Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 5 triển khai ý thành đoạn văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 5 triển khai ý thành đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 5 triển khai ý thành đoạn văn
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Ngay từ buổi đầu tiên đến trường, học sinh đã bắt đầu làm quen với môn Tiếng Việt, bởi một lẽ Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc nghe, đọc, nói, viết và còn một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất của con người phát triển toàn diện. Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học bản thân tôi nhận thấy: trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là một phân môn tổng hợp cao nhất các kiến thức của các phân môn khác như: luyện từ và câu, tập viết, chính tả Có thể nói “Tập làm văn là đầu ra của phân môn Tiếng Việt”, qua Tập làm văn có thể đánh giá được hiệu quả các phân môn khác như: luyện từ và câu, tập viết, chính tả Đẻ có được bài tập làm văn viết hoàn chỉnh (hay nói cách khác là để có một văn bản hoàn chỉnh 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận, học sinh phải được giáo viên hướng dẫn cụ thể thông qua các chi tiết: - Tìm ý, lập dàn ý chi tiết - Trình bày miệng - Viết bài. - Trả bài (sửa chữa bài, rút kinh nghiệm). Trong quá trình giảng dạy Tập làm văn lớp 5 nói chung và kiểu bài văn tả người nói riêng, tôi thấy rằng từ khâu quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết cho đến khâu trình bày miệng – viết bài viết, học sinh phải vượt qua một nhiệm vụ rất quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng bài làm đó là việc triển khai ý đã tìm được trong dàn bài chi tiết thành đoạn văn, bài văn. Quá trình này học sinh phải vận dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp ở phân môn luyện từ và câu một cách thành thạo, linh hoạt. Việc tìm ý của bài văn học sinh không khó nhưng việc triển khai các ý thành một đoạn văn, bài văn là một vấn đề không dễ dàng đối với các em, mà sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn chưa đề cập đến vấn đề này. Đây là việc làm ở nhà của học sinh, nhưng chính học sinh lại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tìm hiểu qua sách vở, tài liệu, qua 1 * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện các giải pháp ở bài Tập làm văn tả người lớp 5B trường Tiểu học Nga An. Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số bài SL % SL % SL % SL % 30 0 0 3 10,0 12 40,0 15 50,0 Như vậy kết quả khảo sát thực trạng là rất thấp, có tới 50% học sinh bị điểm yếu, mặc dù trình độ học sinh đạt từ trung bình trở lên: ( dựa vào kết quả khảo sát ở lớp 4). Từ thực trạng trên để quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp, áp dụng vào trong thể loại văn tả người mà cụ thể: tả người, hình dáng, nết tốt B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRIỂN KHAI CÁC Ý THÀNH ĐOẠN VĂN Yêu cầu học sinh dựa vào dàn bài chi tiết đã lập được ở tiết tìm ý, ta có phần thân bài gồm hai ý lớn cần triển khai thành đoạn văn đó là: Tả hình dáng, tả nết tốt. Để triển khai hai ý này thành đoạn văn giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau: 1. Tìm từ, chọn từ để thực hiện cho việc đặt câu. 2. Cách chọn câu văn tả khác câu văn kể. 3. Phương pháp liên kết câu trong đoạn văn sao cho hợp lý, lô gíc, chặt chẽ. 4. Lưu ý cách dùng dấu câu trong đoạn văn. II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRIỂN KHAI CÁC Ý THÀNH ĐOẠN VĂN 3 + Chẳng hạn chỉ đặc điểm nội tâm: hiền, hiền lành, hiền từ, hiền hậu, đôn hậu, cởi mở, thẳng thắn, buồn vui + Chẳng hạn chỉ đặc điểm trí tuệ: sáng suốt, sáng dạ, sáng ý, hoạt bát, khôn ngoan, thông minh, hóm hỉnh Trong số những từ ngữ trên các em đọc, suy nghĩ và chọn cho mình những từ phù hợp với đối tượng tả để phục vụ cho việc đặt câu. Bên cạnh đó giáo viên còn hướng dẫn học sinh tìm từ bằng cách gợi ý theo các câu hỏi cho học sinh trả lời như sau: * Em hãy tìm từ đơn, từ ghép chỉ tên các bộ phận cơ thể người cần được miêu tả? + Học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng và gợi ý thêm khi cần thiết. + Những danh từ đó là từ đơn hoặc từ ghép như sau: vóc người, dáng, tác phong, khuôn mặt, đôi môi, miệng, nước da, tay, chân, mũi, - Em hãy tìm các từ ngữ (đơn, ghép, láy) mô tả dáng dấp của người (cao, thấp, lùn, gầy, béo, đẫy đà, phục phịch, dong dỏng, tầm thước, cân đối, mập mạp, mảnh mai, mảnh dẻ, thon thả) - Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm các từ ngữ có tác dụng gợi tả đặt dau các danh từ chỉ tên bộ phận cơ thể để tăng sức gợi tả nêu bật được đặc điểm riêng của người được tả theo bảng sau: Danh từ Từ ngữ có tác dụng gợi tả đặt câu sau danh từ Vóc người Tầm thước, cân đối, khỏe mạnh Dáng Dong dỏng, thanh thanh, cao khoảng Tác phong Nhanh nhẹn, hoạt bát, nhẹ nhàng, chững chạc Ăn mặc Gọn gàng, giản dị, hay mặc bộ quần áo, đi dép Màu tóc Đen láy, mượt mà, như làn mây, cắt gọn, như nhung Khuôn mặt Trái xoan, tròn trĩnh, bầu bĩnh, vuông chữ điền Đôi mắt Sáng long lanh, tròn xoe, đen láy, bồ câu, đượm vẻ buồn, mở to dưới đôi mi cong và dài 5 Hay: “Mái tóc của bạn đen nhành, mượt mà, mềm mại như nhung” Về mặt ngữ pháp câu văn kể chỉ có hai bộ phận chính: Mái tóc đen, dài. CN VN VN Nhưng câu văn tả các thành phần phụ của câu được mở rộng thêm: “mái tóc của bạn như gỗ mun, óng ả, mềm mại, lúc nào cũng được kẹp gọn gàng trong chiếc găm hoa màu tím”. Như vậy để câu văn tả hay ta phải mở rộng thêm các thành phần chính hoặc phụ của câu văn kể đó là thêm thành phần định ngữ, trạng ngữ, cho hợp lý vào các thành phần nòng cốt của câu để tăng sức gợi tả, gợi cảm xúc. * Giáo viên có thể cho học sinh thực hành viết câu văn tả dựa vào câu kể đã cho sẵn để so sánh và nắm chắc đặc điểm khác nhau của nó, từ đó vận dụng vào quá trình thực hành viết bài tốt hơn. Câu văn kể Câu văn tả Tả về bạn Nước da của bạn rất Bạn có một làn da trắng trẻo, mịn màng, lúc nào cũng trắng hồng hào tô thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt trái xoan,... Bạn có đôi mắt đen Đôi mắt của bạn đen lay láy, sáng long lanh, từ đôi mắt đó tỏa ra tia sáng dịu hiền. Hoặc lấy ví dụ về câu tả người bà của Mắc xim Goocki viết trong bài “Bà tôi” Lưng bà tôi đã còng Tuy lưng hơi còng nhưng bà tôi đi lại vẫn nahn nhẹn. Khuôn mặt bà tôi vẫn Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, tươi trẻ khuôn mặt bà tôi hình như vẫn tươi trẻ Tóm lại: Để có câu văn tả giàu hình ảnh, gợi cảm xúc cần phải mở rộng các thành phần của câu. 3. Hướng dẫn học sinh cách liên kết câu trong các đoạn văn. 7 thích. Bằng sự hiểu biết của mình giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu văn trình tự miêu tả theo cách cảm nhận của mình sao cho hợp lý. 4. Hướng dẫn học sinh cách dùng dấu câu trong đoạn văn Để câu văn rõ ý, mạch lạc, làm cho đoạn văn đạt yêu cầu về nội dung lẫn hình thức cần phải dùng dấu câu đúng chỗ, hợp lý, vì nếu không sử dụng câu đúng vị trí ngữ pháp sẽ làm cho người đọc hiểu sai ý của câu hoặc làm cho câu văn, đoạn văn mất giá trị về nội dung biểu đạt. Vậy dùng dấu câu thế nào cho thích hợp giáo viên cần phân tích cho học sinh: trong đoạn văn tả thường chỉ dùng dấu chấm, dấu phẩy. Dấu chấm là dấu hiệu kết thúc một ý trọn vẹn, vậy khi diễn tả hết một ý cần phải dùng dấu chấm. Trong một đoạn văn tả hình dáng hoặc tính tình sẽ có những câu văn dài và yêu cầu về mặt đặt câu để miêu tả cần phải mở rộng các thành phần trong câu, những câu văn dù dài vẫn phải có giới hạn, tức là phải có dấu chấm để kết thúc một ý, không thể có những câu văn kéo dài hàng nửa trang giấy hoặc cả đoạn văn, bài văn. Về yêu cầu này giáo viên cần đặc biệt lưu ý một số em bởi những em đó viết bài văn không bao giờ chấm câu. Dấu phẩy thường được đặt ở giữa câu để tách các bộ phận trong câu như đặt giữa các thành phần phụ và thành phần chính của câu, đặt giữa các bộ phận song song trong câu hoặc giữa các vế của câu ghép. a. Nếu trong đoạn văn tả người, khi phải tả hoạt động hoặc trích dẫn lời đối thoại của người được tả với người khác (vì các lời đối thoại có tác dụng bộc lộ được nội tâm, tính cách của người được tả) thì phải dùng dấu hai chấm(:), dấu gạch ngang (-), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm cảm (!), dấu ngoặc kép (“ ”)cho phù hợp. Ví dụ: Một đoạn sau đây trích cuộc đối thoại giữa cô giáo (người được tả) với học sinh trong giờ học cần phải sử dụng linh hoạt nhiều dấu chấm câu, qua đó hiểu được tâm trạng, tính cách của một cô giáo hiền lành, tế nhị, khéo léo trong cách cư xử với học sinh nhưng cũng thật nghiêm khắc. “Một hôm, cả lớp đang im lặng nghe cô giáo giảng bài, bất chợt có tiếng xì xào từ cuối lớp học – Có hai bạn đang nói chuyện riêng. Cô giáo vẫn tiếp tục 9 xác, vốn từ được sử dụng một cách phong phú hơn, câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm, mô tả chính xác và lưu loát hơn. * Kết quả khảo sau khi thực hiện các giải pháp ỏ bài Tập làm văn tả người lớp 5B trường Tiểu học Nga An như sau: Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số bài SL % SL % SL % SL % 30 3 10,0 12 40,0 12 40,0 3 10,0 II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Sau khi thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên trong bài tập làm văn tả người tôi mạnh dạn đề nghị: - Giáo viên cần đầu tư, đào sâu suy nghĩ, chịu khó tìm tòi những phương pháp thích hợp nhất với từng kiểu bài dạy để kích thich sự tìm tòi suy nghĩ của học sinh. - Cung cấp cho học sinh một vốn từ và cách viết câu, để các em có vốn từ ngữ phong phú trong việc đặt câu, triển khai ý thành đoạn văn. - Củng cố cho học sinh một số kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp cần thiết phải vận dụng vào bất kỳ bài văn nào, đó là câu viết đúng nhữ pháp, sắp xếp câu văn hợp lý, lô gíc, chặt chẽ về ý, cách dùng dấu câu, cách mở rộng các thành phần phụ của câu. - Phân loại đối tượng học sinh để có cách hướng dẫn, kèm cặp hợp lý - Giáo viên cần phải có tính kiên trì, củng cố thường xuyên phương pháp mới đạt được kết quả như mong muốn. * Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng ngiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nga An, ngày 19 tháng 4 năm 2008 NGƯỜI THỰC HIỆN Mai Thị Nguyệt 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_t.doc