ thêm phong phú, tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt 
đẹp, góp phần làm thư giãn đầu óc làm cân bằng các nội dung học tập 
khác ở tiểu học. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích bộ môn Âm nhạc, 
biết cách hát tự nhiên, biết vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn, thích hát 
 1 - Việc truyền thụ các bài hát, chủ yếu bằng hình thức truyền khẩu ít phát 
triển khả năng tư duy của các em thậm chí kiến thức đó rất trừu tượng. Do đó 
không tạo được sự thu hút hứng thú học tập tới các em.
 - Giáo viên ít sử dụng các phương tiện dạy học bổ trợ như tranh ảnh, các 
loại máy nghe nhạc để giới thiệu các bài hát trước khi giảng dạy.
 - Trong giờ học Âm nhạc hầu như giáo viên chỉ chú ý hình thức tổ chức 
giáo dục Âm nhạc khác như: kết hợp hát với một số động tác phụ họa phù hợp 
với sắc thái bài hát,... Phương pháp giảng dạy chưa có sự đổi mới thiếu sáng tạo.
 - Giáo viên giảng dạy truyển thụ theo một chiểu nên chưa phát huy hết 
tính chủ động tích cực và khả năng phát huy của học sinh. Việc sử dụng nhạc cụ 
của giáo viên chưa thường xuyên, giáo viên ngại mang vác di chuyển.
 - Giáo viên chưa nâng cao kỹ năng hát, sử dụng nhạc cụ, kỹ năng chỉ huy, 
kỹ năng biểu diễn bài hát để thu hút các em đối với môn học này. 
 2. Tính mới của sáng kiến
 Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả gây được hứng thú cho học 
sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài 
học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, 
phát âm quan sát nghe cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm hát đúng 
và nhịp nhàng, động tác đẹp, phù hợp với bài hát. Để thực hiện rèn luyện 
kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 5 tôi đã không ngừng nghiên cứu 
tìm tòi các phương pháp để học sinh có thể hát đúng theo yêu cầu, biều diễn đẹp, 
động tác sáng tạo khi học một bài hát mới. 
 2.1 Hướng dẫn học sinh cảm nhận nội dung, sắc thái bài hát
 - Mỗi tác phẩm âm nhạc dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì chúng 
đều mang một nội dung và sắc thái riêng. Muốn hát hay, biểu diễn tốt trước tiên 
phải hiểu sâu sắc nội dung ca từ, sắc thái từng bài hát.
 - Nghe hát và cảm nhận về tính chất sắc thái, nhịp độ, trường độ, cao độ 
của bài hát là kỹ năng cần có của một người khi biểu diễn. Do đó giáo viên là 
nguời phải thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng các nghe và cách cảm nhận bài 
hát.
 - Hướng dẫn, rèn kĩ năng về cảm thụ khi nghe một bài hát, cũng như một 
tác phẩm âm nhạc và liên tưởng đến môi trường xung quanh. Thông qua các bài 
hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức nhờ lời ca và giai 
điệu của bài mà gây được cho học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình 
cảm sắc thái vào bài hát.
 Ví dụ : Khi dạy bài hát : Tre ngà bên Lăng Bác nhạc và lời: Hàn Ngọc 
Bích
 Giáo viên phải hướng dẫn cho các em hình dung khoảng không gian yên 
ả xung quang Lăng Bác. Các em phải hát nhẹ nhàng tựa như tiếng gió rì rào qua 
rặng tre.
 2.2 Hướng dẫn học sinh cách cảm nhận giai điệu, tone bản nhạc và 
hát đúng giọng.
 Mỗi bài hát được sáng tác theo mỗi giai điệu khác nhau, mỗi tone nhạc 
cũng khác nhau do đó các em phải cố gắng biểu diễn bài hát đó sao cho phù hợp 
với ca từ cũng như sắc thái bài hát. Ở phần này hầu hết các em chưa thực hiện 
 3 giáo viên hướng dẫn học sinh miệng hơi khép lại, có chiều mở ra hai bên, lưỡi 
hơi thụt vào trong. 
 2.4 Hướng dẫn học sinh biết cách biểu diễn bài hát bằng các động tác 
phụ họa
 - Cơ thể con người khi biều diễn một bài hát là cách thi phạm tốt nhất cho 
nội dung, sắc thái bài hát đó có nghĩa là nếu ta biết vận dụng ngoại hình, hình 
thể uyển chuyển của minh khi biểu diễn bài hát sẽ thu hút được người nghe rất 
tốt. Một cái nghiêng đầu hay một cái giơ tay hoặc một bước chân chúng ta biết 
vận dụng đúng cách vào bài hát thì chúng ta sẽ truyền được hết ý đồ tác giả, sắc 
thái của bài hát đến với người nghe.
 Ví dụ: Khi biểu diễn bài hát Reo vang bình minh nhạc và lời Lưu Hữu 
Phước, bái hát này hát với sắc thái vui nhộn vậy nên khi hát phải nhún nhảy theo 
nhịp đàn, khi hát câu “Reo vang reo ca vang ca cất tiếng hát vang rừng xanh 
vang đồng”tay chúng ta phả đưa ra phía trước, lòng bàn tay ngửa như điệu bộ 
đi dạo chơi giũa bầu trời bao la.
 - Biểu diễn bài hát và múa phụ họa cho bài hát là một kĩ năng đòi hỏi sự 
tự tin, mạnh dạn, sáng tạo của học sinh. Phải thể hiện trong cùng một lúc các kĩ 
năng là một yêu cầu khó đối với học sinh vì thời lượng tiết học rất ngắn, các tiết 
học lại phân bố quá thưa, khả năng âm nhạc của các em lại không đồng đều. Để 
khắc phục những hạn chế trên tôi đã thực hiện việc dạy tách biệt các kĩ năng trên 
để phù hợp với tâm sinh lí và khả năng của học sinh ở bậc tiểu học. 
 - Xây dựng chương trình rèn kĩ năng thực hành biểu diễn cho các em phải 
từ đơn giản đến phức tạp, củng cố cho các em nhớ lại những kiến thức cơ bản đã 
được học từ lớp dưới. 
 - Hướng dẫn học sinh trong tất cả các tiết học. 
 - Rèn luyện cho học sinh tập biểu diễn theo từng giai đoạn. 
 - Hướng dẫn HS vận động theo nhạc, gợi ý cho học sinh tự nghĩ ra các 
động tác phụ hoạ đơn giản phù hợp với nội dung bài hát. Tùy từng bài hát, tùy 
từng nội dung từng bài mà giáo viên chuẩn bị tốt một số động tác múa đơn giản 
ở bài học rồi thi phạm trên lớp cho các em quan sát và luyện tập cho các em 
nhưng vẫn phải phù hợp với nội dung bài học. Việc hát kết hợp với vận động sẽ 
giúp học sinh nhập tâm vào sắc thái bài hát. Với phương pháp này giúp học sinh 
được thư giãn, thoải mái, phát huy tính tích cực của học sinh.
 - Ngoài tập biểu diễn các bài hát ở trường ở lớp về nhà các em tự tập hát 
kết hợp các động tác phụ hoạ cho bài hát và tập biểu diễn các bài hát.
 - Giáo viên nên dành cho học sinh nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn hình 
thức trình bày, lựa chọn cách hát, sáng tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài 
hát. Tuy nhiên giáo viên có thể gợi ý hướng dẫn học sinh một vài động tác múa 
phụ họa đơn giản, phù hợp để các em có thêm nhựng lựa chọn khi biểu diễn bài 
hát.
 Ví dụ: Với bài: “Hát Mừng” Giáo viên hướng dẫn một số động tác múa 
Tây Nguyên sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các 
em còn được tìm hiểu về những điệu múa của dân tộc tây Nguyên rất cuốn hút 
và đặc sắc.
 - Hướng dẫn tập biểu diễn theo các hình thức nhóm, cá nhân.
 5 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_b.doc