Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh Lớp 5

doc 18 trang thanh 24/01/2024 1400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh Lớp 5
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 GIÁO DỤC PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện: Lê Thị Mai
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Tâm
 SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm
 THANH HOÁ NĂM 2017 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài : 
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. 
Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhà trường như: 
“Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”. Mục tiêu giáo dục 
tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng 
đắn và lâu dài về phẩm chất, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để 
học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Giáo dục phẩm chất nhân cách cho học 
sinh là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường, nhằm hình thành 
cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt Nam, biết chăm 
học, chăm làm, tự tin, tự trọng, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật, đoàn kết, yêu 
thương... Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối với cộng 
đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định 
của nhà trườngThực tế hiện nay, hiện tượng suy thoái về đạo đức, một bộ phận 
người lớn và thanh thiếu niên có lối sống buông thả, thực dụng cá nhân, vô cảm, 
coi nhẹ tình người, tình cảm gia đình, coi thường pháp luật, thiếu ý thức trách 
nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng, nạn bạo lực học đường.... đang là 
vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Là một giáo viên đang trực tiếp giáo dục học 
sinh lớp 5 trường Tiểu học Quảng Tâm, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và thực hiện 
những biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm, với mong muốn 
giáo dục các em trở thành những học sinh có phẩm chất tốt, có nền tảng đạo đức, 
luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách của cuộc sống, trở thành những 
công dân tốt trong tương lai, xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó có được những 
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân 
nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện 
pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu : 
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5.
- Tìm hiểu và nắm bắt thực trạng về phẩm chất của học sinh lớp 5A trường Tiểu 
học Quảng Tâm. Phân tích nguyên nhân. Đề ra những biện pháp sư phạm và thực 
hiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5. Áp dụng đối với HS lớp 
5A trường Tiểu học Quảng Tâm.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý, sự phát 
triển tư duy, đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh lứa tuổi 
lớp 5.
- Phương pháp quan sát : Quan sát những biểu hiện hằng ngày trong các hoạt động 
học tập, vui chơi,... của học sinh, thái độ và những chuyển biến về phẩm chất của 
từng em.
- Phương pháp đàm thoại : Trò chuyện với học sinh, với Phụ huynh...
- Phương pháp thống kê.
 mầm mống cũng bị mai một. Do vậy yếu tố di truyền không có vai trò quyết định 
đến hình thành phẩm chất nhân cách.
- Môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, xã hội, hoàn cảnh sống có tác động và 
ảnh hưởng to lớn đến cá nhân nhưng cũng không có vai trò quyết định đối với việc 
hình thành và phát triển nhân cách bởi vì hoàn cảnh sáng tạo ra con người nhưng 
trong một chừng mực, con người cũng sáng tạo ra hoàn cảnh.
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách như: 
giáo dục sẽ định hướng cho phát triển nhân cách, giáo dục làm phát huy các yếu tố 
bẩm sinh – di truyền, giáo dục khắc phục được một số các khuyết tật, lệch lạc của 
cá nhân. Tuy vậy cá nhân phát triển đến mức độ nào, theo xu hướng nào, giáo dục 
không quyết định được cho cá nhân. Giáo dục không là vạn năng.
- Trong các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định 
trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
 Dạy học hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài 
giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm...), mà các 
hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành phẩm 
chất đạo đức. Vì vậy vấn đề còn lại là người học tham gia như thế nào các hoạt 
động để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
 Trong một dự thảo cho đổi mới về chương trình sách giáo khoa sau năm 2015. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình tổng thể gồm ba phẩm chất và 
tám năng lực như sau. (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 05/8/2015).
 Ba phẩm chất là: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
- Sống yêu thương gồm: Yêu tổ quốc, giữ gìn phát huy truyền thống, di sản quê 
hương đất nước, tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới, nhân ái, khoan dung, yêu 
thiên nhiên.
- Sống tự chủ gồm: Sống trung thực; tự trọng; tự lực; chăm chỉ; vượt khó; tự hoàn 
thiện.
- Sống trách nhiệm gồm: Tự nguyện; chấp hành kỷ luật; tuân thủ pháp luật; bảo vệ 
nội quy, pháp luật. 
 Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu về 
phẩm chất của học sinh từng cấp học được thực hiện thông qua nhận xét các biểu 
hiện của học sinh đối với các thành tố tương ứng trong từng phẩm chất và năng 
lực. 
 Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh Tiểu học được đánh giá sự hình thành và 
phát triển phẩm chất qua các mặt chủ yếu : chăm học, chăm làm; tự tin, trách 
nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
 Đánh giá bằng các mức độ : chuẩn mực đạo đức, hoặc đời sống vật chất quá đầy đủ dẫn đến nhiều trẻ em có lối 
sống ích kỉ, vô cảm, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình. Hiện nay, nhiều gia đình 
rất quan tâm đến việc giáo dục con cái, có phương pháp dạy con đúng nhưng bên 
cạnh đó vẫn còn những gia đình do bận rộn lo toan cho cuộc sống nên ít có điều 
kiện chăm sóc giáo dục con chu đáo hoặc chưa có cách giáo dục phù hợp, coi trọng 
học kiến thức mà chưa quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất cho con em.
 Xã hội : Môi trường xã hội luôn tác động lớn đến việc hình thành nhân cách 
của học sinh, qua hành vi, việc làm của người lớn xung quanh, của xóm giềng hàng 
ngày, các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, mạng in tơ nét, sách báo, 
phim ảnh, Hiện nay, một số người lớn có biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống 
vì những lợi ích của bản thân, các chương trình thông tin giải trí chưa có sự quản lí 
chặt chẽ, mà lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hay bắt chước, nhìn nhận về xã 
hội chưa có sự hiểu biết đầy đủ cũng gây khó khăn cho việc giáo dục phẩm chất 
cho học sinh.
2.2. Thực trạng : 
2.2.1. Về địa phương và gia đình học sinh : 
*Thuận lợi : 
- Ủy ban nhân dân xã luôn quan tâm chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. 
- Các trường trong xã tương đối đầy đủ phương tiện dạy và học, giáo viên nhiệt 
tình, quan tâm giáo dục học sinh cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực.
- Nhiều gia đình luôn chăm lo giáo dục con em phát triển toàn diện.
* Khó khăn : 
- Trên địa bàn xã chưa có nơi vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em.
- Trong xã vẫn còn có hiện tượng cờ bạc, trộm cắp, nghiện ngập...
- Một số người lớn chưa gương mẫu, có lối sống đạo đức chưa lành mạnh.
- Một số gia đình coi trọng việc học tập kiến thức và kỹ năng, xem nhẹ giáo dục 
phẩm chất cho con em.
- Nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa, ít có thời gian quan tâm tới con em.
2.2.2. Đặc điểm học sinh lớp 5A đầu năm học 2016-2017 : 
 - Tổng số học sinh : 34 em, 19 em nữ, không có học sinh khuyết tật, sức khỏe 
bình thường, 
- 5 em là con em gia đình công chức, viên chức, còn lại gia đình các em đều làm 
nông nghiệp và làm công nhân ở các công ty may,
- 5 em con hộ nghèo và cận nghèo, 3 học sinh mồ côi bố, 25 gia đình các em bố mẹ 
đi làm xa từ sáng đến chiều, 1 học sinh mẹ đi làm ở nước ngoài đã 3 năm chưa về. 
2 Học sinh có bố nghiện ma túy.
- Phần lớn các gia đình quan tâm chăm lo đến việc giáo dục con em mình.
 *Những ưu điểm nổi bật về phẩm chất : những đòi hỏi của các em, các em không phải làm bất cứ công việc gì ở gia 
 đình dù là việc nhỏ vừa sức phù hợp với lứa tuổi như quét nhà, nhặt rau, rửa 
 bát.... khiến các em ích kỷ, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình, thờ ơ, vô tâm với 
 những gì đang xảy ra xung quanh, lười làm việc nhà...
 - Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống ảnh hưởng tiêu 
 cực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con em. ( Buôn bán gian lận, nói 
 tục, nói xấu người khác, bố mẹ không hòa thuận, bạo lực gia đình,...).
 - Nhiều gia đình gây áp lực về học tập cho con, yêu cầu con phải đạt được 
 thành tích, danh hiệu về học tập, trách phạt con nặng nề khi các em mắc lỗi 
 khiến cho các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói dối, làm đối phó,....
 - Một số gia đình bố mẹ đi làm xa, phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường, 
 ít quan tâm tới việc giáo dục con em mình, chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học 
 tập cho con,...
 - Một số gia đình để các em tự sử dụng máy tính và internet, điện thoại, xem ti 
 vi gây tình trạng thích chơi trò chơi điện tử, bắt chước những hiện tượng tiêu 
 cực, bạo lực, chán học, ngại học, ngại làm việc nhà và các công việc ở lớp, mệt 
 mỏi, uể oải....
 *Do bản thân học sinh :
 Một số học sinh tính tự giác tự quản, tự lực còn hạn chế... ỷ lại, chưa cố gắng, 
 chưa phân biệt được tốt, xấu, sống theo bản năng...
 * Về phía giáo viên :
 - Giáo viên còn thiên về trách phạt, quát mắng khi học sinh mắc lỗi, làm học 
 sinh thực hiện đối phó mà thiếu tính tự giác. Còn coi trọng dạy kiến thức kỹ 
 năng hơn việc quan tâm uốn nắn giáo dục phẩm chất cho học sinh.
 Tìm hiểu và phân tích đúng được những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển 
 lệch lạc theo chiều hướng xấu về phẩm chất đạo đức của học sinh giúp giáo 
 viên có được những biện pháp đúng đắn giáo dục các em trở thành người có 
 phẩm chất đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
2.3. Những giải pháp : 
2.3.1. Giúp học sinh xác định học tập tốt và rèn luyện phẩm chất tốt là những 
nhiệm vụ quan trọng của mỗi người học sinh : 
- Vào đầu năm học, tiết sinh hoạt lớp đầu tiên, tổ chức cho học sinh học tập các 
nhiệm vụ của người học sinh, 5 điều Bác Hồ dạy, học nội quy của nhà trường, của 
lớp học, .... Thảo luận về câu nói của Bác Hồ “ Có đức mà không có tài làm việc gì 
cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng.” Nhằm giúp học sinh hiểu 
được, con người không chỉ cần có tài mà còn cần có đức ( Phẩm chất tốt) để trưởng 
thành, trở thành người có ích.
- Giáo viên lấy ví dụ cụ thể : Người vô kỷ luật, bất hiếu với cha mẹ, trộm cắp, 
....thì có giúp ích được cho gia đình và cộng đồng không, cuộc sống của họ có bình 
yên, hạnh phúc không ? Vì sao ? Gia đình của họ sẽ thế nào?....giúp các em xác cô, được khích lệ sẽ tự tin mạnh dạn hơn, cảm nhận được sự thân thiện yêu thương 
đoàn kết với các bạn, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
 - Rèn luyện kỹ năng xử lý khi học sinh mắc lỗi : 
 Trong quá trình giáo dục học sinh. khi các em mắc lỗi, nếu quát mắng, trách 
phạt bằng các hình thức như yêu cầu các em đứng lên bảng, phạt.... sẽ khiến các 
em xấu hổ, gây tính trơ lỳ, bất cần, nói dối, đối phó, mà giáo viên cần kiềm chế, 
kiên nhẫn, bình tĩnh, hỏi, tìm hiểu đúng sự việc, nguyên nhân, để chính học sinh 
phạm lỗi nói ý kiến, suy nghĩ của mình, giáo viên cần phân tích để các em thấy rõ 
được đúng sai, để các em thấy được những tác hại về thái độ và việc làm chưa 
đúng, biết nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi. Giáo viên cần thể hiện rõ sự không đồng 
tình bằng thái độ, ánh mắt, cử chỉ,... và đánh dấu số lần phạm lỗi của học sinh vào 
sổ theo dõi riêng, giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh cần phải sửa chữa không được 
tái phạm. 
 Gặp riêng học sinh vào cuối giờ học để lắng nghe các em trình bày những suy 
nghĩ của mình, kết hợp uốn nắn, giúp đỡ, giao nhiệm vụ và yêu cầu khắc phục... 
VD : - Với học sinh đánh bạn : Giáo viên cần tìm hiểu đúng sự việc bằng việc hỏi 
các học sinh chứng kiến, tìm nguyên nhân, gặp riêng và hỏi học sinh vi phạm : - Vì 
sao con đánh bạn ? Nếu con bị người khác đánh, con cảm thấy thế nào ? Con thấy 
mình đánh bạn như vậy là đúng hay sai ? Sai thì con phải làm gì ? Con có thực 
hiện được không ? Cô tin là con làm được, cô sẽ theo dõi đấy...
 Với biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh gần gũi, tin yêu cô giáo, biết nhận lỗi 
và sửa lỗi, có tiến bộ rõ rệt. 
2.3.3. Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động : 
- Phẩm chất học sinh được hình thành qua việc tiếp xúc, giao tiếp, trải nghiệm 
trong các hoạt động. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, phẩm chất các em được bộc lộ rõ 
nét trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể như thể dục thể thao, 
văn hóa văn nghệ, dã ngoại, ... Trong các hoạt động này, giáo viên linh hoạt tổ 
chức hoạt động thi đua theo nhóm, hoạt động cá nhân, luôn quan sát những biểu 
hiện ở học sinh, kịp thời khuyến khích uốn nắn, khuyên bảo để các em tiến bộ. Rèn 
tính kỷ luật, trung thực, đoàn kết, có trách nhiệm, tự tin, tương trợ giúp đỡ nhau để 
hoàn thành nhiệm vụ,...
 - Ngoài ra, theo các kế hoạch của nhà trường, của Liên đội, tổ chức các hoạt động 
mang tính giáo dục như : Quyên góp ủng hộ các bạn nghèo trong lớp, ủng hộ các 
bạn là nạn nhân chất độc màu da cam, mua tăm ủng hộ Hội người mù, tổ chức giúp 
bạn gia đình gặp hoạn nạn,...Sau mỗi hoạt động, giáo viên nhận xét, đánh giá cụ 
thể, biểu dương các em. Học sinh hiểu được ý nghĩa của hoạt động, tích cực hào 
hứng tham gia, qua đó giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ 
mọi người.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_pham_chat_ch.doc