Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh Lớp 5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Qua thực tế giảng dạy lớp 5 trong nhiều năm qua và trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh lớp 5” nhằm trau rồi cho các em có kỹ năng thực hành cảm nhận được giá trị nghệ thuật sau khi học các văn bản cụ thể.Từ đó các em xác định được cái hay, cái đẹp qua mỗi hình ảnh sinh động để giúp các em thực hành viết được bài văn hay, giàu hình ảnh, hấp dẫn Dạy cảm thụ văn học là tiền đề hỗ trợ Tập làm văn Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp. Muốn có bài văn hay , học sinh tích lũy cho mình vốn từ ngữ hay, hình ảnh đẹp và sinh động. Tập làm văn là phân môn sử dụng tổng hợp kết quả của các phân môn thành phần khác như tiết dạy chính tả để cung cấp, chính xác hóa, tích cực hóa kiến thức trong đó cảm thụ văn học góp phần không nhỏ. Để vận dụng làm được một bài văn hay ta phải cảm nhận được những điều mà mình muốn viết, muốn thể hiện. Không chỉ có thế, Tập làm văn cũng giúp phần tích cực hóa, chính xác hóa những vốn kiến thức đó của học sinh. Vì vậy, dựa vào các bài Tập làm văn, các nhà giáo dục có thể điều chỉnh vốn từ và cách khai thác và cách thực hành bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh. Để dạy các dạng bài tập cảm thụ văn học có hiệu quả đặt ra cho các giáo viên Tiểu học là một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy tôi đã gặp phải không ít những khó khăn. Việc hướng dẫn làm các bài tập cảm thụ văn học mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức của bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức. Do vậy việc tổ chức cho học sinh trong các giờ giải quyết các bài tập cảm thụ văn học là vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay bản thân tôi. Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến phần cảm thụ văn học, đặc biệt các khái niệm về biện pháp nhân hóa, so sánh, điệp ngữ... bộc lộ không ít hạn chế. Về nội dung chương trình dạy phần đó trong sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào hoạt động này. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho phần bài tập cảm thụ văn học của lớp 5. - 2 - Xuất phát từ thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 5 tôi nhận thấy: Nhiều bài Tập đọc là văn bản mang tính nghệ thuật cao. Nếu chỉ luyện cho học sinh đọc đúng thì chưa đủ mà phải giúp học sinh đọc diễn cảm để cảm thụ được "Cái thần" của văn bản mà các yếu tố nghệ thuật là phương tiện để chuyển tải nội dung. Chính vì thế, nếu bỏ hẳn hoặc lướt qua các câu hỏi khó này thì mục tiêu chính của phân môn Tập đọc sẽ bị thiếu hụt làm hạn chế năng lực cảm thụ của học sinh đặc biệt là những học sinh có năng khiếu không được phát hiện và bồi dưỡng. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp xử lý câu hỏi khó bằng cách không đặt câu hỏi kiểm tra học sinh nhưng cần giảng bằng cách dẫn dắt chuyển ý, tóm tắt hay hướng dẫn cách đọc hoặc kết hợp dạy cách cảm thụ Văn học qua một số hình ảnh , giá trị nghệ thuật. Chẳng hạn: Với câu hỏi 3 trong bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" (TV5/ T1trang10) "Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?". Đối với câu hỏi này, tôi lồng vào phần hướng dẫn tìm hiểu giá trị nghệ thuật thông qua cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa bằng các từ láy“ thơm thơm”, “nhè nhẹ”, “hanh hao”, “mải miết” của tác giả gợi lên bức tranh làng quê rất hữu tình, thời tiết đẹp,mưa nắng thuận hòa, con người cần mẫn,siêng năng, cảnh làng quê thật ấm no và tràn đầy sức sống. nhộn nhịp, xôn xao và đẹp đẽ. Với câu hỏi 1 trong bài “Bài ca về trái đất” (TV5/T1 trang 41): Hình ảnh trái đất có gì đẹp? Sau khi học sinh nêu những hình ảnh đẹp của trái đất: Có “ Quả bóng xanh bay giữa trời xa. Bồ câu ơi cánh chim gù thương mến. Hải âu ơi cánh chim vờn sóng biển.” Tôi ngầm dạy cho các em cảm nhận được trái đất là tài sản vô giá, là cái nôi của loài người, là của chúng mình trên khắp năm châu. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh “trái đất” với “quả bóng xanh” bay giữa trời xanh cho thấy vẻ bình yên. Trái đất luôn ấm áp bởi tiếng “chim gù thương mến”. Trái đất thật nên thơ bởi “cánh hải âu” bay chập chờn “trên sóng biển”. Vậy khi đọc em cần đọc thế nào? Trong câu hỏi 1 bài “Mùa thảo quả” sách giáo khoa Tiếng việt 5 tập 1 trang 113: “ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?” Tôi thay bằng cách luyện đọc câu ngắn như: Đất thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm...đã làm cho cảnh vật được vén ra, được mở ra. , còn trong câu dài tác giả sử dụng hàng loạt các tính từ, động từ thật chính xác và tinh tế: lướt thướt bay, quyến , rải, ngọt lựng, thơm nồng, thơm đậm, ủ ấp... để làm nổi bật mùi hương thảo quả khi thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Sau đó tôi cho học sinh đọc diễn cảm các câu văn. Có như vậy học sinh mới cảm nhận được “cái thần” trong văn bản . - 4 - Khi quan sát cần ghi chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như: một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên và khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng và ghi lại. Vì thế khi dạy mỗi bài có gắn với thực tế địa phương bao giờ tôi cũng nhắc các em quan sát. Ví dụ: Khi dạy bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tôi nhắc các em hãy quan sát cụ thể cảnh làng mạc quê em vào những ngày mùa , có đồng lúa chín vàng trải rộng mênh mông. Các em sẽ thấy được niềm vui , phấn khởi nở rạng ngời trên khuôn mặt của mỗi người dân quê em. Đồng thời các em cũng thấy được cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam. Chính vì thế, khi học bài này không khí lớp sôi nổi hẳn lên và hiệu quả bài học cũng cao hơn. Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp qua sách vở bởi những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học tư tưởng của các thế hệ trước và cả của những người đương thời phần lớn được ghi lại trong sách vở. Mỗi cuốn sách có biết bao điều lợi ích và lý thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn và cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn cho các em. Do đó tôi luôn động viên các em đến thư viện của trường và sưu tầm những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập tu dưỡng để đọc. Đây chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học tốt. + Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt: Đồng thời với việc bồi dưỡng vốn sống, cần phải trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và một số kiến thức về văn học như các khái niệm về hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ. Muốn cảm thụ được văn phải có tri thức, nếu không, khi đọc văn cũng chỉ như "đàn gảy tai trâu". Do đó tôi đã cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản này trong dịphọc buổi hai cụ thể là: - Hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt (âm thanh, chữ ghi âm, dấu ghi thanh, tiếng các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần, thanh.) - Từ ngữ: Có kiến thức từ ngữ sâu rộng về các chủ đề, chủ điểm, các khái niệm từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa... - Ngữ pháp: Có kiến thức về câu, từ đó các em mới cảm nhận được cái hay , cái đẹp, cái sinh động của đoạn văn. - 6 - Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng nước non." Em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của 4 câu thơ trên như thế nào? + Với ví dụ này tôi thu được kết quả như sau. Kết quả lớp thực nghiệm: Lớp 5A Lớp TSHS Đạt CCG Hoàn thành Hoàn thành tốt TS % TS % TS % 5A 35 0 12 34,3 23 65,7 4. Kết luận Chương trình Tiếng việt ở Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Tiếng Việt góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp tri thức tiếng Việt, cấu trúc ngữ pháp, vốn từ vựng, giúp học sinh bước đầu hiểu được, cảm nhận được cái hay , cái đẹp trong từng câu văn, câu thơ Thông qua các bài Tập đọc trong chương trình Sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo các em bước đầu được đọc hiểu và cảm nhận những bài thơ, bài văn hay đồng thời mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em càng hứng thú khi thực hành viết văn, càng thêm yêu tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời năng lực cảm thụ văn học của mỗi em không hoàn toàn giống nhau. Vậy nên muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn tốt, mỗi em cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện nhiều mặt. Cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn . Chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt. Kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Chính vì muốn giúp các em phát triển khả năng viết văn được hay hơn tôi quyết định chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh lớp 5” với nguyện vọng giúp học sinh thoát khỏi nỗi lo sợ khi gặp bài văn cảm thụ và đồng thời nâng cao hiệu quả môn đọc hiểu cho học sinh. 5. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài. Từ những kết quả thu được trong việc "bồi dưỡng năng lực cảm thụ Văn học cho học sinh giỏi", tôi xin có một số kiến nghị và đề nghị như sau : a. Đối với tổ chuyên môn - 8 - MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng về dạy học cảm thụ văn học cho học sinh 1 3 tiểu học ở trường Tiểu học Bình Dương 2.Biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học cảm thụ văn 2 4 học cho học sinh lớp 5. 5 2. 1. Xây dựng hướng xử lí đối với câu hỏi khó ở phần Tập 2 đọc. 6 2. 2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. 4 7 2.3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. 6 8 3.Kết quả đạt được 6 9 4 .Kết luận 7 10 5 .Kiến nghị, đề xuất 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_luc_ca.doc